Ban hành chính sách tín dụng phù hợp với DNVVN

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại (Trang 49)

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho Khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định giúp

Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠ

3.2.4. Ban hành chính sách tín dụng phù hợp với DNVVN

Để mở rộng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng đối với Khách hàng DNVVN, chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách tín dụng phù hợp hơn nữa như:

Chủ động tìm kiếm Khách hàng: Hiện nay, trong lĩnh vực hoạt động tín dụng đang có sự cạnh tranh rất gay gắt bởi có sự phát triển của các NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cùng nhiều các tổ chức tín dụng khác cùng cung cấp sản phẩm tín dụng. Nếu Ngân hàng nào ngồi chờ các Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thì hoàn toàn rơi vào thế bị động và các DNVVN cũng gặp phải những rào cản khi tiếp xúc với tín dụng của Ngân hàng như điều kiện về khả năng tài chính, tính khả thi của dự án hay điều kiện về tài sản đảm bảo…, trong bối cảnh này, chủ động tìm kiếm, lựa chọn và thu hút những Khách hàng tốt là cách hiệu quả tốt nhất để chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên hạn chế được rủi ro tín dụng và đảm bảo vốn an toàn cho Ngân hàng.

Công việc này không phải chỉ thuộc trách nhiệm của riêng cán bộ tín dụng mà thuộc trách nhiệm của tất cả các nhân viên giao dịch khi có nhiều cơ hội tiếp xúc với Khách hàng, họ có thể giới thiệu những lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ, những ưu thế cạnh tranh của Ngân hàng mình so với các Ngân hàng và các Tổ chức Tín dụng khác. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần phải đảm bảo những Doanh nghiệp tốt có khả năng về tài chính để trả nợ Ngân hàng trên cơ sở xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong thời gian gần đây, uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường…

Mặt khác việc chủ động tìm đến Khách hàng là một biện pháp tiếp thị rất hiệu quả (nhất là đối với các Doanh nghiệp mới thành lập, hoặc mới vay vốn lần đầu và kể cả các Doanh nghiệp đã vay vốn các Tổ chức tín dụng khác) khi có mặt của Ngân hàng vào đúng thời điểm Khách hàng phân vân lựa chọn Ngân hàng để vay vốn.

của các NHTM là kim chỉ lam cho hoạt động của cán bộ tín dụng, nó giúp đảm bảo nguồn vốn mà họ cung cấp cho Khách hàng có thể được thu hồi khi đáo hạn, tuy nhiên, đây cũng là một rào cản trong việc đưa đồng vốn của Ngân hàng tới tay Khách hàng. Trong tất cả các điều kiện để được vay vốn tại NHTM, hầu hết trong số các điều kiện, DNVVN có thể đáp ứng được nhưng riêng điều kiện về tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn giá trị của khoản vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ là một thách thức lớn đối với DNVVN. Nhưng chúng ta đã biết rằng một khoản vay cho dù có tài sản thế chấp nhưng Doanh nghiệp làm ăn không có lãi thì cũng dẫn đến Ngân hàng bị mất vốn hoặc đọng vốn vì phải giải quyết, sử lý tài sản thế chấp ở nước ta không hề đơn giản một chút nào.

Hơn nữa, nhiều Khách hàng có tài sản bảo đảm tiền vay rất lớn, song cũng không vay được vốn Ngân hàng vì hồ sơ pháp lý chưa hoàn tất, chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, mà việc hoàn thành hồ sơ pháp lý giúp cho tài sản lại nằm ngoài khả năng của DN, việc đó tuỳ thuộc vào cơ quan chức năng của chính quyền địa phương trong việc triển khai các chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.

Điều kiện quan trọng nhất khi xem xét cho vay chính là kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có được do vốn vay của Ngân hàng đem lại, là uy tín trong kinh doanh và sự sẵn lòng trả nợ của Doanh nghiệp.

Vì vậy, chi nhánh nên xem xét nới lỏng dần các điều kiện vay vốn, không nên coi tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết để ra quyết định cho vay, đặc biệt đối với DNVVN. Và việc áp dụng cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, bảo lãnh của các DNVVN, vừa phần nào đảm bảo an toàn cho Ngân hàng.

Áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt: Lãi suất luôn được Khách hàng quan tâm vì nó là một yếu tố quyết định tói mức chi phí huy động vốn của các DN, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích mang lại từ dự án đầu tư, vay vốn. Nhưng lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm mà bất kỳ một NHTM nào cũng quan tâm theo dõi chặt chẽ. Các Ngân hàng không nên quy định quá chặt, cứng nhắc, áp dụng cho mọi đối

tượng vay vốn mà nên có các mức lãi suất linh hoạt mềm dẻo, áp dụng cho các đối tượng Khách hàng khác nhau. Điều này đã được chi nhánh áp dụng bằng nhiều chính sách lãi suất linh hoạt mà chi nhánh đã thu hút được rất nhiều DNVVN đến với mình mà điển hình là một Doanh nghiệp đầy triển vọng, đó là công ty cổ phần Hoàng Sơn – Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc Thiên Nga A - Đại Lộc đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Chi nhánh nên phát huy tốt kết quả đã đạt được này.

Đối với các khoản tín dụng ngắn hạn do đặc điểm của việc sử dụng vốn vay, Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên nên áp dụng lãi suất phù hợp với từng thời gian vay, từng Khách hàng và từng khoản vay cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh. Đối với tín dụng trung và dài hạn, nếu Doanh nghiệp đang có khản vay Ngân hàng và đang phải trả lãi suất gi trong khế ước. Từng thời kỳ nhất định, Ngân hàng có thể có những điều chính sách khác nhau và có những lúc thấp hơn lãi suất ghi trên khế ước. Lúc đó nên chăng Ngân hàng nên áp dụng một chính sách lãi suất đối với Khách hàng, tạo điều kiện cho DNVVN giảm bớt chi phí vốn, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Còn đối với Khách hàng truyền thống có uy tín hay những Khách hàng làm ăn có hiệu quả, có thông tin chính xác trung thực, chi nhánh nên áp dụng lãi suất ưu đãi hơn các Khách hàng khác Ngân hàng cũng phải có thông tin đầy đủ, chính xác trên nhiều lĩnh vực: Về các DN, về thị trường, môi trường kinh doanh, luật pháp, chính sách để thực hiện các chính sách lãi suất một cách có hiệu quả.

Thời hạn vay và kỳ hạn phải trả phù hợp với chu kỳ SX-KD của DN:

Việc xác định một thời hạn và kỳ hạn trả nợ phù hợp có lợi cho cả hai bên là Doanh nghiệp và Ngân hàng. Thời hạn phù hợp với thời gian hoàn vốn của chu kỳ kinh doanh, với luồng tiền của Doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho Doanh nghiệp trả nợ Ngân hàng đúng thời hạn, tạo uy tín cho Doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

Chi nhánh nên xác định và điều chỉnh thời hạn cho vay phù hợp với các DNVVN thì chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện và nâng cao hơn. Thời hạn này

phải căn cứ vào chu kỳ SX - KD thực tế của DN, dựa vào mục đích vay vốn (để

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w