Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quan hệ công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng Bảng thời hạn bảo quản mẫu tài liệu phông ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương (Trang 43)

9. Bố cục của đề tài

2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quan hệ công

tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, UBND đƣợc tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là cấp tỉnh); - Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);

- Xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Theo đó, UBND cấp tỉnh do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc cấp trên.

UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng tới cơ sở. UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ. Hiệu quả hoạt động của UBND đƣợc bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể UBND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh trong các lĩnh vực: kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, thƣơng mại, dịch vụ

và du lịch, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, y tế và xã hội, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trƣờng, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực nêu trên, các UBND thành phố trực thuộc Trung ƣơng còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội lớn, đáp ứng các yêu cầu về quản lý, xây dựng và phát triển đô thị.

UNND cấp tỉnh phối hợp với Thƣờng trực HĐND và các Ban của HĐND cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp HĐND, xây dựng đề án trình HĐND xem xét, quyết định.

UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề về: - Chƣơng trình làm việc của UBND;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phƣơng trình HĐND quyết định;

- Kế hoạch đầu tƣ, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phƣơng trình HĐND quyết định;

- Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phƣơng trình HĐND quyết định;

- Các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội; thông qua báo cáo của UBND trƣớc khi trình HĐND;

- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phƣơng.

UBND cấp tỉnh chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Thủ trƣởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc UBND tỉnh, cơ

quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trƣớc HĐND khi đƣợc yêu cầu.

UBND làm việc theo chế độ làm việc tập thể, trong đó mỗi thành viên UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công việc của mình trƣớc HĐND và UBND và cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trƣớc HĐND cấp mình và trƣớc cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Trong UBND, Chủ tịch UBND là ngƣời đứng đầu, lãnh đạo công việc của UBND, chỉ đạo các thành viên khác thực hiện công việc đƣợc phân công.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quan hệ công tác

Cơ cấu tổ chức

UBND cấp tỉnh có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. UBND cấp tỉnh có các cơ quan chuyên môn là các sở và cơ quan tƣơng đƣơng sở. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là cơ quan tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ƣơng đến cơ sở.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh đƣợc tổ chức thống nhất ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trên cả nƣớc bao gồm:

- Sở Nội vụ - Sở Tài chính

- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Công nghiệp

- Sở Xây dựng

- Sở Giao thông vận tải (ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là Sở Giao thông - Công chính)

- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng - Sở Thƣơng mại và Du lịch - Sở Khoa học và Công nghệ - Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Y tế

- Sở Văn hoá - Thông tin và Thể dục thể thao - Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội - Sở Tƣ pháp

- Sở Bƣu chính, Viễn thông - Thanh tra tỉnh

- Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em - Văn phòng UBND tỉnh.

Ngoài ra, căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, UBND cấp tỉnh có thể trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thành lập một số cơ quan chuyên môn trên cơ sở các tiêu chí mà Nhà nƣớc quy định nhƣ Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Sở Thuỷ sản, Sở Thể dục Thể thao, Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc. Cơ quan Kiểm lâm đƣợc tổ chức theo hệ thống ngành dọc. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Trong hoạt động của UBND cấp tỉnh, giữ vai trò đầu mối xử lý, quản lý thông tin, văn bản và giúp điều hoà, phối hợp hoạt động chung của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh là Văn phòng UBND cấp tỉnh. Theo Nghị định số 136/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Văn phòng UBND cấp tỉnh “là cơ quan chuyên môn, bộ máy giúp việc của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Văn phòng UBND cấp tỉnh có chức năng giúp UBND cấp tỉnh điều hoà, phối hợp các hoạt động chung của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tham mƣu, giúp UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong hoạt động, điều hành các hoạt động ở địa phƣơng; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh” [29,1]. Một trong những nhiệm vụ của Văn phòng UBND cấp tỉnh là “Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; công tác công văn, giấy tờ, văn thƣ, hành chính, lƣu trữ” [29,3].

Cũng theo Nghị định 136/2005/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND cấp tỉnh gồm có:

- Lãnh đạo Văn phòng

- Khối chuyên viên nghiên cứu, đƣợc tổ chức thành các phòng. Các phòng này có nhiệm vụ tham mƣu, soạn thảo các văn bản, quyết định quản lý của UBND cấp tỉnh theo lĩnh vực công tác chuyên môn nghiệp vụ. Tên gọi và số lƣợng các phòng đƣợc thực hiện theo quy định cụ thể của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Các chuyên viên nghiên cứu thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh đƣợc làm việc trực tiếp với Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng UBND và Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi có yêu cầu.

- Khối hành chính

+ Phòng Hành chính - Tổ chức (bao gồm cả công tác văn thƣ, lƣu trữ) + Phòng Quản trị - Tài vụ

+ Phòng Tiếp dân.

Tuỳ đặc thù của từng địa phƣơng, Văn phòng UBND cấp tỉnh có thể có Phòng Ngoại vụ, Phòng Tôn giáo, Phòng Thi đua – Khen thƣởng hoặc Phòng

Dân tộc ( trừ địa phƣơng có Sở Ngoại vụ, Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc hoặc công tác thi đua, khen thƣởng, tôn giáo, công tác dân tộc đƣợc giao cho cơ quan chuyên môn khác quản lý).

- Các đơn vị sự nghiệp + Cơ quan công báo + Trung tâm Lƣu trữ + Trung tâm Tin học + Nhà khách

Tuy nhiên, đây là một văn bản mới ban hành của Chính phủ nên cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND cấp tỉnh theo quy định này còn chƣa đƣợc thực hiện đều khắp ở các tỉnh. Thực tế từ trƣớc tới nay, khối chuyên viên nghiên cứu của Văn phòng UBND tỉnh - những ngƣời chịu trách nhiệm tham mƣu, soạn thảo các văn bản, quyết định quản lý của UBND cấp tỉnh theo lĩnh vực công tác chuyên môn nghiệp vụ - đƣợc tổ chức thành 2 phòng là phòng Nghiên cứu tổng hợp và phòng Ngoại vụ và Kinh tế đối ngoại, hoặc đƣợc tổ chức thành các tổ chuyên viên trực thuộc trực tiếp từng lãnh đạo UBND tỉnh theo lĩnh vực chuyên môn mà lãnh đạo quản lý. Có thể nói, phần lớn tài liệu do UBND tỉnh ban hành trong quá trình chỉ đạo, điều hành hoạt động của địa phƣơng là do khối chuyên viên nghiên cứu của Văn phòng tham mƣu, soạn thảo.

Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu, trình thƣờng trực UBND tỉnh tất cả các văn bản của các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã. Phòng Hành chính Văn phòng UBND tỉnh là nơi tiếp nhận tất cả văn bản đến và phát hành tất cả văn bản đi của UBND tỉnh.

Quan hệ công tác

Theo Quy chế làm việc mẫu của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 53/2006/QĐ-TTg ngày 8/3/2006, UBND cấp tỉnh có mối quan hệ thƣờng xuyên với các cơ quan cấp

trên nhƣ Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các cơ quan Đảng, các cơ quan có liên quan của Trung ƣơng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Thành uỷ về các chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhà nƣớc cấp tỉnh ở địa phƣơng.

UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Thƣờng trực Hội đồng nhân dân tỉnh, trong việc chuẩn bị chƣơng trình, nội dung làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân, các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phƣơng;

UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh. UBND tỉnh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân tỉnh trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật, tuyên truyền giáo dục pháp luật…

UBND cấp tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách, đề án phát triển ngành, lĩnh vực, địa phƣơng theo đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của địa phƣơng. UBND cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn, UBND cấp huyện thực hiện các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có mối quan hệ trực tiếp với UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của UBND cấp tỉnh và có trách nhiệm báo cáo các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định.

Trong quá trình hoạt động, UBND cấp tỉnh còn có mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức của Trung ƣơng đóng trên địa bàn địa phƣơng và giữa các UBND cấp tỉnh với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng Bảng thời hạn bảo quản mẫu tài liệu phông ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương (Trang 43)