Phương pháp dùng mốc so sánh

Một phần của tài liệu chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa (Trang 96)

C- hỗn hợp Kim loại tác dụng với dung dịch muối.

Phương pháp dùng mốc so sánh

Bài toán 1: Nhúng 2 kim loại vào cùng 1 dung dịch muối của kim loại hoạt động hoá học yếu hơn (các kim loại tham gia phản ứng phải từ Mg trở đi).

Trường hợp 1: Nếu cho 2 kim loại trên vào 2 ống nghiệm đựng cùng 1 dung dịch muối thì lúc này cả 2 kim loại đồng thời cùng xảy ra phản ứng.

Ví dụ: Cho 2 kim loại là Mg và Fe vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 Xảy ra đồng thời các phản ứng:

Mg + CuSO4  MgSO4 + Cu Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu

Trường hợp 2:

- Nếu cho hỗn hợp gồm 2 kim loại là: Mg và Fe vào cùng một ống nghiệm thì lúc này xảy ra phản ứng theo thứ tự lần lượt như sau:

Mg + CuSO4  MgSO4 + Cu ( 1 )

- Phản ứng (1) sẽ dừng lại khi CuSO4 tham gia phản ứng hết và Mg dùng với lượng vừa đủ hoặc còn dư. Lúc này dung dịch thu được là MgSO4; chất rắn thu được là Fe chưa tham gia phản ứng Cu vừa được sinh ra, có thể có Mg cò dư.

- Có phản ứng (2) xảy ra khi CuSO4 sau khi tham gia phản ứng (1) còn dư (tức là Mg đã hết)

Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu ( 2 ) - Sau phản ứng (2) có thể xảy ra các trường hợp đó là:

+ Cả Fe và CuSO4 đều hết: dung dịch thu được sau 2 phản ứng là: MgSO4, FeSO4; chất rắn thu được là Cu.

+ Fe còn dư và CuSO4 hết: dung dịch thu được sau 2 phản ứng là: MgSO4, FeSO4; chất rắn thu được là Cu và có thể có Fe dư.

+ CuSO4 còn dư và Fe hết: dung dịch thu được sau 2 phản ứng là : MgSO4 , FeSO4 và có thể có CuSO4 còn dư ; chất rắn thu được là Cu.

Giải thích: Khi cho 2 kim loại trên vào cùng 1 ống nghiệm chứa muối của kim loại hoạt động hoá học yếu hơn thì kim loại nào hoạt động hoá học mạnh hơn sẽ tham gia phản ứng trước với muối theo quy ước sau:

Kim loại mạnh + Muối của kim loại yếu hơn  Muối của kim loại mạnh hơn + Kim loại yếu

Trường hợp ngoại lệ:

Fe ( r ) + 2FeCl3( dd )  3FeCl2 ( dd )

Cu ( r ) + 2FeCl3( dd )  2FeCl2 ( dd ) + CuCl2 ( dd )

Bài toán 2: Cho hỗn hợp (hoặc hợp kim) gồm Mg và Fe vào hỗn hợp dung dịch muối của 2 kim loại yếu hơn. (các kim loại tham gia phản ứng phải từ Mg trở đi)

Bài 1: Cho hợp kim gồm Fe và Mg vào hỗn hợp dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch A và chất rắn B.

a/ Có thể xảy ra những phản ứng nào?

b/ Dung dịch A có thể có những muối nào và chất rắn B có những kim loại nào? Hãy biện luận và viết các phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn câu a.

Do Mg hoạt động hoá học mạnh hơn Fe nên Mg sẽ tham gia phản ứng trước.

Vì Ion Ag + có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu 2+ nên muối AgNO3 sẽ tham gia phản ứng trước.

Tuân theo quy luật:

Một phần của tài liệu chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa (Trang 96)