Viêm phần phụ

Một phần của tài liệu Sách đào tạo bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền: Bệnh học ngoại phụ y học cổ truyền (Trang 173)

(Trng hà)

Mục tiêu

1. Trình bày đ−ợc đại c−ơng viêm phần phụ theo YHHĐ và YHCT.

2. Trình bày đ−ợc triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, phép điều trị viêm phần

phụ theo YHCT.

1. Đại c−ơng

1.1. Theo y học hiện đại

Nguyên nhân: th−ờng xảy ra sau đẻ, nạo, sẩy, hành kinh, hoặc cơ thể sức đề kháng giảm, nhiễm trùng ng−ợc dòng, qua đ−ờng máu (ít gặp 2%), lao sinh dục, biến chứng quai bị.

Triệu chứng:

+ Cơ năng: đau vụng hạ vị, th−ờng đau cả hai bên hố chậu, đau liên tục, có khi đau từng cơn dữ dội, có thể có sốt, mạch nhanh.

+ Thực thể: nắn bụng thấy đau vùng hạ vị. Thăm âm đạo: có khối nề cạnh tử cung, tử cung di động hạn chế, khi viêm ch−a lan toả sẽ nắn thấy vòi trứng căng thành một khối, ấn đau. Khi viêm lan toả thì các bộ phận xung quanh dính với vòi trứng thành khối nề, ấn vào rất đau, khi đó thành bụng sẽ có phản ứng.

Chẩn đoán:

+ Chẩn đoán xác định: dựa vào tiền sử có bị các bệnh lây nhiễm qua đ−ờng tình dục hoặc nhiễm khuẩn sau thủ thuật buồng tử cung và các triệu chứng đau vùng hạ vị, sốt, có khối nề cạnh tử cung, ấn đau.

+ Chẩn đoán phân biệt với: viêm ruột thừa, viêm phúc mạc tiểu khung, u nang buồng trứng xoắn, chữa ngoài tử cung.

Điều trị: điều trị nội khoa là chính + Nghỉ ngơi.

+ Nâng cao thể trạng.

+ Lý liệu pháp: chiếu tia hồng ngoại.

+ Điều trị ngoại khoa đặt ra khi có túi mủ khu trú và sau khi điều trị tích cực bằng kháng sinh không đỡ.

1.2. Theo y học cổ truyền

Đ−ợc mô tả trong chứng tr−ng hà.

Tr−ng: là khối tích tụ của huyết. Huyết thuộc âm, tính chất của âm là chìm, lặng nên đau cố định tại chỗ.

Hà: là khối tích tụ của khí. Khí thuộc d−ơng, tính chất của d−ơng là nổi và động nên đau không cố định.

Điều trị: chia làm 4 thể (1 thể cấp tính và 3 thể mạn tính).

Một phần của tài liệu Sách đào tạo bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền: Bệnh học ngoại phụ y học cổ truyền (Trang 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)