Tình hình chăn nuôi chó

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm giun đũa trên chó nuôi tại địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk (Trang 28)

Theo kết quả thống kê chưa đầy đủ gần đây nhất vào tháng 10/2013 của Chi cục Thống kê Thành phố Buôn Ma Thuột, tổng đàn chó trên địa bàn Thành phố vào khoảng 32.465 con và có khả năng gia tăng trong thời gian tới.

Qua khảo sát trên 3 phường, chúng tôi đã thống kê sơ bộ có khoảng 65% người dân nuôi chó với mục đích trông nhà, 15% để kinh doanh và 10% còn lại nuôi làm cảnh. Đa số người dân chưa thực sự quan tâm về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn chó, nhất là vấn đề tắm rửa, vệ sinh nơi nuôi chó.

Chúng tôi nhận thấy rằng: Hiện nay, tại Thành phố Buôn Ma Thuột các giống chó được nuôi tương đối đa dạng, có thể chia làm 3 loại như sau:

- Giống chó nội: Thường thấy giống chó ta và giống chó của đồng bào M’nông.

+ Chó nội: Có tầm vóc trung bình, con cái nhỏ hơn con đực, trọng lượng bình quân lúc 12-15 tháng tuổi đạt từ 9-12kg. Đầu to vừa phải, mõm thon nhỏ. Một số con trên trán có nếp nhăn, mắt đen, mũi đen hoặc nâu sẫm, tai lớn trung bình có hình chữ V, bộ lông ngắn ôm sát thân, sợi lông hơi thô và thẳng. Màu sắc của lông thường là: vàng, đen, trắng, vện… Đuôi tương đối dài thường uốn cong lên trên.

- Giống chó ngoại: Thường thấy là các giống chó Nhật, chó Fox, chó Berger, chó Bắc Kinh, chó Chinhuahua…

+ Chó Nhật: Vóc dáng khá nhỏ, trọng lượng lúc 12 tháng tuổi đạt từ 4-5kg. Đầu rộng, trán vồ; lỗ mũi rộng, hơi hếch, mũi ngắn. Hàm dưới rất nhỏ so với hàm trên. Mắt khá lớn, tai cụp hình chữ V khá dài. Bộ lông mịn, không quăn, dài che kín toàn thân. Màu sắc lông: trắng pha đen hoặc có nhiều điểm màu hồng. Ở đầu, lông ngắn hơn các phần khác trên cơ thể; giữa trán, hai bên má, dưới cằm, ngực, bụng có màu lông trắng.

+ Chó Berger: Có thân hình vạm vỡ. Giống chó Berger Đức khi trưởng thành không quá to cũng không quá nhỏ. Chó cái nặng khoảng từ 32-37kg, chó đực nặng khoảng từ 37-45kg. Chó có thể chất tốt, cơ bắp săn chắc, đầu cân đối, trán hơi lồi. Đôi tai rộng ở dưới và nhọn ở đỉnh, luôn dựng đứng và luôn dỏng

về phía trước. Mắt có hình hạnh nhân, hơi nghiêng nhưng không lồi ra, có màu sẫm. Chó Berger có hai màu đặc trưng: màu vàng lửa và màu xanh xám tàn thuốc lá.

+ Chó Fox: Có vóc dáng nhỏ nhắn, trọng lượng chỉ từ 2-4kg. Chân nhỏ, dài; đặc biệt có đôi mắt to, gần như là lồi, đen láy, trông rất lanh lợi. Đầu hình quả táo, tai lớn. Bộ lông thường có màu vàng sáng, màu nâu sậm, trắng viền hoặc đen pha trắng. Đuôi uốn cong cao lên trên lưng.

+ Chó Bắc Kinh: Chó Bắc Kinh có thân hình nhỏ, mũi gãy, mõm ngắn, hàm rộng; đầu và mình được phủ lớp lông mượt, dài đến sát mặt đất. Hai mắt to và lồi nếu va chạm mạnh có thể bị mù. Đuôi có lông dài và xoắn.

+ Chó Chinhuahua: Chinhuahua là giống chó nhỏ con có đầu tròn và mõm ngắn, trọng lượng khoảng 2-4 kg. Nó có đôi mắt to tròn, màu nâu sẫm gần như đen, đôi khi là màu đỏ ruby sẫm. Đôi tai đặc biệt to luôn giữ vểnh. Thân hình chắc chắn, dài hơn so với chiều cao, đuôi uốn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên. Màu lông thường có các loại màu vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc, xanh thép, nâu nhạt. Tuy vậy, các màu khác cũng đều được chấp nhận, kể cả màu đen nâu và pha trộn lẫn các màu. Loài chó này khá khỏe mạnh so với thân hình mảnh dẻ của chúng.

- Giống chó lai: Là các giống chó do quá trình giao phối tự nhiên hoặc nhân tạo giữa các giống chó nội, giống chó ngoại với nhau tạo nên.

Theo khảo sát, trên địa bàn 3 phường, giống chó nội được nuôi khá phổ biến, tiếp đến là giống chó ngoại và chó lai.

4.2.2. Công tác thú y trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột

Tổ chức nhân sự: Số cán bộ kỹ thuật trạm được biên chế: 04 người, trong đó có 01 hợp đồng. Số cán bộ cơ sở ở 13 phường, 8 xã: 33 người, trong đó số cán bộ thú y xã, phường được ký kết hợp đồng chính thức là 21 người.

Để đánh giá tình hình nhiễm giun đũa trên chó, chúng tôi đã xét nghiệm phân của 180 chó được nuôi tại 3 phường trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột bằng phương pháp phù nổi Fulleborn. Kết quả được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó theo khu vực

Địa điểm Số chó

kiểm tra (con)

Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Phường Khánh Xuân 60 25 41,67 Phường EaTam 62 29 46,77 Phường Thắng Lợi 58 13 22,41 Tổng 180 67 37,22

Qua bảng 4.3 cho thấy:

Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó ở phường Khánh Xuân là 41,67%; ở phường EaTam là 46,77%; ở phường Thắng Lợi, tỷ lệ nhiễm giun đũa chó thấp hơn rất nhiều (22,41%).

Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ nhiễm giun đũa trên chó ở phường Khánh Xuân và phường EaTam cao hơn ở phường Thắng Lợi, có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do phường Thắng Lợi là phường trung tâm, chó thường được nuôi nhốt hoặc thả trong sân nhà nền bê tông nên trứng giun không có điều kiện phát triển và lây nhiễm, đồng thời mức sống cũng như ý thức người dân ở đây cũng cao hơn nên chó thường được định kỳ tẩy giun. Ở phường Khánh Xuân và EaTam là 2 phường ven trung tâm, chó nuôi phần lớn thả rông, sân vườn rộng nên trứng giun có cơ hội phát triển và lây nhiễm. Do đó tỷ lệ nhiễm giun đũa chó ở hai khu vực này cao hơn ở phường Thắng Lợi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả trước đây.

Theo Lê Hữu Khương (2003), khi nghiên cứu thành phần các loại giun tròn trên chó tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tỷ lệ nhiễm giun đũa chó tương ứng giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành là 31,51% và 42,02%.

Conde, Garcia (1989) khi nghiên cứu ở miền Tây, Tây Ban Nha cũng cho biết tỷ lệ nhiễm ở vùng nội thành thấp hơn ngoại thành (nội thành có tỷ lệ nhiễm là 29,4% và ngoại thành là 33,1%).

Theo Lương Huỳnh Việt Thắng (2006), khi xét nghiệm phân trên 804 chó ở địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột cho kết quả tỷ lệ chó nhiễm giun đũa chó ở nội thành là 35,57%, trong khi đó vùng ngoại thành là 67,81%.

Cùng nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột nhưng kết quả thu được của chúng tôi lại thấp hơn nhiều so với kết quả của Lương Huỳnh Việt Thắng, theo chúng tôi nguyên nhân là do thời gian nghiên cứu là khác nhau.

Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó theo khu vực nuôi được minh hoạ ở biểu đồ 4.3

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo khu vực 4.4. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa có hiệu quả, chúng tôi đã xét nghiệm phân chó ở các lứa tuổi từ sơ sinh đến trên 12 tháng tuổi. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi được trình bày qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó theo lứa tuổi Chỉ tiêu Số chó xét

0-3 tháng 46 27 58,70

3-6 tháng 47 22 46,81

6-12 tháng 47 10 21,28

>12 tháng 40 8 20,00

Tổng 180 67 37,22

Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy rằng:

Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó ở lứa tuổi từ 0-3 tháng tuổi là cao nhất (58,7%), sau đó giảm dần theo lứa tuổi chó; chó trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là 20%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó ở lứa tuổi từ 0-6 tháng tuổi so với lứa tuổi 6-12 và > 12 tháng tuổi có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả trên cho thấy, biến động nhiễm giun đũa chó giảm dần theo lứa tuổi. Sỡ dĩ có biến động như vậy là do ngoài con đường qua thức ăn, nước uống còn nhiễm qua bào thai, nhiều chó sau khi đẻ ra đã nhiễm giun trong cơ thể và chỉ một thời gian sau trong phân chó thải ra môi trường đã thấy trứng giun đũa. Vì thế chó ở lứa tuổi từ 0-3 tháng đã có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Khi đến tuổi trưởng thành sức đề kháng của cơ thể cũng tăng lên, làm cho tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm đi.

Nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy chó nhiễm giun đũa nặng ở giai đoạn còn non.

Ở nước ta, theo Nguyễn Phước Tương (2000), tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất được phát hiện ở những chó dưới 6 tháng tuổi và thấp nhất là chó trưởng thành. Ngô Huyền Thúy (1996), đã phát hiện 35,4% chó từ 1-3 tháng tuổi nhiễm giun đũa, từ 4-6 tháng tuổi chiếm 33,3% và chó từ 7-12 tháng tuổi chiếm 7,4%.

Nghiên cứu ở Hungari, Eva Fok, Jakats Schillat (1988), cho biết: tỷ lệ chó nhiễm giun đũa Toxocara canis giảm dần theo chiều tăng của tuổi; chó 1-3 tháng tuổi nhiễm 35,3%, chó 4-6 tháng tuổi nhiễm 28,6%, chó 7-12 tháng nhiễm 6,5% và chó >12 tháng tuổi nhiễm thấp, chỉ 4,0%. Luty (2001) ở Ba Lan cho biết giun đũa thường nhiễm trên chó 3 tháng tuổi (58%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên.

Tỷ lệ chó nhiễm theo tuổi được minh họa ở biểu đồ 4.4.

Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó theo lứa tuổi 4.5. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống chó

Cùng với sự phát triển về kinh tế cũng như xã hội thì người dân lại chú tâm hơn trong việc nuôi chó. Ngoài nuôi chó làm mục đích giữ nhà, canh rẫy chó còn được nuôi dưỡng với nhiều mục đích như làm bạn, làm đẹp, làm cảnh, kinh doanh, phục vụ công tác an ninh – quốc phòng, làm dịch vụ,… Các giống chó khác nhau thì chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cũng có những điểm khác nhau. Điều này liên quan đến sự phát tán mầm bệnh ở ngoài môi trường và con đường xâm nhập vào vật chủ. Biết được tỷ lệ nhiễm giun đũa của từng giống chó để đưa ra biện pháp phòng trị có hiệu quả là vấn đề cần thiết. Kết quả về tỷ lệ nhiễm giun đũa chó theo giống được trình bày qua bảng 4.5:

Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống chó Giống Số chó xét nghiệm

(con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Nội 72 31 43,06

Ngoại 50 9 18,00

Lai 58 27 46,55

Tổng 180 67 37,22

Qua bảng 4.5, chúng tôi thấy: tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất ở giống chó lai với tỷ lệ 46,55%, tiếp đến là chó nội với tỷ lệ 43,06% và thấp nhất là chó ngoại 18%; như vậy tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống chó có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Sỡ dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở các giống chó là do điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc khác nhau. Chó ngoại thường được chăm sóc nuôi dưỡng khá chu đáo đảm bảo vệ sinh thú y (nuôi trong nhà, trong chuồng), do hạn chế được sự cảm nhiễm mầm bệnh từ môi trường ngoại cảnh nên tỷ lệ nhiễm giun đũa cũng thấp hơn. Chó nội và chó lai đa số là nuôi theo phương thức thả rông hoàn toàn hoặc bán chăn thả, với điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Buôn Ma Thuột thì đây chính là điều kiện thuận lợi cho ấu trùng phát triển và xâm nhập vào cơ thể chó.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của: Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000), khi xét nghiệm phân của 150 chó tại Thành phố Huế (với 50 chó nội, 50 chó ngoại và 50 chó lai) cho thấy tỷ lệ nhiễm ở chó ngoại là 66%, chó nội là 96% và chó lai là 90%. Ngô Huyền Thúy (1996) khi khảo sát 1092 chó (792 chó ngoại nhập và 300 chó nội địa) cho biết tỷ lệ nhiễm ở chó nội là 27,3%, trong khi chó ngoại chỉ chiếm 10,98%.

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống chó 4.6. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo quy mô đàn

Trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay số lượng chó tăng lên đáng kể, người dân có nhu cầu nuôi chó càng nhiều. Theo ghi nhận của chúng tôi, các hộ gia đình thường nuôi với số lượng nhiều, trung bình khoảng 2-3 con/hộ. Chúng tôi chia quy mô đàn thành 3 nhóm như sau: 1 con/hộ gia đình, 2- 3 con/hộ gia đình, >3 con/hộ gia đình để đánh giá khả năng lây nhiễm theo quy mô đàn. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo quy mô đàn Quy mô đàn Số chó xét nghiệm (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 1 con 53 14 26,42 2-3 con 81 35 43,21 >3 con 46 18 39,13 Tổng 180 67 37,22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa chó tăng theo quy mô đàn, cụ thể: tỷ lệ nhiễm giun đũa chó ở với các hộ gia đình nuôi 1 con là 26,42%, với quy mô từ 2-3 con tỷ lệ nhiễm là 43,21%, còn trên 3 con có tỷ lệ là 39,13%.

Sỡ dĩ có mối tương quan trên, theo chúng tôi là đối với quy mô từ hai con trở lên, nếu người chăn nuôi không chú tâm đến việc vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, thu dọn phân cho đàn chó thì khi trong đàn có một hoặc một số con bị

chó thường đi phân bừa bãi ra nhiều nơi, đối với môi trường ngoại cảnh có nhiều cây cối hay ẩm ướt thì trứng giun đũa sẽ tồn tại được lâu và con vật sẽ dễ cảm nhiễm với mầm bệnh hơn.

Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo quy mô đàn được minh họa ở biểu đồ 4.6.

Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo quy mô đàn

4.7. Tỷ lệ nhiễm giun đũa giữa chó mẹ và chó con trên cùng một đàn

Theo Nguyễn Văn Diên (2006), vào lúc 3 tuần trước khi sinh, ấu trùng 3 di hành qua nhau thai đến phổi của bào thai. Khi chó con sinh ra ấu trùng từ phổi ra khí quản về ruột phát triển thành trưởng thành sau 3 tuần. Chó mẹ nếu có ấu trùng di hành và tích trữ trong cơ thể thì sau khi sinh con được vài tuần, một số ấu trùng 3 từ mô cơ thể chó mẹ di hành lên phổi rồi trở về ruột của chó mẹ phát triển thành giun trưởng thành. Vì vậy chó mẹ sau khi sinh vài tuần trong phân thường xuất hiện trứng giun đũa. Chó mẹ nhiễm bệnh một lần có thể truyền bệnh cho chó con ở 3 lứa đẻ liên tiếp. Ngoài ra, ấu trùng trong các mô của chó mẹ được thải qua sữa trong suốt 3 tuần đầu sau khi sinh, ấu trùng di chuyển vào ruột khi chó con bú sữa mẹ và phát triển thành giun trưởng thành mà không có sự di hành.

Như vậy, chó mẹ và chó con đang bú sữa luôn có sự liên quan mật thiết với nhau. Và vì thế, chó mẹ nếu mắc bệnh sẽ truyền lây sang cho con thông qua bú sữa hoặc ngoại cảnh. Trong trường hợp bệnh giun đũa cũng như vậy, chó mẹ

nếu bị nhiễm giun đũa sẽ truyền lây sang cho con thông qua đường nhau thai hoặc thông qua bú sữa.

Để xác định tỷ lệ cũng như mức độ nhiễm giun đũa giữa chó mẹ so với chó con trên cùng một đàn, chúng tôi xét nghiệm phân và đo cường độ nhiễm của 8 chó mẹ có kết quả dương tính với giun đũa trên tổng số 12 chó mẹ đang nuôi con và 26 chó con của các chó mẹ dương tính với giun đũa trên tổng số 34 chó con. Chúng tôi phân cường độ nhiễm giun đũa đối với chó ra thành 4 mức như sau:

+ Nếu có 1-3 trứng và chó không có biểu hiện lâm sàng: cường độ nhiễm nhẹ (+) + Nếu có 4-8 trứng và chó chưa có biểu hiện lâm sàng:

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm giun đũa trên chó nuôi tại địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk (Trang 28)