Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Xây Dựng Số

Một phần của tài liệu Một số nhận xét và kiến nghị hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 57)

Dựng Số 2 Thăng Long.

3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở năng lực có điều kiện thực tế của Công ty, dự kiến khả năng thực hiện trong thời gian tới để có định hướng cho sản xuất

và kinh doanh kịp thời. Chủ động mua nguyên vật liệu để có chất lượng ổn định sản xuất.

- Công ty nên xây dựng “Sổ danh điểm vật tư” để khi cần loại nguyên vật liệu nào thì có thể dễ dàng, nhanh chóng tìm được.

SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ

Ký hiệu

Nhóm Danh điểm

- Dự trữ nguyên vật liệu là rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, do vậy, kế toán trưởng cần tiến hành phân tích thờm cỏc chỉ tiêu về dự trữ nguyên vật liệu nhằm cung cấp cho Ban giám đốc những thông tin đầy đủ hơn về tình hình nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

Kế toán trưởng có thể sử dụng chỉ tiêu dùng vật tư cho sản xuất 1 ngày đêm:

m = M

T

Trong đó:

m: Là mức tiêu dùng vật tư cho sản xuất trong 1 ngày đêm

M: Dự trữ tuyệt đối: là khối lượng của từng loại nguyên vật liệu chủ yếu, biểu hiện bằng các đơn vị hiện vật như tấn, kg.

T: Dự trữ tương đối: được tính bằng số ngày dự trữ. Đại lượng này chỉ cho thấy số lượng nguyên vật liệu dự trữ đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày.

Phương pháp phân tích: So sánh số lượng nguyên vật liệu thực tế đang dự trữ theo từng loại với số lượng vật tư cần dự trữ. Cao quá hoặc thấp quá đều là không tốt. Nếu dự trữ quá cao sẽ gây ứ đọng vốn. Do vậy cần có biện pháp giảm mức dự trữ tới

mức cần thiết. Nếu mức dự trữ quá thấp thỡ khụng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Vì thế mục tiêu dự trữ nguyên vật liệu phải được kết hợp hài hoà: vừa đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đều đặn, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn.

3.2.2 Hoàn thiện tài khoản sử dụng và phương pháp tớnh giỏ phương pháp kế toán

- Đối với danh mục tài khoản NVL, Công ty nên mở thêm TK cấp 3 để theo dõi chi tiết từng loại NVL. Điều này giúp tạo thuận lợi trong việc xây dựng định mức và thực hiện định mức NVL.

Ví dụ: TK 152 có 4 TK cấp 2 trong đó:

TK 1521 – Nguyên vật liệu chính có thể chi tiết thành các TK cấp 3: TK 15211 – NVL chớnh –Thộp TK 15212 – NVL chính – Xi Măng TK 15213 – NVL chính –Gạch TK 15218 – NVL chớnh khỏc TK 1522 – NVL phụ có thể chi tiết thành các TK cấp 3 TK 15221 – Chất chống thấm TK 15222 – Bột màu TK 15223 –Sơn TK 15228 – Vật liệu khác

TK 1523 – Nhiên liệu có thể chi tiết thành các TK cấp 3 sau: TK 15231 – Dầu diezel

TK 15232 – Dầu DP 14 TK 15238 – Nhiên liệu khác

TK 1528 – Vật liệu khác không cần chi tiết thành các TK cấp 3 do trị giá của các loại NVL này nhỏ.

- Tớnh giá NVL xuất kho theo giá hạch toán

Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá xuất kho nguyên vật liệu. Theo phương pháp này, cuối tháng kế toán

căn cứ vào số lượng, giá trị vật liệu tồn đầu tháng và những lần nhập trong tháng để tính ra đơn giá bình quân thực tế của vật liệu xuất kho. Phương pháp này mặc dù đơn giản, dễ làm nhưng công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng tới công tác quyết toán nói chung và tập hợp chi phí sản xuất nói riêng. Đồng thời công việc hạch toán chi phí NVL xuất kho sẽ bị dồn vào cuối tháng. Với chủng loại và số lượng vật liệu sử dụng cho sản xuất của công ty là tương đối nhiều, để cho việc ghi sổ và cung cấp thông tin kế toán quản trị về chi phí, giá thành được kịp thời, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép vào cuối thỏng, thỡ Công ty nên sử dụng phương pháp giá hạch toán để tính giá xuất kho vật liệu. Giá hạch toán có thể là giá bình quân cuối kỳ trước nếu với loại NVL có giá thường xuyên biến động còn với những loại NVL có giá ổn định thì chỉ cần dùng mức giá hạch toán cố định cho cả năm tài chính.

Nếu sử dụng đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ thì khi trong phiếu xuất kho cột đơn giá và thành tiền sẽ không ghi mà để cuối kỳ tổng hợp. Còn nếu dựng giỏ hạch toán thì có thể tính được luôn thành tiền.

Cuối thỏng, trờn cơ sở số liệu từ các sổ như: Sổ chi tiết tài khoản 152, bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu, kế toán xác định hệ số giá của vật liệu và tính số chênh lệch giá trị vật liệu xuất kho giữa giá thực tế và giá hạch toán. Phần chênh lệch này sẽ được hạch toán tăng hoặc giảm trên TK 152, TK 621, TK 627…Hệ số giá có thể được tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của công ty. Dưới đây là công thức tính trị giá vật liệu thực tế xuất dùng trong kỳ khi sử dụng giá hạch toán: Trị giá vật liệu xuất dùng Trị giá hạch toán NVL Hệ số giá = x Trị giá hạch toán vật liệu Số lượng vật liệu xuất kho

Đơn giá hạch toán

Đối với vật liệu tồn kho cuối tháng, kế toán sẽ tính theo cách sau

Giá trị vật liệu = Giá trị vật liệu + Giá trị vật liệu - Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ

- Về việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho

Giá nguyên vật liệu trên thị trường thường xuyên biến động thất thường, chi phí vật liệu trên thị trường thường xuyên biến động thất thường, chi phí vật liệu lớn nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá trị vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Vì vậy Công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu để bù đắp chi phí nguyên vật liệu tăng đột ngột do gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong kỳ.

Giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm, giá thành sản phẩm hoàn thành cũng có xu hướng giảm thì nhất thiết phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu nói riêng và hàng tồn kho.

Việc lập dự phòng phải dựa trên nguyên tắc: chỉ lập dự phòng cho những loại vật liệu tồn kho, tại thời điểm báo cáo tài chính, có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi sổ.

Mức dự phòng cần lập

cho năm tới =

Số vật liệu tồn

kho cuối niên độ x

Mức giảm giá vật liệu

Trong đó

Mức giảm giá vật liệu

= Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trên thị trường

3.2.3 Hoàn thiện chứng từ và luân chuyển chứng từ

Hệ số giá

Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá hạch toán của NVL tồn đầu và nhập trong kỳ

Sau khi có sự thông báo của phòng vật tư, kế toán theo dõi vật tư nên làm thủ tục nhập và xuất phế liệu thu hồi để làm căn cứ chứng từ ghi chép ban đầu đưa vào hạch toán giảm chi phí giá thành sản phẩm. Khi làm xong thủ tục nhập, xuất kế toán nhập số liệu vào máy tính để máy tính tự động định khoản.

Phiếu nhập kho phế liệu được viết thành 2 liên: + 1 liên lưu lại nơi viết

+ 1 liên giao cho thủ kho giữ khi phế liệu đã nhập kho, định kỳ thủ kho giao cho kế toán nguyên vật liệu để vào sổ chi tiết.

Mẫu phiếu nhập kho phế liệu như sau:

Phiếu nhập kho phế liệu

Ngày tháng năm

Số:

Số: 12 Họ và tên người giao hàng

Nhập tại kho:

STT Tên phế liệu Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cộng

Việc viết phiếu nhập kho phế liệu cũng tránh được thất thoát NVL, đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí sản xuất. Các phế liệu nhập kho có thể được sử dụng vào mục đích khác hoặc đem bán phế liệu.

3.2.4 Hoàn thiện sổ kế toán chi tiết

Hiện nay, Công ty Cổ phần Xây Dựng Số 2 Thăng Long đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Phương pháp

này tuy đơn giản, dễ làm song công việc ghi chép nhiều, trùng lặp và tốn nhiều công sức.

Do đặc điểm vật liệu của Công ty là xây dựng những công trình lớn vì vậy cần đa dạng về chủng loại NVL, khối lượng nhiều nhưng hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song chỉ phù hợp với các doanh nghiệp cú ớt chủng loại vật liệu, biến động ít... vì vậy theo em Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song là chưa phù hợp. Trong điều kiện hiện nay, công ty nờn ỏp phương pháp sổ số dư trong việc hạch toán chi tiết về NVL. Ưu điểm của phương pháp này là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc ghi chép của thủ kho với việc hạch toán nghiệp vụ của kế toán vật liệu.

Theo phương pháp sổ số dư, ở kho chỉ hạch toán về số lượng còn phòng kế toán chỉ hạch toán về giá trị nguyên vật liệu. Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện theo các bước sau:

Tại kho : Giống như phương pháp thẻ song song, tại kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL về mặt số lượng. Ngoài ra, cuối tháng thủ kho phải ghi số lượng tồn kho vào sổ số dư.

Tại phòng kế toán: Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất vật liệu, kế toán lập bảng kê nhập, bảng kê xuất vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất vật liệu hàng ngày. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất vật liệu, kế toán lập các bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn. Đây là căn cứ lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu giá trị của từng nhóm, từng loại vật liệu.

3.2.5 Hoàn thiện sổ kế toán tổng hợp

Hiện nay, Công ty Cổ phần Cổ Phần Xây Dựng Số 2 Thăng Long áp dụng hình thức Nhật ký chung là phù hợp thực tế. Phương pháp này đơn giản, phù hợp với nhiều loại hình Công ty. Công ty đã áp dụng các mẫu sổ tổng hợp đúng quy định của Bộ tài chính. Tuy vậy để việc ghi chép được dễ dàng hơn ko bị dồn vào cuối thỏng thỡ Công ty nên áp dụng giá hạch toán trong việc tính giá xuất NVL. Do vậy trong các sổ thì cần thêm cột giá hạch toán. Việc sử dụng giá hạch toán sẽ giúp cho công việc kế toán tổng hợp không phải dồn vào cuối tháng như tính giá xuất vật liệu, tập hợp chi phớ…

3.2.6 Hoàn thiện báo cáo kế toán liên quan đến NVL

- Cùng với việc quản lý nguyên vật liệu, công ty nên tiến hành phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành của từng sản phẩm. Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp có sản phẩm cùng loại thì chất lượng cũng như giá thành đều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình hình thành giá thành sản phẩm, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu thì công ty cần phải phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và biện pháp chủ yếu là giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành. Muốn làm được điều đó, thì hàng tháng công ty cần tiến hành phân tích chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá thành của từng loại sản phẩm để cựng cụng suất… để so sánh chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm của tháng này so với tháng trước tăng hay giảm sự biến động tăng giảm này do ảnh hưởng bởi những nhân tố như: mức tiêu hao nguyên vật liệu bình quân, đơn giá vật liệu thay đổi , qua đó, công ty mới đánh giá và đưa ra biện pháp nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành nâng cao hiệu quả sử dụng NVL.

KẾT LUẬN

Từ thực tế vai trò quan trọng của hạch toán kế toán cho thấy nó không chỉ giúp cho nhà nước, các doanh nghiệp theo dõi tổng hợp số liệu qua đó đỏnh giá sự phát triển của từng nghành kinh tế cụ thể cũng như sự phá triển của nền kinh tế quốc dân nhờ đó mà nhà nước cũng như các doanh nghiệp cú cỏc chính sách quyết định về kinh tế phù hợp với sự phát triển của nhà nước cũng như các doanh nghiệp.

Một công ty muốn phát triển, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thi đòi hỏi s phải có bộ máy quản lý hoàn chỉnh với đội ngũ cán bộ cú trình độ cao năng lực giỏi có bề dày kinh nghiệm để điều hành quản lý. Đặc biệt là phải có những phương pháp hạch toán kế toán sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty mỡnh. Cú như vậy mơi tránh khỏi thất thoát và kinh doanh có hiệu quả.

Việc tổ chức bộ máy kế toán trong công ty có thể thực hiện theo các mô hình khác nhau phù hợp với loại hình tổ chức công tác kế toán mà công ty đã lựa chọn.

Trong thời gian thực tập vừa qua đó giỳp em tìm hiểu về bộ máy kế toán của Công ty và đặc biệt là tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại đây. Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên do thời gian thực tập không dài và sự giới hạn về kiến thức, vì vậy bài viết của em vẫn còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy và cỏc cụ chỳ, anh chị tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Số 2 Thăng Long để bài viết của em thêm hoàn thiện.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS.Phạm Thị Bích Chi ban lãnh đạo Công ty cùng với cỏc cụ chỳ, anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ Tài chớnh.2006.Quyết định Số: 15/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp

- Các thông tin tài liệu của phòng tổ chức Công ty Cổ phần Xây Dựng Số 2 Thăng Long.

- Sổ kế toán và các bảng biểu của phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Số 2 Thăng Long..

- Trang web “webketoan.com.”

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày….. tháng ….. năm 2011

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày….. thỏng….. năm 2011

Một phần của tài liệu Một số nhận xét và kiến nghị hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w