Về di chuyển doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 15 một số ý kiến hoàn thiện luật doanh nghiệp 2005 (Trang 26)

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền di chuyển từ địa

bàn tỉnh, thành phố này sang địa bàn tỉnh, thành phố khác. Song, trình tự, thủ tục di chuyển như thế nào chưa có một văn bản nào hướng dẫn. Đặc biệt là khi di chuyển, pháp nhân đã thành lập ở địa bàn cũ vẫn tồn tại nhưng trước khi di chuyển vẫn phải quyết toán thuế mà không được tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thuế ở địa điểm mới.

Đó là điều vô lý dẫn đến không ít trường hợp thành lập mới một doanh nghiệp ở địa bàn mới, doanh nghiệp cũ vẫn để tồn tại chờ quyết toán thuế và giải thể. Khi đó hàng loạt khó khăn nảy sinh như: việc chuyển tài sản từ doanh nghiệp ở địa bàn cũ sang địa bàn mới; việc sử dụng thương hiệu; việc tiếp tục thực hiện những hợp đồng mua, bán đã ký.v.v…

Về giải thể doanh nghiệp

Những năm vừa qua, việc thành lập doanh nghiệp đã được cải tiến rất nhiều. Song, việc giải thể doanh nghiệp lại khó hơn việc thành lập doanh nghiệp gấp nhiều lần.

Thời gian để rút khỏi thương trường thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng, thậm chí đến cả năm. Lý do cơ bản là khi giải thể doanh nghiệp phải xuất trình văn bản “đã hoàn thành nghĩa vụ thuế”. Song, để có được văn bản này, phải tiến hành quyết toán thuế. Vì những lý do khách nhau, việc quyết toán thuế đối với doanh nghiệp giải thể thường bị chậm.

Do đó, xin đề nghị: Có hướng dẫn chi tiết hơn về trình tự, thủ tục của việc giải thể doanh nghiệp, trong đó, phải quy định thời hạn của việc quyết toán thuế cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn, phải có một quy định “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được công văn đề nghị quyết toán thuế phục vụ việc giải thể, cơ quan thuế có trách nhiệm quyết toán và xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp. Quá thời hạn trên, doanh nghiệp được coi như đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và được thực hiện các thủ tục giải thể”.

KẾT LUẬN

Bình luận về việc hai bộ luật mới của Việt Nam là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, mới được Quốc hội thông qua và sẽ bắt đầu đi vào thực hiện từ tháng 7 năm nay, Mạng phân tích thông tin Oxford Analytika (OA) nhận định 2 bộ luật mới này sẽ góp phần thúc đẩy các nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

OA cho rằng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới sẽ tạo nền tảng cho cơ chế mới chi phối các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Việc hai bộ luật mới được sửa đổi này đi vào hoạt động sẽ đánh dấu một bước tiến to lớn, góp phần tạo ra sự đối xử bình đẳng giữa các công ty trong nước và nước ngoài ở Việt Nam.

OA nhận xét Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã góp phần cải thiện đáng kể môi trường làm ăn của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt đã giảm bớt những rào cản về luật pháp đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang mong muốn làm ăn với Việt Nam.

Nhờ có những sửa đổi trong Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong vòng 5 năm qua, trong đó có những doanh nghiệp hoàn toàn mới và số khác trước kia từng là những doanh nghiệp hoạt động không chính thức hoặc các hộ cá thể..

Tuy nhiên, trong quá trình thi hành pháp luât, Luật doanh nghiệp vẫn còn một số vấn đề vướng mắc cần giải quyết, việc hoàn thiện Luật doanh nghiệp là vấn đề cấp bách cần giải quyết trong thời gian tới để pháp luật Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của thế giới, đảm đảm việc hòa nhập vào thị trường chung thế giới trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Văn bản pháp luật I. Văn bản pháp luật

1. Luật doanh nghiệp năm 1999

2. Luật doanh nghiệp năm 2005

3. Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003

4. Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu 15 một số ý kiến hoàn thiện luật doanh nghiệp 2005 (Trang 26)