Từ ngữ và các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Giao an Boi duong van 8 (4) - thuy (Trang 29 - 32)

II. Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình

3. Từ ngữ và các biện pháp tu từ

Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của TPVH không thể có cách nào khác là nhờ vào hệ thống từ ngữ này. Các phơng tiện nh dấu câu, nhịp điệu, ngữ âm ở trên cũng chỉ có ý nghĩa khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ là nền tảng. Nhà văn muốn mô tả, tái hiện hiện thực phải thông qua từ ngữ. Muốn nói đến nỗi lòng của mình, tình cảm và t tởng của mình cũng phải thông qua từ ngữ. Muốn đánh giá đợc nhà văn viết về những điều đó nh thế nào lại cũng phỉ thông qua chữ nghĩa trong tác phẩm "Văn học là nghệ thuật của ngôn từ" chính là nh… vậy. Do tầm quan trọng ấy mà ngời ta coi lao động của nhà văn là thứ lao động chữ nghĩa, nhà văn là phu chữ … Có thể nóingôn từ là một đặc trng quan trọng và nổi bật của văn học. Vì thế các em cần lu ý một số điểm sau:

Thứ nhất: Phân tích TPVH không thể thoát li và bỏ qua yếu tố từ ngữ. Muốn phân tích tốt từ ngữ, trớc hết phải nắm vững nghĩa của từ (nghĩa chung và nghĩa trong văn cảnh cụ thể) sau đó luôn luôn suy nghĩ để trả lời các câu hỏi:

- Sại sao tác giả dùng từ này mà không dùng từ khác? - Tại sao từ ngữ này lại xuất hiện nhiều nh thế?

- Có bao nhiêu từ đồng nghĩa với từ ấy? Có thể thay từ ấy bằng một từ ngữ khác đợc không?

- Trong câu ấy, đoạn ấy, những từ ngữ nào cần gây chú ý phân tích. ở đây cũng cần nhắc em, trong một đoạn, một bài văn, bài thơ không phải từ nào, câu nào cũng đáng phân tích, cũng có giá trị nh nhau, chính vì thế biết phát hiện những từ ngữ đáng phân tích cũng là một năng lực, một trình độ. Trong thực tế không ít em rơi vào tình trạng hoặc là phân tích tất cả, câu nào cũng phân tích, từ nào cũng khen hay, hoặc là từ ngữ đáng phân tích thì lại bỏ qua, từ không đáng dùng thì say sa tán tụng. Trong trờng hợp phân tích những tác phẩm văn học dịch phải thật thận trọng khi phân tích từ ngữ. Bởi vì những từ đợc đa ra bình giá cha chắc đã phải là những từ mà tác giả dùng trong nguyên bản.

Thứ hai: Ngời ta nói nhiều đến việc phân tích hình ảnh trong TPVH. Bởi vì cách nói của văn học, cách thể hiện của văn chơng là cách nói, cách viết bằng hình ảnh. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhng hình ảnh trong tác phẩm văn học là gì, nếu không phải là do hệ thống từ ngữ tạo nên. Vì thế phân tích hình ảnh thực ra là phân tích từ ngữ. Câu thơ của Nguyễn Du tả chân dung Tú Bà:

Nhác trông nhờn nhợt màu da Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao

(Truyện Kiều)

vẽ chính xác thần thái của một mụ chủ nhà chứa, bọn buôn thịt bán ngời. Ta cũng thấy rõ thái độ của tác giả đối với loại ngời nh thế. Chữ nhờn nhợt lột tả đợc rõ nét nhất thần thái của Tú Bà! thật khó diễn tả bằng những từ ngữ khác: vừa bóng nhẫy, vừa mai mái hay vàng bủng chăng? Có lẽ chỉ có thể nói nh Nguyễn Công Hoan sau này về một bộ mặt cũng thuộc loại Tú Bà: bộ mặt "thiếu vệ sinh". Có nhà phê bình cho rằng, đọc câu thơ ấy, ta có cảm giác lợm giọng là vì thế. Còn hai chữ ăn gì lại dờng nh muốn liệt mụ chủ chứa này vào một giống loài gì đó, không phải giống ngời. Bởi vì giống ngời thì ăn cơm, ăn gạo, ăn thịt, ăn cá chứ ăn gì.

Hệ thống từ ngữ gợi hình ảnh, cảm giác trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng. Ví dụ: - Gợi về tâm trạng nh: xao xuyến, bâng khuâng, phân vân

- Gợi về thị giác nh: la đà, lơ lửng, chấp chới.

- Gợi về thính giác nh: sầm sập, rì rào, thánh thót…

- Gợi về vị giác nh: mặn chát, chua lòm, ngọt lịm… - Gợi về xúc giác nh: lạnh ngắt, nóng bỏng, xù xì…

Chính do sức gợi này mà nhà văn Nguyễn Tuân tâm sự nh khuyên nhủ các nhà văn khi cầm bút:

"Đã nghĩ kỹ rồi mới cầm bút mà viết ra. Nhng khi đã viết ra rồi, cha có nghĩa là xong hẳn. Viết ra nhng mà đọc lại ( ). Tự mình duyệt lấy lời viết của mình ( ). … … Cặp mắt soi xuống dòng trang vẫn là giữ vai trò cầm chịch ( ). Nh… ng cặp mắt cha đủ để lọc hết mọi bụi bặm vẫn còn bám theo cai tiếng vừa phát biểu của mình. Cho nên phải dùng cả cái tai của mình nữa ( ). Ngoài việc soi lắng, hình nh… phải ngửi lại, nếm lại cái lời mình viết ra kia, trớc khi bng nó ra cho ngời khác thởng thức ( ). Có khi lại nh… chính lòng bàn tay mình phải sờ lại những góc cạnh câu viết của mình, xem lại có nên cứ gồ ghề chân chất nh thế, hay là nên gọt nó tròn trĩnh

Thứ ba: Để tạo cách nói, cách viết có hình ảnh, gợi hình tợng bằng từ ngữ, các nhà văn có thể vận dụng nhiều cách: khi thì dùng từ láy:

Lng dậu phất phơ làn khói nhạt Làn ao lóng lãnh bóng trăng loe

(Nguyễn Khuyến) Hoặc

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi,

Mà ma xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu)

Khi thì dũng những từ ngữ tợng hình, tợng thanh:

Thuyền câu thấp thoáng dờn trên vách Tiếng sóng long bong vỗ trớc nhà

(Nguyễn Khuyến)

Ngay cả trong văn xuôi cũng vậy. Hình ảnh lão Hạc đợc Nam Cao khắc hoạ bằng một đoạn văn ngắn với một số từ rất gợi hình tợng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nớc mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém

của lão mếu nh con nít. Lão hu hu khóc" (Lão Hạc).

Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc cũng đợc các nhà văn sử dụng rất hiệu quả trong việc miêu tả hiện thực.

Cỏ non xanh dợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Nguyễn Du) hoặc:

"Lng trời ai nhuộm mà xanh ngắt"

(Nguyễn Khuyến)

" Cửa son đỏ loét tùm hum nóc"

(Hồ Xuân Hơng). - "Trắng phau nội cỏ cửu phơi tuyết"

(Tố Hữu)

- "Trông lên mặt sắt đen xì" (Nguyễn Du)

Đây là đoạn văn Nguyễn Tuân tả màu sắc của sông Đà: "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nớc sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nớc sông Đà lừ lừ đỏ nh da mặt một ngời bầm đi vì rợu bữa, lừ lừ cái mầu đỏ giận dữ ở một ngời bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về" "Ngời lái đò sông Đà" v.v…

Hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt là hết sức tinh diệu. Đã khi nào các em thử thống kê tất cả các màu trắng, đỏ hay xanh ra trớc mặt cha ? Cứ thử đi sẽ thấy từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt thật kỳ lạ . Này nhé nếu là màu trắng, ta có : Trắng bệch, trắng toát, trắng bong, trắng tinh, trắng nõn, trắng xoá, trắng phau, trắng ngần, trắng muốt, trắng ngà, trắng hếu, trắng dã, trắng ngà, trắng nhởn, trắng nhợt, trắng bóc, trắng lốp, trắng lôm lốp, trắng nuột, trắng ởn, trắng phếch, trắng trẻo, trắng trong ... Nếu là màu Xanh lại có : xanh um, xanh nhạt, xanh thẫm, xanh non, xanh lợt, xanh lè, xanh lét, xanh rờn, xanh rì, xanh lam, xanh biếc, xanh lơ, xanh mét, xanh ngắt, xanh ngăn ngắt, xanh rớt, xanh xao ... Với màu Đỏ bạn có thể kể : đỏ au, đỏ bừng, đỏ choé, đỏ chói, đỏ chót, đỏ chon chót, đỏ nọc, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hoen

hoét, đỏ hỏn, đỏ hon hỏn, đỏ kè, đỏ khé, đỏ nhừ, đỏ khè, đỏ loét, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lự, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ tơi, đỏ ửng, đỏ cạch, ... Với các tính từ trên khi chuyển sang tiếng Pháp, tiếng Anh, thờng ngời ta chỉ thêm vào chữ rất (très - Pháp hoặc very - Anh ). Chẳng hạn : xanh um, xanh rờntrès bleu ( rất xanh ) hoặc đỏ au, đỏ chót, đỏ rực đều đợc dịch là : rouge vif ( rouge : đỏ, vif : tơi ), còn trắng toát, trắng bệchtrès blanc (rất trắng). Trong khi mỗi từ trên của tiếng Việt có một sắc thái biểu cảm đôi khi rất khác nhau, ví nh

trắng toát là thứ trắng chói mắt, trắng bệch là trắng mất sinh khí, trắng bong là trắng nh mơí,

trắng tinh là trắng nguyên chất, trắng xoá là trắng rộng khắp một vùng, trắng phau là trắng sạch sẽ, trắng ngần là trắng sạch và trong, trắng muốt là trắng sạch mà trơn nhẵn, trắng ngà là trắng quý phái, trắng hếu là trắng nhô ra thô bỉ, trắng dã là chỉ màu mắt kẻ gian giảo, trắng nhởn là trắng lố bịch ( chỉ răng hoặc mắt )... vv. Và nh thế sẽ là rất khó khi dịch những câu thơ sau ra một ngôn ngữ khác sao cho lột tả hết đợc các màu sắc ấy :

- Cầu trắng phauphau đôi ván ghép ( Hồ Xuân Hơng )

- Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ ( Bà Huyện Thanh quan ) - Tiếc thay hạt gạo trắng ngần ( Ca dao )

- Rõ ràng trong ngọc trắng ngà ( Nguyễn Du )

- Bữa thấy bong bong che trắng lốp muốn tới ăn gan ( Đồ Chiểu ) - Có phải thịt da em mềm mại trắng trong ( Lâm Thị Mỹ Dạ ) - Hòn đá xanh rì lún phún rêu ( Hồ Xuân Hơng )

- Cỏ non xanh rợn chân trời ( Nguyễn Du )

- Lng trời ai nhuộm mà xanh ngắt ( Nguyễn Khuyến )

- Xanh om cổ thụ tròn xoe tán ( Bà Huyện Thanh Quan ) - Tháng tám mùa thu xanh thắm ( Tố Hữu )

- Cửa son đỏ loét tùm hum nóc ( Hồ Xuân Hơng ) - Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe ( Nguyễn Khuyến ) - Má đỏ au lên đẹp lạ thờng ( Hàn Mặc Tử )

- Đờng quê đỏ rực cờ hồng ( Tố Hữu )

Thứ t: Ngôn từ văn học là loại ngôn từ đã đợc chắt lọc từ ngôn ngữ đời thờng, đợc nâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những ph ơng tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, so sánh… Theo GS Đinh Trọng Lạc có tới 99 phơng tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt. Tất cả những cách ấy đều nhằm mục đích giúp ngời nói, ngời viết có nhiều cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phong phú hơn và do vậy hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu từ tức là chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác dụng của chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không phải đơn thuần là chỉ gọi đợc tên, kiệt kê các biện pháp mà nhà văn đã dùng.

Một phần của tài liệu Giao an Boi duong van 8 (4) - thuy (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w