Phương pháp truyền thông

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo bộ giao tiếp giữa máy tính và mô hình hệ thống đánh lửa điện tử bằng ECU (Trang 67)

a. Phương pháp truyền dữ liệu lên máy tính (tầng dưới)

Tất cả các dữ liệu (tốc độ động cơ, tín hiệu xung G, NE, IGT) được vi điều khiển truyền thông lên máy tính thông qua phần mềm CODEVISION.

Tùy vào từng loại tín hiệu mà có ta cách thức gởi dữ liệu khác nhau. Với tín hiệu tốc độ động cơ, một gói dữ liệu gởi lên máy tính bao gồm 2 phần: 1 nội dung địa chỉ và một nội dung dữ liệu. Nội dung địa chỉ sẽ cho phép máy tính xác định được địa chỉ của dữ liệu cần gởi từ vi điều khiển. Nội dung dữ liệu sẽ cho phép máy tính xác định nội dung của dữ liệu cần gởi từ vi điều khiển.

Tuy nhiên với tín hiệu điện áp từ cảm biến G và NE thì gói dữ liệu gởi lên máy tính chỉ có 1 phần là nội dung dữ liệu.

Một gói dữ liệu hay frame bao gồm:

St là bit Start, luôn luôn ở mức thấp (giá trị logic là 0). Start là bit đầu tiên được truyền trong một Frame truyền, bít này có chức năng báo cho thiết bị nhận biết rằng có một gói dữ liệu sắp được truyền tới.

(n) là bit data từ 0 ÷8 bit. Data là thông tin chính mà chúng ta cần gởi

P là bit parity. Bit này dùng để kiểm tra dữ liệu truyền đúng không (một cách tương đối).

Sp là bit Stop, luôn luôn ở mức cao (giá trị logic là 1). Stop là bit báo cho thiết bị nhận rằng một gói dữ liệu đã được gởi xong. Sau khi nhận được bit Stop, thiết bị nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung truyền để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.

Định dạng Frame dữ liệu khi khảo sát mô hình hệ thống đánh lửa là 10bit: gồm 1 bit Start, 1 bit Stop, 8 bit dữ liệu, không có bit Parity.

Hình 3.22: Định dạng Frame dữ liệu khi khảo sát mô hình

Tốc độ truyền trong chuẩn RS232 gồm nhiều mức : 110, 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600, 14400, 19200, 38400, 56000, 57600, 115200 . Ở đây trong phần khảo sát mô hình chọn tốc độ truyền là 57600 bit/s .

b. Phương pháp hiển thị trên máy tính (tầng trên)

Việc hiển thị, khảo sát các kết quả nhận được từ vi điều khiển được thực hiện thông qua phần mềm Visual Basic.

Giao diện gồm 4 phần chính: Phần khởi động, phần khảo sát các nút nối đánh lỗi, phần khảo sát các tín hiệu, phần hiển thị tốc độ động cơ và xung từ các cảm biến.

Phần khởi động bao gồm nút START và STOP. Khi ấn vào nút START, hệ thống bắt đầu khởi động, khi ấn vào nút STOP hệ thống ngừng hoạt động. Nút START và STOP có tác dụng như công tắc khóa trên mô hình.

Phần các nút nối đánh lỗi gồm 9 chân trong ECU: BATT, B1, B+, IGT, IGF, G1, G--, NE, E1. Khi ta ấn vào một trong 9 nút trên máy tính thì các nút này tương ứng với các nút đánh lỗi trên mô hình.

Phần khảo sát các tín hiệu gồm tín hiệu tốc độ động cơ, tín hiệu xung NE, tín hiệu xung G, tín hiệu xung IGT. Khi ta ấn vào một trong 4 nút này, tín hiệu tương ứng với nút lệnh sẽ được hiển thị trên phần đồ thị.

Phần hiển thị gồm 2 đồ thị: đồ thị thứ nhất dùng để đo tốc độ động cơ, đồ thị thứ 2 dùng để vẽ các tín hiệu xung.

CHƯƠNG 4

THỰC NGHIỆM – PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo bộ giao tiếp giữa máy tính và mô hình hệ thống đánh lửa điện tử bằng ECU (Trang 67)