không bao giờ trở lại
Trong Những quả táo Antonov, hình ảnh khu vườn được xây dựng như là hình ảnh tượng trưng của nước Nga. Ở đó chúng ta thấy nổi bật lên hương thơm khác thường của táo Antonov tỏa khắp vườn tược, làng quê. Hương vị ngọt ngào của hồi ức đã trở thành sợi chỉ tinh tế kết nối toàn bộ truyện ngắn thành một chỉnh thể. Đó là mô típ chính, độc đáo của tác phẩm. Nó tạo thành một mạch liên kết chặt chẽ giữa các chương truyện. Chính vì thế, ở đầu chương bốn, khi nhà văn viết: “trong trang trại của các điền chủ nay đã không còn mùi thơm của táo Antonov nữa
Đặng Thu Hương. Các mô hình tượng trưng trong văn xuôi I.Bunin
--- 40
rồi” [20;37], điều đó ngay lập tức dẫn người đọc tới một ẩn nghĩa mà ông gửi gắm: tất cả đang đổi thay, tất cả đã lùi vào dĩ vãng và một thời đại mới bắt đầu.
Truyện được kết cấu khá đặc biệt. Mở đầu là: “Tôi hồi tưởng lại một mùa thu sớm, đẹp trời…” và kết thúc là: “tuyết trắng phủ đường ta đi…”. Cả đầu và cuối tác phẩm, nhà văn đều hướng cái nhìn ra cảnh vật. Tuy nhiên, phong cảnh không đứng yên mà đang vận động. Từ tiết trời thanh mát, hứa hẹn của mùa thu đến viễn cảnh lớp lớp tuyết phủ trong mùa đông lạnh giá. Đó cũng chính là bước vận động của làng quê Vyselki nói riêng, nông thôn Nga nói chung: đang càng ngày càng tiêu điều, xơ xác dần đi. Nếu như những hồi tưởng ấm áp trong đoạn mở đầu được miêu tả lại bằng một giọng điệu phấn khích thì càng về sau âm điệu càng chùng xuống, xót xa, nuối tiếc: “Và những người khác rời rạc, làm ra vẻ đùa cợt bắt giọng hát theo với điệu ngang tàng, ủ dột và tuyệt vọng:
Cánh cổng ta mở toang hoang
Để cho tuyết trắng phủ đường ta đi…” [20;42]
Con đường tuyết phủ có thể hiểu là hình ảnh tượng trưng cho con đường dẫn ta về với cuộc sống trong quá khứ. Cuộc sống tươi đẹp ấy đã trở nên xa ngái, chỉ còn là những kỷ niệm được tái hiện qua hồi nhớ. Thời gian đã phủ mờ những dấu vết của nó. Đó cũng có thể hiểu là con đường đang chờ ta ở phía tương lai, một tương lai chưa thể đoán định. Ngoài ra, bản thân cảm giác về một không gian hoang lạnh, mờ mịt do hình ảnh con đường tuyết phủ gợi ra cũng tô đậm không khí buồn vắng, phản ánh tâm trạng nuối tiếc, hẫng hụt của nhà văn. Khoảng lặng của âm điệu tạo thành một “vòng tròn” độc đáo, làm cho câu chuyện không bị gián đoạn. Thực tế là cũng giống như bản thân cuộc sống bất tận, truyện ngắn không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Nó đang và sẽ còn tiếp tục vang ngân trong không gian ký ức. Bởi lẽ ký ức lưu giữ, chuyên chở tâm hồn con người và tâm hồn dân tộc, phản ánh lịch sử của nhà nước Nga.
Vẻ tiêu điều của những nông trại còn thấp thoáng ẩn hiện trong rất nhiều tác phẩm của Bunin. Rõ rệt nhất có thể kể tới truyện ngắn Ngày cuối cùng. Dấu vết của
Đặng Thu Hương. Các mô hình tượng trưng trong văn xuôi I.Bunin
--- 41
cuộc sống giàu có trước kia chỉ còn mờ nhạt trong những mảnh giấy dán tường đã bị xé rách, trong hình ảnh nền nhà gỗ nứt nẻ, những mảnh kính nứt vỡ, những bức tranh tối xỉn… Và bản thân những dấu vết ấy cũng bị chính con người cố tình tàn phá, vùi dập nó đi. Trong Lần gặp gỡ cuối cùng, Những tấm danh thiếp… mặc dù chỉ nhắc tới bằng một vài chi tiết thoảng qua, nhà văn cũng đã hé mở cho người đọc về cảnh phá sản của một tầng lớp và đương nhiên, kéo theo nó là những liên tưởng về một thời đại đã vĩnh viễn lùi xa không thể nào lấy lại.
Trong những truyện ngắn của mình, Bunin đã miêu tả những khung cảnh sống động và quen thuộc đến nỗi khiến người đọc ngỡ ngàng tưởng như đã gặp ở đâu đó, thậm chí ngỡ như đó là khung cảnh của chính nơi mình đang sống. Những chi tiết rất cụ thể, rất sống động, rất chân thực nhưng lại không thuộc về một địa danh nào cụ thể. Nó có thể là bất cứ một vùng quê, một thị trấn nào trên đất nước Nga rộng lớn: “Nhưng rồi xe cũng lên tới đỉnh dốc và chạy lộc cộc trên đường phố, qua một quảng trường nho nhỏ nào đó, những công sở, tháp cao, cái ấm áp và mùi vị của một phố huyện vào một đêm hè” [21;36]. Cả không gian và thời gian đều vừa cụ thể vừa mơ hồ. Những hình ảnh rất thật – quảng trường, công sở, tháp cao, đỉnh dốc… nhưng tất cả chỉ là một nơi “nào đó”, vào một đêm hè “nào đó”, không xác định. Cũng chính sự mơ hồ đầy dụng ý về không gian và thời gian ấy đã góp phần đem lại hiệu quả kỳ diệu cho các tác phẩm nghệ thuật, đó là sức sống lâu bền cùng với những thế hệ mai sau.