Cơ sở của yêu cầu đổi mới việc nâng cao năng lực nghề cho người lao

Một phần của tài liệu Năng lực nghề của người lao động vùng dân tộc thiểu số trong các hoạt động kinh tế (nghiên cứu trường hợp xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 66)

ngƣời lao động hƣớng đến hiệu quả

3.2.1. Đào tạo nghề ở huyện Định Hoá trong những năm qua

Hiện nay phần lớn lao động của huyện (khoảng hơn 80%), chủ yếu là lao động trong ngành nông – lâm nghiệp và lao động ở khu vực nông thôn chưa có trình độ chuyên môn. Để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động và nâng cao chất lượng hiệu quả của các ngành, cần đẩy mạnh công tác nâng cao năng lực nghề, bồi dưỡng trình độ chuyên môn kĩ thuật cho người lao động, góp phần nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo của huyện. Người lao động cần được đào tạo chuyên môn kĩ thuật, kiến thức để có thể làm việc trong các ngành nghề mới, nâng cao năng suất trong ngành nghề đang tham gia lao động.

Thời gian qua, năng lực nghề của người lao động Định Hoá được đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu qua các hình thức: một là tự đi học tại trường, trung tâm dạy nghề; hai là thông qua chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; ba là được hỗ trợ học tại Trung tâm dạy nghề huyện.

Từ năm 2007 đến 2010, Trung tâm dạy nghề huyện đã tổ chức mở được 30 lớp dạy nghề cho lao động tại các xã, thị trấn, trong đó có 23 lớp dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn, 03 lớp cho đối tượng nghèo và 04 lớp cho đối tượng chính sách. Tuy nhiên, số lao động được đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện còn thấp, hàng năm chỉ đào tạo chưa đến 1000 lao động.

Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn đầu tư vào địa bàn huyện cũng chú trọng việc nâng cao năng lực cho cán bộ và người lao động địa phương. Hợp phần đào tạo, bồi dưỡng của Chương trình 135 được triển khai trên địa bàn huyện đã bồi dưỡng nâng

cao năng lực cho hơn 7.000 lượt cán bộ xã, thôn bản và người lao động trong giai đoạn I; giai đoạn II (2006 - 2010) đã bồi dưỡng năng lực cho 7.562 lượt đối tượng lao động nói chung, mở 06 lớp dạy nghề và cấp 160 chứng chỉ nghề cho thanh niên DTTS. Các hoạt động bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày của sở, ngành trong và ngoài địa phương như khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật... góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề cho người lao động Định Hoá.

Bảng 3.3: Kết quả tập huấn và đào tạo nghề ở huyện Định Hoá

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009

Số lượt hộ nghèo được tập huấn Lượt hộ 3478 2549 4407 6200

Số lao động nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề

Người 0 84 165

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình Giải quyết việc làm huyện Định Hóa giai đoạn 2006 - 2010.)

Nghề được người lao động huyện lựa chọn nâng cao năng lực là các lớp nghề trình độ sơ cấp ngắn hạn như trồng trọt - bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y. Lao động nam thanh niên chủ yếu tham gia các lớp nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật như kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp, điện tử dân dụng, công nghệ chế biến chè... Có thể thấy, ngành nghề đào tạo năng lực cho người lao động Định Hoá chủ yếu là các nghề thuộc thế mạnh và truyền thống kinh tế của huyện.

Mặc dù công tác đào tạo nghề, nâng cao năng lực cho người lao động của huyện trong những năm qua đạt được một số thành công nhưng so với lực lượng lao động, kết quả này còn thấp. Anh Nông Hồng Dư (cán bộ Trung tâm dạy nghề huyện) chia sẻ về việc đào tạo nghề trên địa bàn huyện như sau: hiện nay việc học nghề của người lao động là chạy theo tâm lí đám đông, chưa có định hướng nhu cầu lao động của thị trường. Nhiều lao động tốt nghiệp trường nghề nhưng vẫn không tìm được việc làm. Hơn nữa,

người lao động học nghề trong trung tâm dạy nghề chủ yếu chỉ nắm được lí thuyết mà không được thực hành. Ngược lại, người lao động học nghề trong doanh nghiệp thì chủ yếu thực hành, biết đâu làm đó mà không nắm được hệ thống lí thuyết.

Hiện nay, Định Hoá mới chỉ có một trung tâm dạy nghề công lập đang trong giai đoạn đầu thực hiện công tác dạy nghề cho người lao động huyện. Trong những năm qua, Trung tâm đã thực hiện bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và đào tạo nghề cho người lao động, chủ yếu là thanh niên với thời gian ngắn hạn trên nhiều lĩnh vực nghề.

Công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động của Trung tâm dạy nghề trong giai đoạn đầu tuy có đạt được một số kết quả, số lớp, số người tham gia nâng cao kỹ năng nghề ngày càng đông nhưng chưa đáp ứng được so với nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Một số cơ sở tư nhân nhỏ trên địa bàn huyện kết hợp vừa sản xuất, vừa thực hiện dạy nghề nhưng số lượng còn rất nhỏ và chủ yếu dạy theo kinh nghiệm.

Thực trạng dạy nghề cho lao động huyện hiện nay còn ở quy mô nhỏ, chất lượng chưa cao có những nguyên nhân sau:

- Cơ sở vật chất, nhất là trang thiết bị dạy nghề của Trung tâm dạy nghề còn thiếu.

- Kinh phí đào tạo nghề còn thấp, chưa đủ để tổ chức cho người học nghề thực hành đầy đủ các nội dung nghề và tham quan mô hình sản xuất.

- Chưa có chương trình, giáo trình dạy nghề chuẩn quốc gia. - Chưa đủ số lượng giáo viên cơ hữu.

- Một nguyên nhân khác là sự nhận thức còn hạn chế của người lao động về nâng cao năng lực nghề do chưa có sự hướng nghiệp đầy đủ.

Đề án đào tạo nghề cho người lao động trên toàn huyện đến năm 2020 được đề ra cùng với các Đề án phát triển kinh tế - xã hội khác. Theo đó, dự

báo nhu cầu học nghề của người lao động huyện là rất lớn (trên 5.000 người) và chủ yếu học ở các ngành: nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, các nghề kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ xã hội... Hướng đào tạo nghề trong giai đoạn tới là nhân tố chủ yếu nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện đạt mục tiêu vào năm 2020: Nông – lâm nghiệp: 33,5%, thương mại - dịch vụ: 46,3%, công nghiệp – xây dựng: 20,2% [23].

Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho người lao động như trên tồn tại không chỉ ở Định Hoá mà ở nhiều vùng DTTS và MN nước ta hiện nay. Các biện pháp nâng cao đào tạo nghề cho người lao động huyện cần hướng đến việc khắc phục những khó khăn, tồn tại ở cơ sở, trung tâm dạy nghề và cả ở phía người lao động.

3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn - kĩ năng nghề cho người lao động ở xã Bộc Nhiêu trong những năm qua

Các chương trình học tập nâng cao năng lực và đào tạo nghề cho người lao động ở xã Bộc Nhiêu hiện nay do Trung tâm học tập cộng đồng xã phụ trách. Thành lập từ năm 2004, Trung tâm này dưới sự quản lý của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện và hàng năm được cấp 25 triệu đồng cho chi phí quản lý hoạt động. Từ khi thành lập đến nay, hàng năm Trung tâm phối kết hợp với các ban, ngành, cơ quan chuyên môn tổ chức tuyên truyền nhân dân tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tiếp thu khoa học kĩ thuật về lĩnh vực nông lâm, tìm hiểu chính sách pháp luật của Nhà nước... Nhưng hiện nay, cơ cấu tổ chức của Trung tâm vẫn chưa được hoàn thiện. (Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức của Trung tâm do chủ tịch xã là giám đốc, 01 cán bộ văn phòng UBND làm Phó giám đốc và 01 thành viên là kế toán xã).

Trong năm 2006, Trung tâm đã phối hợp tổ chức và quản lý được một số lớp học dành cho nhân dân xã. Cụ thể là 01 lớp học về Luật đất đai, 04 lớp tuyên truyền chính sách, giáo dục pháp luật, 01 lớp về xây dựng làng bản văn hóa, 18 lớp tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, 06 lớp tập huấn kĩ thuật trồng trọt với

2012 đã có 11 lớp. Trung bình hàng năm Trung tâm học tập cộng đồng của xã phối hợp tổ chức và quản lý trên 15 lớp học tập huấn cho nhân dân.

Các chương trình, dự án hỗ trợ vùng DTTS như Chương trình 135 có hợp phần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực người lao động mang lại hiệu quả thiết thực. Từ năm 2006 đến năm 2010, Chương trình 135 đã mở 08 lớp tập huấn mỗi lớp 60 người về kĩ thuật vận hành máy nông nghiệp, kĩ thuật trồng và chăm sóc chè, kĩ thuật chăn nuôi cho lao động xã Bộc Nhiêu. Như vậy, các lớp nâng cao năng lực cho người lao động ở Bộc Nhiêu chủ yếu là lớp tập huấn ngành nông – lâm – thủy sản. Các lớp này được tổ chức hàng năm tại địa phương đã giúp nông dân nắm bắt những kiến thức mới để áp dụng vào sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các lớp học nghề và tập huấn được mở chủ yếu ở trung tâm xã, ngoài ra còn có lớp tập huấn ở thôn. Lớp được mở bằng nhiều cách thức khác nhau, từ chương trình tập huấn của Trung tâm khuyến nông huyện mở hàng năm cho nhân dân các xã hoặc do nhu cầu học tập của người dân. Theo đó, hiện nay, hàng năm Trung tâm học tập cộng đồng của xã gửi phiếu đăng ký hoặc thông báo cho nhân dân, người dân đăng ký chương trình học hoặc tập huấn. Sau đó, các yêu cầu sẽ được tập hợp và lớp được mở ra khi có đủ người đăng ký. Hình thức này cũng được áp dụng ở các thôn, trong đó, thôn Hội Tiến là điển hình. Anh Nguyễn Văn Kim (Trưởng thôn Hội Tiến) cho biết: Từ nhu cầu của người dân (đăng ký đại hiện hộ), có đủ 30 người trở lên thì trung tâm khuyến nông huyện về tận thôn để truyền đạt kiến thức. Thời gian 6 tháng đầu năm thôn đã tổ chức 02 lớp học, 1 về trồng trọt và 1 lớp về chăn nuôi. Anh Kim nhận xét về lớp tập huấn: phương pháp truyền đạt kiến thức của các lớp học là có hiệu quả, người học và người dạy trao đổi cụ thể và cởi mở chứ không sách vở. Vì vậy, những vấn đề vướng mắc thì người dân đều được người dạy trả lời khá đầy đủ. Cách truyền đạt của người dạy cũng dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của người dân. Người dân thôn Hội Tiến rất tích cực tham gia những lớp tập huấn này, họ ít tham gia các lớp ở xã vì số lượng người học đông, không phù hợp với thời gian và quan trọng là không mang lại hiệu quả như các lớp học ngay tại thôn.

Các lớp học nghề đã được mở ở Bộc Nhiêu như lớp hàn xì, may mặc. Lớp học này có những quy định như hạn chế số lượng người, ưu tiên gia đình chính sách và con em dân tộc thiểu số, giới hạn độ tuổi từ 18 đến 45. Vì vậy, không phải ai cũng được học những lớp nghề này. Các lớp học có máy thực hành và có hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn cho những người đi học. Điều đặc biệt ở các lớp học nghề này là ngay cả phụ nữ đã quá tuổi quy định cũng đi học rất nhiều trong khi thanh niên thì rất ít. Chị Nông Huyền Nhung (48 tuổi, thôn Chú 4, làm nông nghiệp) cho biết: hội phụ nữ đã vận động chị đăng ký học cho con mình vì con chị mới đủ điều kiện nhưng lại đi làm xa nên chị đi học thay. Qua lời chị kể, tôi biết có rất nhiều trường hợp đăng ký học như thế. Chị Nhung còn cho biết: lớp hàn xì được tổ chức trong 3 tháng theo thông báo nhưng vì công việc của người dân nên chỉ học rút gọn trong 1 tháng và mỗi người học được hỗ trợ khoảng 1 triệu đồng. Tiền hỗ trợ cho người đi học được tính theo buổi học mà họ tham gia nhưng có người đi học đầy đủ cũng chỉ được 700 nghìn đồng. Nhiều người phụ nữ cùng đi học thắc mắc với nhau về mức tiền hỗ trợ của mỗi người khác nhau.

Có người nói họ đi học lấy “chứng chỉ về chỉ để bỏ tủ kính” mà không thể áp dụng hay thực hành gì với nghề đã học. Nhiều người đi học “chỉ vì đồng tiền” và người đi mở lớp thì “tiêu tiền của Nhà nước”. Đó là ý kiến nhận xét của người dân địa phương về các lớp học nghề. Theo họ, các lớp học nghề được tổ chức ở đây là hình thức và phong trào bởi những mục đích khác. Máy móc trong lớp không đủ, người học không có mục đích đến để học nghề và bài thi thì có đáp án sẵn... Người đi học chỉ cần có bộ hồ sơ được xác nhận là được đi học và đi học về thì không làm nghề hoặc phải đi học lại những nơi khác mới có thể làm được việc.

Ngược lại với lớp học nghề do Nhà nước tổ chức thì lớp học nghề may do một doanh nghiệp ở Bắc Ninh tổ chức tại xã đã thu hút được rất nhiều lao động thanh niên. Anh Lê Đình Ngà cho biết: Doanh nghiệp may này về tổ chức lớp học nghề cho thanh niên và sau đó tuyển họ về làm việc tại cơ sở ở Bắc Ninh, được biết hàng năm nhiều doanh nghiệp ở Bắc Ninh phát tờ rơi

Như vậy hình thức bồi dưỡng, đào tạo năng lực nghề cho người lao động ở Bộc Nhiêu khá phong phú và hướng tới đa dạng ngành nghề. Phương pháp tập huấn cho người nông dân những kiến thức phục vụ sản xuất nông nghiệp được người lao động đánh giá là phù hợp và mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, các lớp đào tạo nghề do Nhà nước tổ chức cho người lao động mà không gắn với việc làm thì gần như không có hiệu quả. Các doanh nghiệp sản xuất thực hiện hình thức đào tạo trực tiếp lại thu hút được đông đảo thanh niên bởi sau khi học nghề họ được tuyển dụng làm việc. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là các lớp đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề phải gắn liền với đối tượng, nhu cầu và việc làm cho người lao động, điều này cần chú ý với đối tượng là người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

3.2.3. Những yêu cầu của vấn đề nâng cao năng lực nghề cho người lao động xã Bộc Nhiêu

Từ thực tế của yêu cầu phát triển, vấn đề nâng cao năng lực cho người lao động Bộc Nhiêu cần được quan tâm hàng đầu. Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh kinh tế, người lao động Bộc Nhiêu cần được đào tạo theo hướng đa dạng ngành nghề. Theo đó, trước hết để phát huy được thế mạnh kinh tế rừng và các dịch vụ lâm nghiệp, người lao động cần có kiến thức về trồng, chăm sóc cây rừng, chế biến lâm sản và thương mại. Hiện nay, người lao động Bộc Nhiêu mới chỉ được tập huấn ban đầu về các kiến thức này chứ chưa chuyên sâu. Nghiệp vụ thương mại và dịch vụ cũng là những kiến thức cần được phổ biến cho nhân dân. Những người nông dân làm ruộng, rừng chưa bao giờ được học những kiến thức về buôn bán hay dịch vụ. Giờ đây họ đang dần dần tiếp xúc với nền kinh tế thương mại, nếu không có những chuẩn bị tốt về nhận thức và kĩ năng thì nguy cơ rủi ro cho bản thân người lao động nơi đây là rất lớn. Ngoài ra, người lao động Bộc Nhiêu cần được đào tạo, bồi dưỡng về cơ khí, điện tử... để đáp ứng yêu cầu phát triển và nhu cầu của thị trường lao động.

Yêu cầu về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được đặt lên hàng đầu để đảm bảo người lao động nắm vững và áp dụng kiến thức nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, kiến thức và phương pháp giảng dạy trước hết phải phù hợp

với nhận thức của người lao động. Thêm nữa, những kiến thức đó cần áp dụng được trong thực tế sản xuất ở địa phương, tương tác tốt với môi trường

Một phần của tài liệu Năng lực nghề của người lao động vùng dân tộc thiểu số trong các hoạt động kinh tế (nghiên cứu trường hợp xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 66)