3.1.1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay đã hình thành nên những xu
thế tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 10 năm tới, đó là:
- Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng các ngành công nghiệp, dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phát triển mạnh, nhất là các ngành công nghiệp biến nông sản, lâm, thuỷ sản và các ngành sử dụng công nghệ sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Chu trình luân chuyển vốn đối với công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn, các điều kiện kinh doanh trên thị trường thế giới luôn thay đổi, đòi hỏi các quốc gia cũng như các doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy, nắm bắt, thích nghi. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình, đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục được yếu kém để vươn xa.
- Toàn cầu hoá là xu thế khách quan lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả về kinh tế, văn hoá, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, thiên tai, đại dịch… Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại hình thành những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng tăng. Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát
triển, vừa đấu tranh rất phức tạp. Đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mỡnh vỡ một trật tự kinh tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia.
- Cải cách thuế đang trở thành xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Xu hướng cải cách chính sách thuế của các nước này là vừa thích ứng với những cam kết, ràng buộc quốc tế, vừa phải nhanh chóng bắt kịp với tốc độ tự do hoá thương mại và đầu tư. Thuế nhập khẩu tiếp tục được hoàn thiện để thu hút đầu tư, thích ứng với việc tự do di chuyển vốn, lao động và sự phát triển thương mại điện tử, đồng thời chống các thủ đoạn trốn tránh thuế, tiếp tục thu hẹp diện miễn giảm thuế, thuế nhập khẩu không còn vai trò là nguồn thu chính, do đó đề cao vai trò của thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt để bù đắp sự suy giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu. Thuế giá trị gia tăng sẽ có xu hướng tăng thuế suất chuẩn và thu hẹp diện chịu thuế suất thấp; thuế môi trường sẽ được áp dụng rộng rãi để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm…
Về mặt quản lý hành chính thuế, các nước này sẽ tiếp tục cải cách hướng tới quản lý thuế hiện đại, áp dụng toàn diện hệ thống tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Theo đó xây dựng qui trình nộp thuế hợp lý, tăng cường năng lực giám sát của cơ quan thuế Trung ương, chú trọng chất lượng và sự tiện lợi trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa, xử lý những trường hợp vi phạm; đẩy mạnh tin học hoá quy trình quản lý thu thuế nhằm nâng cao tính trung lập của quản lý thuế, tăng cường hiệu quả công tác xử lý thông tin về thuế. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo mô hình kết hợp giữa quản lý theo chức năng và quản lý theo đối tượng.
Đối với Việt Nam trong giai đoạn này phải hoàn thành các cam kết trong khuôn khổ hội nhập AFTA vào năm 2006, theo đú cỏc mặt hàng nhập khẩu thuộc diện cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT chỉ còn thuế suất thuế nhập khẩu từ 0%-5% đồng thời phải loại bỏ các rào cản phi thuế đối với các
hàng hoá này. Các vấn đề như: biểu thuế, trị giá tính thuế, thủ tục hải quan, xuất xứ của hàng hoá phải thực hiện đúng qui định của AFTA, đây là giai đoạn mà AFTA có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung, đến công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu nói riêng.
3.1.2 Phương hướng đổi mới
Nhận thức sâu sắc xu thế có tính chất quốc tế tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế, xuất phát từ thực tiễn phát triển của nền kinh tế đất nước đang trong bối cảnh phải thực hiện các cam kết quốc tế nói chung, các cam kết trong khuôn khổ hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN/ AFTA nói riêng. Tiếp theo tinh thần đổi mới của các kỳ Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X. Về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2001 - 2010, Đảng, Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng thành Luật Quản lý thuế chung, trong đó có công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và theo hướng mà Nghị quyết đại hội Đảng X đã đề ra:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước và cơ quan quản lý thu thuế hải quan thu đúng thu đủ tiền thuế.
- Quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thu thuế hải quan và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thu thuế.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thu thuế.
- Tiếp cận với những kinh nghiệm quản lý thu thuế của các nước tiên tiến, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
- Bảo đảm tính thống nhất với các luật khác có liên quan như Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ Luật tố tụng dân sự, Luật Hải quan, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính...