Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý rui ro tíndụng tại NHTMCP Đại Tín (Trang 46)

3.3.2.1 Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lí rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như quyền chọn (option), hoán đổi (swap), kì hạn (forward), tương lai (future)...

3.3.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Chính vì vây, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các

thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.

- Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, từ đó tình hình kinh tế Việt Nam ngày một khó khăn, lạm phát tăng cao, NHNN ban hành thêm một số quy định mới thắt chặt tín dụng, các doanh nghiệp không có nguồn tiền để thanh toán, kinh doanh, dẫn đến khả năng phá sản, ngân hàng khó thu hồi được nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao …

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới.

- Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đại Tín.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với TRUSTBANK.

- Đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành và Ngân hàng Nhà nước.

Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Ngân hàng TMCP Đại Tín quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài vào Việt Nam.

Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hướng dẫn, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, hoàn thành đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín” và tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại,NXB thống kê.

2. TS. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê

3. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.

4. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh

doanh Ngân hàng, NXB Thống kê.

5. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân

hàng, NXB Thống kê Hà Nội.

6. Báo cáo thường niên TRUSTBank năm 2008 – 2009.

CHƯƠNG 1...3

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG...3

1.1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại...3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.2 Phân loại tín dụng...5

1.1.3 Vai trò của tín dụng...6

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...8

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm rủi ro tín dụng...8

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại...9

1.3 NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG...12

CHƯƠNG 2...14

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN:...15

2.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Tín ...16

2.1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đại Tín...18

2.1.3 Hoạt động tín dụng...19

2.1.4 Hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian tài chính...19

2.1.5 Kết quả kinh doanh:...20

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN...20

2.2.1 Quan điểm của Ngân hàng TMCP Đại Tín về quản lý rủi ro tín dụng...20

2.2.2 Mô hình và quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín...21

2.2.3 Kết quả triển khai công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín...24

2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN...27

2.3.1 Kết quả đạt được trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín...27 2.3.2 Hạn chế còn tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín...29 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín...30

CHƯƠNG 3...33 3.1 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN...33

3.1.1 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đại Tín ...34 3.1.2 Định hướng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đại Tín đến 2010...34

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN...35

3.2.1 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng...35 3.2.3 Hoàn thiện chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng...36 3.2.4 Xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm tra giám sát nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng...37 3.2.5 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng...39

3.2.6 Tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao chất lượng

công tác quản lý rủi ro tín dụng...40

3.2.7 Kết hợp bảo hiểm với tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng...41

3.2.8 Phát triển các nghiệp vụ phái sinh tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng...41

3.2.9 Phân tán rủi ro nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng...42

3.3 KIẾN NGHỊ...43

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan...43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý rui ro tíndụng tại NHTMCP Đại Tín (Trang 46)