LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI I.Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo án Môn Đạo đức lớp 4 (Trang 30 - 32)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI I.Mục tiêu:

I.Mục tiêu:

Học xong bài này, HS có khả năng: -Hiểu:

+Thế nào là lịch sự với mọi người. +Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.

-Biết cư xử lịch sự với những người chung quanh -Có thái độ:

+Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.

+Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.

II.Đồ dùng dạy học:

-SGK đạo đức 4

-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.

-Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

III.Hoạt động trên lớp:

Tiết 1

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Ổn định: 2.KTBC:

-GV nêu yêu cầu kiểm tra:

+Nhắc lại phần ghi nhớ của bài “Kính trọng, biết ơn

người lao động”

+Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về người lao động.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: “Lịch sự với mọi người”

b.Nội dung:

Hoạt động 1: Thảo luận lớp: “Chuyện ở tiệm may” (SGK/31- 32)

-GV nêu yêu cầu: Các nhóm HS đọc truyện (hoặc xem tiểu phẩm dựa theo nội dung câu chuyện) rồi thảo luận theo câu hỏi 1, 2- SGK/32.

+Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện?

+Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?

-GV kết luận:

+Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may

+Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch

-Một số HS thực hiện yêu cầu. -HS nhận xét, bổ sung.

-HS lắng nghe.

-Các nhóm HS làm việc.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe.

sự.

+Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/32)

-GV chia 5 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.

Những hành vi, việc làm nào sau là đúng? Vì sao? Nhóm 1 :

b. Trung nhường ghế trên ôtô buýt cho một phụ nữ mang bầu.

Nhóm 2 :

c. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.

Nhóm 3 :

d. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy.

Nhóm 4 :

đ. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga. -GV kết luận:

+Các hành vi, việc làm b, d là đúng. +Các hành vi, việc làm, c, đ là sai.

 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/33) -GV chia 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi …

-GV kết luận:

Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:

Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy …

Biết lắng nghe khi người khác đang nói. Chào hỏi khi gặp gỡ.

Cảm ơn khi được giúp đỡ.

Xin lỗi khi làm phiền người khác.

Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, Không vừa nhai, vừa nói.

4.Củng cố - Dặn dò:

-Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.

-Về nhà chuẩn bị bài tiết sau.

-Các nhóm HS thảo luận.

-Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-Các nhóm thảo luận.

-Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-HS lắng nghe.

-HS cả lớp thực hiện.

Tiết 2

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/33) -GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 2.

Trong những ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào? a. Chỉ cần lịch sự với ngưòi lớn tuổi.

b. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã. c. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.

d. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già- trẻ, nam- nữ.

đ. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết. -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. -GV kết luận:

+Các ý kiến c, d là đúng. +Các ý kiến a, b, đ là sai.

Hoạt động 2: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/33)

-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai tình huống a, bài tập 4.

 Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh. Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?

-GV nhận xét chung. Kết luận chung :

-GV đọc câu ca dao sau và giải thích ý nghĩa: Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

4.Củng cố - Dặn dò:

-Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.

-Về xem lại bài và áp dụng những gì đã học vào thực tế.

-Chuẩn bị bài tiết sau.

-HS biểu lộ thái độ theo cách quy ước ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3.

-HS giải thích sự lựa chọn của mình. -Cả lớp lắng nghe.

-Các nhóm HS chuẩn bị cho đóng vai.

-Một nhóm HS lên đóng vai; Các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác.

-Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.

-HS lắng nghe.

-HS cả lớp thực hiện.

Một phần của tài liệu Giáo án Môn Đạo đức lớp 4 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w