Phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng:

Một phần của tài liệu KTDT 17 2 mối quan hệ i irr r (Trang 45 - 47)

III. Các giải pháp về mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận và qui mô vốn đầu tư

3. Phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng:

Hiệu quả của các tổ chức tín dụng cũng là hiệu quả từ sản xuất kinh doanh của khách hàng, hiệu quả của nền kinh tế vì vậy cần:

Củng cố hoàn thiện và đổi mới hệ thống ngân hàng: Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng theo xu hướng tăng quy mô các ngân hàng quốc doanh ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực. Xây dựng một cơ chế liên kết, phối kết hợp các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính – tiền tệ. Tạo cho ngân hàng trung ương một vị thế độc lập tương đối để đủ sức kiểm soát sự biến động liên tục của thị trường. Việc quan trọng trong giai đoạn này là việc tái cấu trúc ngân hàng cần dc tiến hành mạnh mẽ, nâng cao năng lực tài chính của hệ thống tín dụng cho toàn nền kinh tế từ đó tạo dk thúc đẩy đầu tư, tiết kiệm và tăng trưởng.

Chú trọng bồi dưỡng đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng đủ sức thực hiện nhiệm vụ.

Tăng tỷ trọng cho vay kinh tế tư nhân, tăng tỷ trọng cho vay lĩnh vực nghành có các sản phẩm được đánh giá là có lợi thế so sánh và sức cạnh tranh cao. Quan tâm phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở những nơi có điều kiện, có khả năng, phát triển.

Trong quản trị và điều hành lãi suất cần đảm bảo tính khoa học và thống nhất trong toàn hệ thống.

Cần một ngân hàng trung ương đủ mạnh, với một quyết định thay đổi lãi suất của mình, Ngân hàng Trung ương Mỹ hay Châu Âu đã tác động đến cả nền kinh tế thế giới. Ngân hàng Trung ương Singapore , Thái Lan hay Malaysia tác động ngay lên nền kinh tế của họ, thậm chí có thể ảnh hưởng sang nước láng giềng. Mục tiêu quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại là lợi nhuận. Việc chạy đua lãi suất của họ là điều đương nhiên. Những cuộc đua như vậy không thể tránh được bằng thỏa thuận lãi suất. Hơn nữa, làm như vậy sẽ vi phạm luật cạnh tranh. Giải pháp hữu hiệu nhất là nâng cao năng lực và khả năng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sao cho mỗi khi họ đưa ra các quyết định của mình lập tức có tác động ngay đến nền kinh tế. Một ngân hàng trung ương mạnh có tính độc lập cao so với chính phủ là một trong những nền tảng cơ bản nhưng cũng là công cụ hữu hiệu để giảm thiểu những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu KTDT 17 2 mối quan hệ i irr r (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w