Một trong những giải pháp cung cấp nguồn vốn hiệu quả nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hiện nay được nhiều DN áp dụng là sử dụng hình thức cho thuê tài chính.
Sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính đang được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc... Hiện nay ở Mỹ, ngành thuê mua thiết bị chiếm khoảng 25 - 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp. Nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó thể hiện hình thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch.
Tại Việt Nam, dịch vụ cho thuê tài chính bắt đầu xuất hiện từ năm 1996, và đây được nói là phương thức hiệu quả để giải quyết về nguồn vốn và trang
thiết bị máy móc cho DNVVN.
Các DNVVN thường hạn chế về vốn tự có, uy tín cũng như tài sản thế chấp dẫn đến khó tiếp cận với nguồn vốn tài chính. Trong khi đó, hoạt động cho thuê tài chính là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ, các DN có mức độ tín nhiệm thấp có được cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để sử dụng.
Loại hình này rất thích hợp cho DNVVN bởi vì thủ tục đi thuê đơn giản, linh hoạt nhanh gọn hơn đi vay vì bớt được thời gian làm thủ tục thế chấp, bảo lãnh. Thêm vào đó, hình thức thuê tài chính sẽ giúp cho DN tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt đối với những thiết bị có tốc độ phát triển nhanh. Hơn nữa, hình thức này có thể giúp doanh nghiệp vừa có vốn vừa có trang thiết bị máy móc hiện đại để tập trung sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.
Mặc dù dịch vụ cho thuê tài chính có tác dụng cho các DN như vậy, nhưng hoạt động công ty tài chính thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng của thị trường dịch vụ này ở Việt Nam. Nguyên nhân là do các DN vẫn chưa nhận thức được hết lợi ích từ kênh tín dụng này cũng như thông tin về thị trường phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay.
Các chủ DNVVN đều nói rằng giá cả cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam đang cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê. Lãi suất cho thuê tài chính cao hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua sắm trực tiếp từ nhà sản xuất.
Hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng gồng mình đưa ra chiến lược “tự cứu” để kiếm tiền nuôi bộ máy, trả khấu hao, duy trì hoạt động của doanh nghiệp như: Hợp lý hoá sản xuất, tập trung kinh doanh sản phẩm chính; Rút ngắn thời hạn thanh toán phân phối để đẩy nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào
vay ngân hàng; Đảm bảo thanh toán hàng nhập khẩu, tạo nguồn dự phòng thay đổi tỉ giá; Tránh giảm mức tiêu thụ bằng cách chấp nhận lỗ để giữ khách hàng, giữ thị trường.
Trong khi đó việc điều chỉnh giá đơn hàng không thể thưc hiện do đối tác nào cũng rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chất. Giải pháp trước mắt là quyết liệt tiết kiệm trong điều hành sản xuất và chi tiêu nhằm duy trì sản xuất để chờ cơ hội…
Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ do khả năng tích lũy thấp, nên các phương án đầu tư thường cũng chủ yếu dựa vào vay tín dụng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức.
Hiện nay Chính phủ đưa ra các biện pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, cùng với việc tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho đối tượng doanh nghiệp này. Các biện pháp này đã được quy định rõ tại Nghị quyết số 22/NQ- CP của Chính phủ
6 biện pháp lớn của Chính phủ bao gồm:
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
CHƯƠNG III