Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về "Giải toán có lời văn" trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này.
Với mỗi dạng toán "thêm, bớt" giáo viên có thể biến tấu để có những bài toán có vấn đề. Chẳng hạn bài toán "bớt" trở thành bài toán tìm số hạng, bài toán "thêm" trở thành bài toán tìm số trừ.
Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải.
Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như : Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo ...
d)Tổ chức trò chơi phù hợp :
-Đối với các bài toán có lời văn (dựa vào tranh, ảnh), ở SGK để hoàn thiện cấu trúc đề thì giáo viên có thể tổ chức các trò chơi theo nhóm tổ, ... để rèn học sinh kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, từ đó học sinh có thể thực hiện kĩ năng tính toán tốt hơn.
-Giáo viên có thể cho học sinh cách đặt đề toán từ một phép tính đã cho thông qua trò chơi « Ai nhanh, ai đúng », hình thức này không chỉ nhằm giúp cho học sinh kĩ năng tính toán nhanh mà còn có thể phát huy trí lực ở mức độ cao hơn về dạng bài toán có lời văn và còn tạo cho học sinh tâm lí nhẹ nhàng thỏa mái « học mà vui – vui mà học » nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Tóm lại, trong quá trình dạy học giáo viên có thể lựa chọn nhiều phương pháp, hình thức tổ chức từ tranh ảnh đến vật thật hay bằng câu chữ, ... và đặc biệt kiến thức về thực tế cuộc sống là một yếu tố quan trọng nhằm khắc sâu kiến thức cho các em giúp các em vận dụng linh hoạt để giải tốt dạng toán có lời văn.
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt giải toán có lời văn.
Trần Thị Cúc – Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, Đà Nẵng
C. KẾT QUẢ
Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp triển khai đề tài, qua khảo sát thực tế việc tiếp thu của học sinh, tôi thấy đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau :
-Chất lượng môn Toán của học sinh qua các năm tôi chủ nhiệm đạt kết quả cao. Từ năm học 2005 đến 2008 lớp tôi chủ nhiệm trong các kì thi học sinh giỏi cấp trường luôn đạt kết quả cao. Trong học kì I của năm học 2009 – 2010 này tỉ lệ học sinh giỏi môn toán như sau :
Thời gian Giỏi Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL GKI 36 97,3 1 2,7 / / / / CKI 36 97,3 1 2,7 / / / /
Học sinh được đánh giá chính xác kết quả học tập, các em biết vận dụng thành thạo các kiến thức đã học làm cơ sở cho việc tiếp thu một cách thuận lợi, vững chắc.
Học sinh có thói quen suy nghĩ, quan sát, lập luận để phát huy trí thông minh, óc sáng tạo , khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy độc lập và thông qua việc thảo luận, tranh luận mà học sinh phát triển khả năng nói lưu loát, biết lí luận chặt chẽ khi giải toán.
Học sinh biết vận dụng các kiến thức đơn lẻ để giải các bài toán tổng hợp nhiều kiến thức .
Tạo không khí sôi nổi, niềm say mê hứng thú cho học sinh bằng các bài
toán sinh động, hấp dẫn, thực sự biến giờ học, lớp học luôn là không gian toán
Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu hay vạn năng, chỉ có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người mở cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đó là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên. Đó cũng là duyên nợ của người thầy. Duyên nợ với người, với nghề và nợ với mênh mông biển học. Trong khuôn khổ hạn hẹp của sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi chiêm nghiệm, trăn trở bằng một tình yêu nghề nghiệp, hy vọng nó sẽ cùng các bạn đồng nghiệp gần xa trao đổi để hoàn thành xứ mệnh vẻ vang mà Đảng và nhà nước trao cho nghề thầy giáo.
Đối với học sinh lớp Một, các em thực sự là những mầm cây còn rất non nớt, để có được một cây to, cây khoẻ, mỗi giáo viên dạy lớp Một ngoài việc uốn nắn, buộc tỉa phải biết chăm sóc để các em được phát triển một cách toàn diện. Làm tốt việc dạy "Giải toán có lời văn cho học sinh lớp là sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên.
1) Bài học kinh nghiệm:
-Mỗi giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa về "Giải toán có lời văn" ở lớp Một để xác định đặc trong mỗi tiết học phải dạy cho học sinh cái gì, dạy như thế nào?
- Đối với học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp Một, cần coi trọng sử dụng trực quan trong giảng dạy nói chung và trong dạy "Giải toán có lời văn" nói riêng, tuy nhiên cũng không vì thế mà lạm dụng trực quan hoặc trực quan một cách hình thức.
- Dạy "Giải toán có lời văn" cho học sinh lớp Một không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em một phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư duy lôgic. Rèn cho các em đức tính chịu khó cẩn thận trong "Giải toán có lời văn".
-Để việc dạy toán có lời văn đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên cần phải gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống, có như vậy kiến thức các em tiếp thu được mới trở nên bền vững đối với các em.
- Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
-Ngoài ra giáo viên phải biết cách luôn tạo ra không khí sôi nổi, niềm say mê, hứng thú cho học sinh thông qua các trò chơi, bằng các bài toán sinh động, hấp dẫn, thực sự biến giờ học, lớp học luôn là không gian toán cho học sinh.
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt giải toán có lời văn.
Trần Thị Cúc – Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, Đà Nẵng
Thực tế cho thấy chương trình môn toán lớp Một còn nặng ở một số bài, một số tiết về "Giải toán có lời văn" . Phần thời gian dành cho "Giải toán có lời văn" thường ở cuối tiết nên đôi khi bị phần trên lấn sang, làm cho nội dung này phải thực hiện một cách vội vàng, chưa thoả đáng.
Xin trân trọng cảm ơn ! Đà Nẵng, ngày 22 tháng 12 năm 2009