Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ (Trang 27)

9.1. Địa điểm

Tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Thời gian: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013.

9.2. Nội dung

Trong phạm vi của đề tài này thì công tác giáo dục cộng đồng nhằm chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ chứ không phải với nam giới. Nghiên cứu tập trung vào:

Thực trạng các loại hình bạo lực gia đình với phụ nữ.

Thực trạng hiểu biết của ngƣời dân về phòng, chống bạo lực gia đình với phụ nữ nhƣ: luật pháp, chính sách; kỹ năng ứng phó, kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi xảy ra bạo lực gia đình.

Các hình thức, nội dung, đối tƣợng thực hiện và sự tham gia của ngƣời dân nhằm phòng, chống bạo lực gia đình.

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣng trong đề tài này, tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận hệ thống sử dụng xuyên suốt trong nghiên cứu của mình.

27

NỘI DUNG CHÍNH

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.1.1. Thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng đƣợc vận dụng trong công tác xã hội. Lý thuyết hệ thống ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX. Lý thuyết hệ thống đƣợc đề xƣớng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy. Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lí thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy.

Khái niệm: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một

thể thống nhất” [18, tr.434].

Góc độ công tác xã hội: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được xắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực

tiếp của mình trong cuộc sống” [18, tr.436].

Hệ thống đƣợc định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều thành tố tƣơng tác và phụ thuộc lẫn nhau. Quan điểm về hệ thống cung cấp cho chúng ta một khung tổ chức gồm nhiều yếu tố, bộ phận liên quan và tác động qua lại với nhau trong môi trƣờng xã hội.

Thuyết hệ thống dựa trên quan điểm lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, đƣợc tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản thân các tiểu hệ thống cũng nhƣ là một phần của hệ thống lớn hơn. Thuyết hệ thống hoạt động tuân thủ theo nguyên tắc: a/ mọi tiểu hệ thống đều nằm trong hệ thống lớn hơn. b/ mối quan hệ chặt chẽ giữa tiểu hệ thống này với hệ thống khác. c/ mọi hệ thống đều có đầu vào và đầu ra. d/ mọi hệ thống đều có xu thế tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác.Thuyết hệ thống hoạt

28

động tuân thủ theo nguyên tắc: Một là, mọi tiểu hệ thống đều nằm trong hệ thống lớn hơn. Hai là, mối quan hệ chặt chẽ giữa tiểu hệ thống này với hệ thống khác. Ba là, mọi hệ thống đều có đầu vào và đầu ra. Bốn là, mọi hệ thống đều có xu thế tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác.

Lí thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, vời nhóm và ngƣợc lại. Nội dung này nhƣ là một căn cứ khoa học, để hiểu sự tƣơng tác giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình và các cơ quan tổ chức trong cộng đồng. Theo đó, gia đình cũng là một hệ thống có sự tƣơng tác, phụ thuộc và tác động qua lại giữa các thành viên, khi mà phụ nữ bị bạo lực thì không chỉ tác động đến tâm lý, tình cảm của cá nhân ngƣời phụ nữ đó, mà còn tác động đến các thành viên khác trong gia đình. Nếu một cá nhân bị bạo lực có thể giúp gia đình thay đổi và sự thay đổi này sẽ tác động đến tất cả những thành viên theo hƣớng tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội cần phối hợp với các cơ quan ban ngành khác để hỗ trợ và làm sao giúp các cặp vợ chồng hay gia đình cân bằng trong thay đổi. Đồng thời, phải tìm hiểu xem gia đình đó thuộc vào loại hệ thống nào – đóng (closed) hay mở (open), xa cách (disengaged) hay không gắn bó (enmeshed); tìm hiểu sự phản hồi (feedback) trong gia đình; những ranh giới (boundaries) chức năng phân chia theo vai trò; và các qui tắc (rules) trong gia đình. Chính vì, xung quanh gia đình có rất nhiều hệ thống: hệ thống công an, hệ thống phụ nữ,..., nếu nhƣ các hệ thống này có quy định, can thiệp thì sẽ giúp cho hệ thống gia đình mạnh lên, giúp cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình với phụ nữ đạt đƣợc kết quả cao nhất.

1.1.2. Thuyết nhận thức

Các lý thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tƣ cách là một quá trình xử lý thông tin. Bộ não xử lý các thông tin tƣơng tự nhƣ một hệ thống kỹ thuật. Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc, và có

29

ảnh hƣởng quyết định đến hành vi. Con ngƣời tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử lý và đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử. Trung tâm của các lý thuyết nhận thức là các hoạt động trí tuệ: xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tƣợng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tƣởng mới.

Albert Ellis (1977) cho rằng cách mà con ngƣời nhìn nhận thế giới sẽ chi phối hành vi của họ, những niềm tin không hợp lý sẽ dẫn đến những hành vi không hợp lý, muốn thay đổi hành vi cần thay đổi nhận thức của con ngƣời. Nhƣ vậy, có thể hiểu con ngƣời nhìn nhận thế giới nhƣ thế nào thì sẽ có hành vi theo thế đó. Nếu họ có cách nhìn nhận không hợp lý thì sẽ dẫn đến hành vi không hợp lý. Xuất phát từ quan niệm nho giáo, ngƣời dân nhìn nhận ngƣời chồng/nam giới là trụ cột gia đình, họ đƣơng nhiên có quyền đƣợc dạy vợ

dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”, và phụ nữ luôn nhìn

nhận kém hơn đàn ông thì sẽ dẫn đến bạo lực gia đình. Muốn thay đổi hành vi thì phải thay đổi nhận thức. Giáo dục cộng đồng chính là cách thay đổi nhận thức, giúp cho ngƣời dân (nam giới, nữ giới) có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề bạo hành gia đình.

1.1.3. Thuyết hành vi

Thuyết hành vi tiêu biểu: Arnold Lazarus, R. E Albeti, F. Skinner, Albert Bandura, Joseph Wolpe và Alan Kazdin, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hành công tác xã hội. Đây là một trƣờng phái tâm lý học giải thích về hành vi chỉ dựa trên những quan sát hành vi thấy rõ hơn là dựa vào những quá trình nhận thức diễn ra bên trong não hay là những hành vi không thấy rõ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuynh hƣớng hành vi đƣợc phát triển trong những năm 50 và đầu những năm 60 nhƣ là sự cấp tiến thoát khỏi triển vọng của trị liệu phân tâm đang thịnh hành trƣớc đó.Thuyết hành vi là cơ sở giúp đối tƣợng giảm hành vi không phù hợp và tăng cƣờng hành vi đúng đắn. Từ đó đem lại cho đối tƣợng

30

cảm giác đúng đắn về bản thân và giúp họ tƣơng tác một cách hài hòa về môi trƣờng xung quanh.

Nhƣ vậy, theo các nhà hành vi, thì hành vi con ngƣời hàm chứa yếu tố nhận thức kiến thức, niềm tin, thái độ, giá trị xã hội và hành động cụ thể của con ngƣời, các yếu tố này thƣờng đan xen, kết hợp chặt chẽ với nhau khó có thể phân tách rõ ràng cho nên tƣ duy của con ngƣời giống nhƣ kĩ xảo, nó đƣợc hình thành theo cơ chế phản xạ và luyện tập chúng. Các tác giả của học thuyết này cho rằng hành vi của con ngƣời có thể thay đổi đƣợc, điều chỉnh đƣợc qua học tập có điều kiện. Lý thuyết này có giá trị to lớn trong việc áp dụng vào can thiệp, thông qua giáo dục cộng đồng nhƣ tuyên truyền (loa phát thanh, tivi, báo đài,….), tập huấn, hội thảo, tọa đàm,….có thể thay đổi, điều chỉnh đƣợc hành vi của ngƣời bạo lực và ngƣời bị bạo lực trong gia đình.

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.1. Bạo lực gia đình

1.2.1.1. Khái niệm Bạo lực Bạo lực

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát

triển hay gây ra sự mất mát”.

Theo Từ điển Tiếng Việt (2003): “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ. Nó có thể là bạo lực chính trị, bạo lực vũ trang, trên phạm vi toàn xã hội, giữa các quốc gia, trên lãnh thổ một đất nước, nó có thể là bạo lực gây thương tích, tổn thương về kinh tế, thể chất hay tinh thần của người này

31

Còn theo từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học (1986): “Bạo lực là một giai cấp (các nhóm chính trị- xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau, kể cả sự tác động bằng vũ trang, đối với các giai cấp (các nhóm chính trị- xã hội) khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự

thống trị về kinh tế, chính trị những quyền hay đặc quyền khác nhau” [17,

tr.121].

Tuy nhiên, không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều mang tính chính trị, đều chỉ hƣớng vào việc lật đổ các đảng và phe phái chính trị. Ngƣời ta có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày nhƣ: giải quyết sự bất hòa trong quan hệ xã hội, sự tranh chấp quyền lợi giữa hai ngƣời hàng xóm,…Nhƣ vậy, có thể gọi bạo lực là một hiện tƣợng xã hội và là một phƣơng thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội.

Bạo lực gia đình

Ở Việt Nam, 21/11/2007, trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XII đã thông qua bản dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2008 thì:”Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,

kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. [13, tr.7]

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Xuân Mai và cộng sự (2009) thì: “Bạo lực gia đình là hành động làm tổn thương và sự đe dọa, cưỡng bức của các thành viên trong gia đình về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế của các thành viên khác trong gia đình khiến họ bị đau đớn về thể xác, tổn hại về tinh thần và gặp khó khăn trong phát triển nhân cách. Bản chất của bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực của thành viên nào đó trong gia đình để khống chế khuất phục

và kiểm soát những người khác trong gia đình” [3, tr.16].

Bạo lực gia đình là sự phản ánh cuộc khủng hoảng của gia đình, bất đồng trong quan điểm, sa sút về tình cảm và sự suy thoái về các chuẩn mực đạo đức.

32

Bạo lực gia đình với phụ nữ

Bạo lực gia đình với phụ nữ đƣợc miêu tả trong Báo cáo Dân số Chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ (1999) nhƣ sau:”Nó thường được biết đến như là bạo lực “trên cơ sở giới” bởi vì xuất phát một phần từ vị trí thấp kém hơn của người phụ nữ trong xã hội. Phần khác, nhiều nền văn hóa có các niềm tin, chuẩn mực và thể chế xã hội làm chính đáng hóa bạo lực đối với phụ nữ và bởi vậy gây ra bạo lực đối với phụ nữ. Cùng là những hành động như nhau nhưng nếu chúng xảy ra với người chủ lao động, người hàng xóm hoặc người quen thì sẽ bị trừng phạt, nhưng lại không có vấn đề gì nếu nam giới có các

hành động đó đối với phụ nữ, đặc biệt trong phạm vi gia đình” [20, tr.14-15]

Theo Bùi Thị Xuân Mai và các cộng sự, 2009 thì: “Bạo lực gia đình với phụ nữ là bất cứ những hành vi nào của người trong gia đình gây tổn thương cho người phụ nữ cả thể chất và tinh thần, nó gồm hành vi bạo lực gây tổn thương

thể chất, lạm dụng tình dục, sự kiểm soát về kinh tế lẫn tinh thần” [3, tr.17].

1.2.1.2. Phân loại bạo lực gia đình

Thông thƣờng chủ yếu phân chia theo hai cách

Dựa trên đối tượng bị bạo lực có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng: đây là kiểu bạo hành chủ yếu

chiếm một phần khá lớn trong cuộc sống. Hình thức bạo hành này chỉ tính chung vào nạn nhân của bạo hành là ngƣời tình, vợ/chồng. Ngƣời bị bạo hành chịu nhiều hình thức bạo hành nhƣ: bị đánh đập, tát, kéo, ép phải quan hệ tình dục mà không muốn,…

Bạo lực với trẻ em: Bao gồm các hành vi sử dụng bạo lực với trẻ em nhƣ:

tát, đánh đập, các hành vi gây đau đớn về thể xác cũng nhƣ tinh thần của trẻ em.

Bạo lực với người già: Là các hành vi nhƣ sử dụng sức khỏe để dọa nạt,

gây áp lực để làm theo ý của mình, các hành vi gây tác động đến thân thể và tinh thần….

33

Bạo lực xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây

kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.

Dựa trên tính chất hành vi bị bạo lực gia đình có:

Bạo lực thể chất: Là bất cứ hành vi cố ý gây thƣơng tích trên cơ thể nạn

nhân, bao gồm hành vi bạo lực và thƣơng tật nhỏ [4, tr11]. Bao gồm những hành vi nhƣ đánh đập, ngƣợc đãi, tra tấn hoặc các hành động cố ý khác làm nạn nhân bị thƣơng tích, ảnh hƣởng đến sức khỏe hoặc bị thiệt mạng. [4, tr27]

Bạo lực tình dục: là bất kỳ hành vi cố ý nào quấy rối tình dục, ép buộc

hay dùng thủ đoạn để lừa ngƣời khác có những hoạt động tình dục trái với mong muốn của họ, kể cả các trƣờng hợp chƣa thực hiện đƣợc hành vi tình dục, chƣa có giao hợp, hay chƣa có hậu quả xấu về sức khỏe tình dục. Hành vi ép buộc về tình dục có thể xảy ra cả trong hôn nhân – giữa vợ và chồng, kể cả sau khi đã ly thân, ly hôn, và cả trong tình yêu – giữa hai ngƣời yêu nhau. Bạo lực tình dục thƣờng đi kèm cả cả bạo lực thể chất và/ hoặc bạo lực tinh thần, vì vậy cũng có thể xếp hành vi bạo lực tình dục vào nhóm hành vi bạo lực thể chất và nhóm hành vi bạo lực tinh thần.

Bạo lực tinh thần: là bất kỳ hành vi cố ý nào làm tổn thƣơng tinh thần

của đối phƣơng, đây còn đƣợc gọi là bạo lực tình cảm/ tâm lý. Bao gồm những hành vi có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ- những hành vi nhƣ lăng mạ, chửi bới, đe dọa hoặc các hành vi xúc phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm ngƣời phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hoặc kinh tế. [4, tr.27]

Bạo lực xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây

kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. Bạo lực này thƣờng đƣợc xác định khi mà ngƣời trong gia đình đặc biệt là ngƣời chồng hoàn toàn kiểm soát tiền bạc và các nguồn lực khác của ngƣời vợ, bao gồm cả việc tịch thu tài sản riêng, cấm đoán phụ nữ đi làm kiếm tiền. Hình thức này

34

về bản chất là cố tình tạo ra ảnh hƣởng để bắt buộc ngƣời phụ nữ trong gia đình phụ thuộc vào ngƣời chồng. Ở Việt Nam hiện có ít nghiên cứu về dạng bạo lực này.

Tuy nhiên, dù là theo cách phân chia nào thì bạo lực chỉ nhằm mục đích dễ nhận thức, còn trong thực tế khó phân định đƣợc rạch ròi các kiểu loại bạo

Một phần của tài liệu Giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ (Trang 27)