Hoàn thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Giải quyết về thủ tục hành chính: những trở ngại về thủ tục hành chính

đang là một nhân tố cản trở quá trình thu hút FDI. Môi trường đầu tư có được cải thiện hay không, theo ý kiến của đại bộ phận các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, chính là có cải cách được bộ máy nhà nước, giảm thiểu được thủ tục hành chính không cần thiết giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian hình thành và triển khai dự án đầu tư… Do vậy chính phủ cần dành nhiều thời gian để chỉ đạo có hiệu lực hơn công việc cải cách hành chính, cần có các hình thức khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân và tổ chức trong viêcc thực hiện chủ trương quan trọng và có ý nghĩa thời sự trọng đại này.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam như đường sá, cầu, bến

cảng, sân bay, điện nước, thông tin liên lạc đã được ưu tiên đầu tư và có nhiều thay đổi sâu sắc, góp phần quan trọng vào việc phát triển ở Việt Nam trong thời

gian qua. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực các nước công nghiệp phát triển thì cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Trong những năm tới cũng như lâu dài, đầu tư vào cơ sở hạ tầng vẫn được nhà nước khuyến khích đầu tư nhiều nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhưng cũng cần nghiên cứu thu hút nguồn vốn tư nhân trong nước góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư và chính sách liên quan : Xây dựng hệ thống pháp luật hấp dẫn thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Triển khai việc nghiên cứu dễ tiến tới xây dựng một bộ luật đầu tư chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hoàn chỉnh hệ thống páhp lý chung về kinh tế để tạo lập môi trường kinh tế ổn định, bình đẳng.

3.2.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thị trường lao động ở nước sở tại. Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư của các nước châu Á thành công nhất.

Coi trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề , cần thực hiện hoạt động dự báo sử dụng nhu cầu lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hiện nay công tác này ở Việt Nam vẫn còn chưa mạnh , chỉ một số các cơ quan báo chí tham khảo các doanh nghiệp và chuyên gia rồi đưa thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng , thực chất Việt Nam chưa có cơ quan nào hoàn toàn phụ trách nhiệm vụ này.

Nâng cao và bổ sung trình độ ngoại ngữ , tin học , các nghiệp vụ chuyên ngành khác cùng với luật pháp đầu tư , luật lao động , luật doanh nghiệp bằng những biện pháp mang tính bắt buộc để có thể có việc làm.

3.3.Giải pháp về tài chính và ngoại hối.

Trong chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài của các nước, các khuyến khích về tài chính luôn chiếm vị trị quan trọng và luôn được nước chủ nhà coi là những “mồi câu” để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các khuyến khích về tài chính thường bao gồm các mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng, lệ phí và quy định thời gian khấu hao. Đây là những công cụ quan trọng không chỉ tạo nên sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn hướng dẫn họ đầu tư theo định hướng phát triển của nước chủ nhà.

Mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào việc quy định mức thuế đầu tư đối với họ. Nếu các mức thuế đầu tư thấp và hợp lý sẽ góp phần giảm được chi chí đầu tư, nhờ đó tăng được cơ hội thu được lợi nhuận cao. Mặt khác, cơ cấu thuế đầu tư còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tượng, định hướng, quy mô và hình thức đầu tư. Để khuyến khích đầu tư nước ngoài theo định hướng phát triển của nước chủ nhà, các lĩnh vực, định hướng, hình thức đầu tư ưu tiên thường được áp dụng mức thuế suất thấp.

Có thể lấy thí dụ tại hầu hết các nước châu Á đều đưa ra những chính sách cắt giảm thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc miễn giảm thuế 7 năm với doanh nghiệp FDI có vốn trên 50 triệu USD. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được...Ở Trung Quốc, các dự án đầu tư vào đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ được ưu đãi về thuế, các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung - sẽ được

thuê đất miễn phí, miễn thuê thu nhập trong vòng 10 năm...Indonesia miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu dùng cho mục đích đầu tư...Đây là một cách làm khá hiệu quả mà Việt Nam có thể xem xét.

Việc nới lỏng chính sách kiểm soát ngoại hối của các nước phát triển đã đầy mạnh các công ty của họ đầu tư ra nước ngoài. Đối với các nước nhận đầu tư, chính sách kiểm soát ngoại hối thường bao gồm các quy định về mở tài khoản ngoại tệ, chuyển đổi giữa các đồng ngoại tệ và bản tệ, chuyển ngoại tệ ra ngoài lãnh thổ và tỷ giá hối đoái. Hiện nay pháp lệnh ngoại hối và nghị định 160/2006/ND-CP của chính phủ đã được ban hành có những quy định khá chi tiết về các điều trên, tuy nhiên những quy định về điều kiện để mở tài khoản tệ đối với các nhà đầu tư vẫn chưa rõ ràng. Đối với nhiều nước việc mở tài khoản ngoại tệ của các doanh nghiệp nước ngoài tại các ngân hàng nước chủ nhà phải được phép của cơ quan quản lý tiền tệ của nước này. Nếu cơ quan chức năng nước chủ nhà không quản lý được các tài sản ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ của mình thì hiện tượng không kiểm soát được dòng tiền vào ra lãnh thổ là điều khó tránh khỏi

Kết hối ngoại tệ sẽ giải quyết được tình trạng căng thẳng ngoại hối. nhưng về lâu dài, kết hối không thể giải quyết được cội rễ sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ...vì vậy nên giảm dần tỷ lệ kết hối ngoại tệ, tiến tới xoá bỏ việc kết hối bắt buộc khi có điều kiện, từng bước thực hiện mục tiêu hoán chuyển ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai. Có chính sách bổ sung đảm bảo việc bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI đã thực hiện nghĩa vụ kết hối để đáp ứng nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng các chuẩn mực về định giá tài sản, đánh giá tài sản đối với các

doanh nghiệp FDI nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo sự quản lý của Nhà nước.

3.4.Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư

Thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức vận động xúc tiến đầu tư. Các chương trình vận động xúc tiến cần thực hiện theo ngành, lĩnh vưc, địa bàn, dự án cụ thể.

Tiếp tục mở rộng, đa phương hóa quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại, các diễn đàn quốc tế…Và cần xác định các đối tác chiến lược của hoạt động xúc tiến đầu tư . Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế, thị trường, tuyên truyền , quảng cáo về môi trường đầu tư nước ta.

Cần tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, đồng thời tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam về môi trường đầu tư của Việt Nam

3.5.Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI.

Xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể về đầu tư của cả nước, của từng khu vực và địa phương, của từng ngành; công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài; phát triển hệ thống thông tin xúc tiến đầu tư gắn với chương trình đầu tư và các đối tác cụ thể.

Trong định hướng về thu hút sử dụng FDI theo ngành và lĩnh vực cần khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, điện tử, dầu khí, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, khai thác ưu

thế về tài nguyên, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đồng thời, cần có sự khuyến khích và có chính sách ưu đãi thỏa đáng đối với các dự án chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước; chú trọng các dự án ứng dụng công nghê sinh học vào sản xuất các giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế caco. Ưu tiên hợp lý các dự án FDI vào địa bàn trọng điểm làm động lực thúc đẩy và liên kết các vùng kinh tế trong cả nước, khai thác thế mạnh về nguyên vật liệu, lao động. Ưu đãi đặc biệt cho những dự án FDI vào các vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Mặt khác, cần phải xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh tế, hệ thống thông tin xúc tiến đầu tư phù hợp với các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế, phù hợp với từng thành phần kinh tế, từng đối tác đầu tư. Hệ thống thông tin xúc tiến đầu tư cần tập trung vào một đầu mối, sau đó mới giới thiệu cho các địa phương , các vùng lãnh thổ, tránh tình trạng cục bộ, địa phương, cạnh tranh gọi vốn một cách vô tổ chức, thiếu tính toán lợi ích chung của nền kinh tế như thời gian qua.

Cần xóa bỏ những khác biệt về đầu tư trong nước và nước ngoài, ban hành luật khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Hoàn thiện các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu theo yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế theo hướng đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng phải ưu tiên đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất và áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI Giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, Giải phóng mặt bằng. Thực hiện việc giao đất đã đền bù giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, tránh việc đẩy giá đất lên quá cao như hiện nay. Có các quy định về vay vốn rõ ràng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong

nước và doanh nghiệp FDI dễ dàng tiếp cận thị trường vốn , thị trường tín dụng trung và dài hạn.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc phòng chống tham nhũng , dẹp bỏ các hiện tượng tiêu cực “yêu sách” đối với các nhà đầu Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp FDI. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và tác động tích cực đến các nhà đầu tư mới.

3.6.Đảm bảo thu hút FDI “sạch”

FDI “sạch” là những đâu tư hướng tới sự phát triển bền vững cho một nền kinh tế, nó phải đảm bảo được lợi ích vê kinh tế cho cả hai bên nhà đầu tư và nước được đầu tư , đồng thời nó phải mang lại lợi ích về xã hội và môi trường một cách lâu dài chứ không phải là trước mắt như nhiều dự án hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một ví dụ về FDI không sạch là sự việc Cty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm lấy làm ví dụ điển hình để phân tích về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường.

Chính vì vậy thu hút FDI không chỉ là tìm mọi cách thu hút đầu tư bằng mọi giá và mọi cách. Nếu như chúng ta chỉ thu được những dự án đầu tư “không

sạch” nhiều hơn những FDI “sạch” thì những giải pháp đã được nêu ra là vô nghĩa. Vì vậy việc lựa chọn đối tác đầu tư , việc thẩm định các dự án phải được ưu tiên hàng đầu. Nhưng phải đảm bảo những quyết định được đưa ra phải nhanh chóng tránh gây thiệt hại cho cả đôi bên.

Kết luận

Trong những năm qua, sự gia tăng nguồn vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đóng góp vào GDP, giá trị sản lượng công nghiệp, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động… Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy ngành nghề khác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Như vậy, nguồn vốn FDI có vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta, Tuy nhiên cũng có những bất cập từ việc quản lý và những ảnh hưởng tiêu cực từ FDI đối với môi trường và kinh tế - xã hội nước ta.Chính vì vậy chúng ta vừa phải có những chiến lược thu hút đầu tư hiệu quả nhưng cũng đồng thời phải có những phương pháp quản lý và giảm thiểu những hệ quả xấu từ phía các doanh nghiệp FDI và vì vậy việc lựa chọn đối tác đầu tư là một điều đáng làm.

Với đề tài này em đã trình bày được những thực trạng thu hút nguồn vốn FDI trong giai đoạn hiện nay và nêu ra một số biện pháp nhằn thu hút có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI trong tương lai.

Tài liệu Tham khảo

1.Niên giám thống kê năm 2009 . Nhà xuất bản thống kê. Hà Nôi. 2. Bách khoa điện tử Wikipedia : http://vi.wikipedia.org

3. Báo Hà Nội Mới : http://www.hanoimoi.com.vn 4.Báo lao động: http://laodong.com.vn/

5. Cộng Đồng Kinh Tế VnEcon ( 2009 ) http://www.vnecon.vn/ 6.Website của cục kế hoạch đầu tư – Bộ kế hoạc đầu tư :

http://fia.mpi.gov.vn/

7.Báo kinh tế : http://baokinhte.vn/

8.Tạp chí kinh tế Việt Nam : http://vneconomy.vn/ 9.Báo đầu tư : http://www.baodautu.vn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam hiện nay (Trang 29)