MỤC TÊU Giúp HS:

Một phần của tài liệu GA LỚP 4 TUẦN 10 (Trang 34 - 37)

Giúp HS:

-Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước.

-Làm thí nghiệm, tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.

-Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức. II.CHUẨN BỊ

-Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43.

-HS và GV cùng chuẩn bị: HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ. +2 cốc thuỷ tinh giống nhau.

+Nước lọc. Sữa.

+Chai, cố, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau. +Một tấm kính, khay đựng nước.

+Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển, … ). +Một ít đường, muối, cát.

+Thìa 3 cái.

-Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

- Nhận xét về bài kiểm tra.

3.Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài:

-Hỏi: Chủ đề của phần 2 chương trình khoa học có tên là gì ?

-GV giới thiệu : Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về một số sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và

-HS lắng nghe.

-Vật chất và năng lượng. -HS lắng nghe.

vai trò của nó đối với sự sống của con người và các sinh vật khác. Bài học đầu tiên các em sẽ tìm hiểu xem nước có tính chất gì ?

* Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước.

* Mục tiêu:

-Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.

-Phân biệt nước và các chất lỏng khác. * Cách tiến hành:

-GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng.

-Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi :

1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ? 2) Làm thế nào, bạn biết điều đó ?

3) Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ? -Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh lên bảng những ý không trùng lặp về đặc điểm, tính chất của 2 cốc nước và sữa.

-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm độc lập suy nghĩ và kết luận đúng: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

* Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía.

* Mục tiêu:

-HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất định”. -Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước. -Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. -Nêu được ứng dụng thực tế này.

* Cách tiến hành:

-GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước.

-Yêu cầu HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước.

-Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 trang 43 / SGK, 1 HS thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi.

1) Nước có hình gì ?

-Tiến hành hoạt động nhóm.

-Quan sát và thảo luận về tính chất của nước và trình bày trước lớp.

1) Chỉ trực tiếp.

2) Vì : Nước trong suốt, nhìn thấy cái thìa, sữa màu trắng đục, không nhìn thấy cái thìa trong cốc.

Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là nước, cốc có mùi thơm béo là cốc sữa.

3) Nước không có màu, không có mùi, không có vị gì.

-Nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe.

-HS làm thí nghiệm.

-Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận. -Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng.

1) Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước.

2) Nước chảy như thế nào ?

-GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm. -Hỏi: Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước ? Nước có hình dạng nhất định không ?

-GV chuyển việc: Các em đã biết một số tính chất của nước: Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định có thể chảy tràn lan ra mọi phía. Vậy nước còn có tính chất nào nữa ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết.

* Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.

* Mục tiêu:

-Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm qua một số vật. Nước hoà tan và không hoà tan một số chất.

-Nêu ứng dụng của thực tế này. * Cách tiến hành:

-GV tiến hành hoạt động cả lớp. -Hỏi:

1) Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào ?

2) Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ?

3) Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước ?

-GV tổ chức chpo HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 / SGK.

-Yêu cầu 4 HS làm thí nghiệm trước lớp.

+Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ?

+Yêu cầu 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước.

+Hỏi:

1) Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ?

2) Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước ?

3.Củng cố- dặn dò:

2) Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía.

-Các nhóm nhận xét, bổ sung. -HS trả lời.

-HS lắng nghe.

-Trả lời.

1) Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước.

2) Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải.

3) Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không.

-HS thí nghiệm.

-1 HS rót nước vào khay và 3 HS lần lượt dùng vải, bông, giấy thấm để thấm nước. +Em thấy vải, bông giấy là những vật có thể thấm nước.

+3 HS lên bảng làm thí nghiệm.

1) Em thấy đường tan trong nước; Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước.

2) Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.

-GV có thể kiểm tra HS học thuộc tính chất của nước ngay ở lớp.

-Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài.

-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà tìm hiểu các dạng của nước.

-HS cả lớp.

TOÁN

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN

Một phần của tài liệu GA LỚP 4 TUẦN 10 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w