a. Chính sách thuế quan.
Tháng 12/1946, trong bức thư gửi Liên Hợp Quốc, Hồ Chí Minh có nói ” Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tư bản nước ngoài đầu tư vào công nghệ; sẵn sàng mở rộng đường sá, sân bay cho quốc tế; Việt Nam sẵn sàng gia nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế”. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế với phương châm "đa dạng hóa, đa phương hóa”. Trong những năm qua, chính sách thương mại của Việt Nam đã từng bước được đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nhà nước.với mốc son la đại hội VI của Đảng năm 1986. Nền kinh tế Việt Nam bước sang một thời kì phát triển mới. Với phương châm ” việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất c ả các
quốc gia trên thế giới”. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đó là những tồn tại trong chính sách thuế. Trong thời kì sau khi xóa bỏ bao cấp, chính sách thuế xuất nhập khẩu vẫn mang nặng tính bảo hộ hàng hóa trong nước. Điều này là dễ hiểu vì nền kinh tế lúc bấy giờ còn nhỏ yếu, lạc hậu, thiếu sức cạnh tranh.
Chính vì vậy trong giai đoạn này kim ngạch xuất nhập khẩu còn thấp chủ yếu tập trung xất khẩu và nhập khẩu ở một số nước bạn hàng cũ như Liên Xô và các nước Đông âu. Kim ngạch xuất nhạp khẩu trong giai đoạn này thấp.
Trong những năm sau đó, chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đã từng bước được đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hôi.
Sau khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA) và chuẩn bị gia nhập WTO, việc cơ cấu lại một cách căn bản hệ thống thuế quan đã được tiến hành từ đầu năm 1999 ( theo quyết định 1983 của Bộ tài chính, ban hành 11-12- 1998). Theo cơ cấu thuế quan mới thì biểu thuế xuất nhạp khẩu nước ta bao gồm 2 loại thuế hai loại thuế là thuế xuất ưu đãi và thuế xuất phổ thông. Một là, thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu từ các nước thành viên Hiệp hội thương mại tự do ASEAN ( thuế suất ưu đãi có hiệu lực chung, CEPT). Hai là, thuế suất áp dụng cho những nước mà Việt Nam được hưởng qui chế tối huệ quốc ( Liên minh châu âu, Nhật Bản, Mỹ.hầu hết các nước châu á ngoài Asean, New Zeland, Australia). Ba là, thuế xuất thông thường được áp dụng cho các loại hàng hóa nói chung không phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hóa nước nào.
Để khuyến khích xuất nhập khẩu, đặc biệt đói với việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, chính sách thuế xuất nhập khẩu còn qui định các trường hợp được miễn giảm và hoàn lại thuế. Trong những năm qua, đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu thuế quan. Thuế suất trung bình ( không gia quyền) đã tăng từ 12.8% năm 1995 lên 15,7% vào năm 2003
b. Các chính sách phi thuế và ngoại hối.
Các chính sách phi thuế đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát xuất nhập khẩu. Để hỗ trọ trong việc kiểm soát nhập khẩu qua thuế, chính phủ đã áp dụng một số biện pháp như phân bổ hạn ngạch nhập khẩu một số chủng loại hàng hóa cho các đơn vị được chỉ định làm đầu mối như xăng dầu, phân bón...
Hạn chế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước sản xuất được. Để kiểm soát được nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng chính phủ đã qui định danh mục mặt hàng này, giảm phần trăm thuế.
Chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước đã tập trung vào quản lý những nguồn ngoại tệ cho yêu cầu nhập khẩu phục vụ cho cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát mặt hàng tiêu dùng, ổn định thị trường ngoại tệ trong nước. Đã hình thành được một chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với sức mua của đồng tiền Việt Nam, vừa khuyến khích xuất khẩu có lợi.
Chính phủ đã có nhiều chính sách để giảm nhập siêu trong đó biện pháp cơ bản là sản xuất thay thế nhập khẩu, gia tăng xuất khẩu. Đẩy manh xuất khẩu, gia tăng thị phần và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có tác dụng tích cực đối với sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và của nền kinh tế trong nước trên con đường hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới
Hiện nay chính phủ Việt Nam đang kết hợp một các khá hợp lý chính sách tự do hóa thương mại với việc đưa ra những chính sách bảo hộ thương mại. Nhằm cho phép sự cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tran của các nhà sản xuất trong nước đồng thời không bóp chết hay làm ảnh hưởng quá nhiều đến các doanh nghiệp đó.