Sản phẩm hỗ trợ tài chính dành cho khách hàng có nhu cầu tiêu dùng phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình khách hàng.
Hạn mức cho vay: Tối đa 100% nhu cầu vay nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VP Bank quy định
Thời gian cho vay: Tối đa 84 tháng Loại tiền vay: VND
Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ Lợi ích:
Thời gian, thủ tục nhanh chóng, đơn giản
Mục đích vay vốn đa dạng, đáp ứng được nhiều nhu cầu vay của khách hàng Thủ tục và điều kiện đăng ký
Hồ sơ vay vốn:
Giấy CMND, hộ khẩu (KT3) của người vay và của vợ/chồng người vay
Bản sao Giấy đăng ký kết hôn/ bản sao Giấy chứng nhận độc thân của Khách hàng.
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu VP Bank cung cấp). Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ (Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, quyết định lương...).
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm. Giấy tờ khác
2.2.2 Lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân (áp dụng từ tháng 11/2014)
Bảng 2.2 Bảng biểu lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân của VP BANK
Lựa
chọn Lãi suất cố định thời gian đầu Lãi suất sau thời gian cố định
1 6,99%/năm cố định trong 6 tháng đầu tiên Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 4,5%/năm 2 7,99%/năm cố định trong 12 tháng đầu tiên Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 4,5%/năm 3 8,99%/năm cố định trong 12 tháng đầu tiên Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 4,25%/năm 4 9,99%/năm cố định trong 12 tháng đầu tiên Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 4%/năm
Nguồn: Ngân hàng VP Bank
2.2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
2.2.3.1 Tình hình huy động tín dụng cá nhân tại chi nhánh
Bảng 2.3: Tình hình huy động tín dụng cá nhân tại VPBank qua các năm.
Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng III/2014 Tỷ trọng 2013/ 2012 III/2014 /2013 Tổng dư nợ 1.614.168 2.085.655 1.838.470 129% 88% Theo loại hình cho vay Cho vay ngắn hạn 582.100 36% 652.650 31% 602.300 33% 112% 92% Cho vay trung và dài hạn 1.032.068 64% 1.433.005 69% 1.236.170 67% 139% 86% Theo tiền tệ Cho vay bằng VND 1.513.812 94% 1.969.765 94% 1.751.958 95% 130% 89% Cho vay bằng ngoại tê 100.356 6% 115.890 6% 86.512 5% 115% 75%
Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho Ngân hàng. . Sự chuyển hóa từ gửi tiền sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nên kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền
kinh tế mà còn đối với bản thân Ngân hàng. Vì thế việc chú trọng tăng trưởng và phát triển hoạt động tín dụng luôn được VPBank chú trọng với nhiều biện pháp như tăng cường đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, uy tín...nên trong những năm vừa qua VPBank đã đạt được những mức tăng trưởng tương đối khả quan.
Bám sát mục tiêu tăng trưởng an toàn và hiệu quả, hoạt động tín dụng của VPBank trong những năm qua đã đạt được kết quả khả quan. Qua bảng trên có thể thấy rằng doanh số cho vay qua các năm đều tăng. Tuy năm 2014 mới thống kê tới quý III nhưng tình hình khá khả quan. Tổng dư nợ năm 2013 so với 2012 tăng 471.487 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng trưởng 129%, đến quý III năm 2014 tốc độ tăng trưởng sao với năm 2013 là 88% dự đoán có thể hoàn thành mức tốc độ 100% thời gian còn lại của năm 2014.
Trong cơ cấu theo loại hình cho vay thì cho vay Trung và Dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn sao với Ngắn hạn, qua các năm thì dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ theo loại hình cho vay, tốc độ tăng trưởng của loại hình tín dụng này tăng 139% vào năm 2013 so với năm 2012 và tăng 86% đến quý III năm 2014 so với năm 2013.
Điều này chỉ ra rằng, nhu cầu khách hàng vay trong thời gian dài ngày càng nhiều, cho thấy xu hướng khách hàng đầu tư cho tương lai nhiều hơn. Vì những khoản vay trung và dài hạn thường là những sản phẩm cho vay mua xe ô tô và mua bất động sản, cho nên VPBank nên chú trọng phát triển những sản phẩm này hơn nữa đồng thời nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu rủi ro vì đây là những sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, cơ cấu cho theo tiền tệ cũng thấy rõ cho vay bằng VND luôn đạt ở mức cao hơn rất nhiều so với tiền USD, tốc độ tăng trưởng năm 2013 so với năm 2012 là 130% tương đương tăng 455953 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng quý III năm 2014 so với năm 2013 là 89%. Trong khi cho vay bằng ngoại tệ chỉ tăng nhẹ, năm 2013 tăng 15% so với năm 2012 và quý III năm 2014 tăng
0.75% so với năm 2013. Cho thấy, thanh khoản bằng VND của VPBank rất tốt và nhu cầu vay bằng tiền Việt của khách hàng cũng khá cao.
2.2.3.2 Doanh số cho vay theo mục đích:
Sau những nghiên cứu về những nhu cầu vay vốn khác nhau của khách hàng cá nhân, VPBank đã triển khai những sản phẩm cho vay của mình theo những mục đích sau: Cho vay hộ kinh doanh, Cho vay mua bất động sản, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng.
Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo mục đích
Đơn vị tính: triệu đồng 2012 2013 III/2014 2013/201 2 III 2014/201 3 Loại hình cho vay Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay hộ kinh doanh 161.20 2 10% 180.135 9% 151.20 0 8% 112% 84%
Cho vay mua bất động sản 852.56 0 53% 1.152.50 8 55% 952.09 5 52% 135% 83%
Cho vay mua ô tô
250.07
1 15% 271.552 13%
250.52
0 14% 109% 92%
Cho vay tiêu dùng
350.33
5 22% 481.460 23%
484.65
5 26% 137% 101%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cho vay hộ kinh doanh là sản phẩm đặc thù của VPBank dành cho đối tượng khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ trọng trong hoạt động này không cao và có xu hướng giảm dần. Năm 2013 số tiền cho vay hộ kinh doanh đạt 180.135 triệu đồng, tăng 18.933 triệu so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng 112%. Đến quý III năm 2014, hoạt động này chỉ chiếm 8% doanh số cho vay và tốc độ tăng trường thời điểm này là 84%. Có thể suy ra được rằng nhu cầu hiện nay của khách hàng không còn cần quá
nhiều vốn để kinh doanh, hoặc có thể huy động bằng những cách khác nhau mà không cần phải vay nhiều vốn từ ngân hàng. Mối quan tâm của họ hiện này dành cho những nhu cầu khác cao hơn.
Cho vay mua nhà (Home loan) là một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất hiện nay của các NHTM, vì cùng với mức sống ngày càng tăng cao, nhu cầu mua nhà của người dân phục vụ cho việc ăn ở ngày càng cao. Vì thế tốc độ tăng trưởng của hoạt động này tăng nhanh. Từ năm 2012 đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng là 135%, tăng 299.948 triệu đồng. Sang đến quý III năm 2014 đã đạt đến con số 952095 triệu đồng chiếm 52% tỷ trọng cho vay.
Những năm gần đây, thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm trở lại. Hàng loạt dự án xây dựng chung cư và khu căn hộ dành cho các đối tượng khác nhau đồng loạt được tiến hành, từ dành cho đối tượng khách hàng có thu nhập thấp đến khách hàng trung, thượng lưu. Vì thế, cho vay mua bất động sản là mũi nhọn trong tín dụng cá nhân. Với sự hậu thuẫn từ các chủ đầu tư dự án liên kết với VPBank, chỉ cần vay từ 200 triệu là khách hàng có thể sở hữu căn hộ cho riêng mình, với thời hạn trả nợ dài, phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Điều đó có thể lý giải dư nợ cho vay mua bất động sản qua các năm đều tăng và chiếm tỷ trọng cao.
Bên cạnh đó, nhu cầu vay mua ô tô của người dân cũng phản ánh đúng với tình hình xã hội hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, việc thể hiện đẳng cấp không còn nằm ở chiếc xe máy mà ở xe ô tô. Để sở hữu một chiếc xe ô tô cũng không quá khó với những người có thu nhập khá trở lên, một chiếc xe ô tô hiện nay không chỉ để thể hiện đẳng cấp mà còn có thể dùng để đi du lịch, đi chở hàng...Tốc độ tăng trưởng của vay mua ô tô từ năm 2012 sang năm 2013 là 109% và đến quý III năm 2014 là 92%. Đặc biệt, quý III năm 2014 tỷ trọng vay mua ô tô có xu hướng tăng so với năm 2013, từ 13% lên 14%.
Cho vay tiêu dùng cũng là một sản phẩm nòng cốt của hoạt động tín dụng VPBank. Với sản phẩm này, khách hàng có thể vay với nhiều mục đích khác nhau như đi du lịch, mua sắm nội thất, vay để chuẩn bị đám cưới...vì thế khách hàng chọn sản phẩm này khá nhiều. Đặc điểm của hoạt động này là các khoản vay quy mô nhỏ nhưng số lượng nhiều. Minh chứng cho điều này là tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngày càng tăng, chiếm ¼ cơ cấu cho vay. Tốc độ tăng trưởng ở hoạt động này là nhanh nhất, 137% năm 2013 so với năm 2012 tương đương tăng 131.125 triêu đồng và quý III năm 2014 so với năm 2013 là 101% tương đương tăng 3.195 triệu đồng.
Biểu đồ 2.2:Doanh số cho vay theo mục đích.
Qua các phân tích trên có thể thấy sự gia tăng doanh số cho vay chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng đa dạng, phong phú và VPBank đã phát triển các sản phẩm cho vay thích hợp, có chất lượng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng
2.2.3.3 Doanh số cho vay theo thời hạn:
Bảng 2.5: Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng 2012 2013 III/2014 2013/20 12 III 2014/201 3 Loại hình
cho vay Số tiền
Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cho vay ngắn hạn 582.100 36% 652.650 31% 602.300 33% 112% 92% Cho vay trung và dài hạn 1.032.068 64% 1.433.005 69% 1.236.170 67% 139% 86%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn qua các năm.
Theo thời hạn cho vay, hoạt động cho vay tín dụng cá nhân được chia thành ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong đó cho vay trung và hạn có tỉ trọng lớn, phản ánh đúng thực trạng nhu cầu mua sắm các vật dụng lâu bền như ô tô, bất động sản. Tỉ trọng cho vay trung và dài hạn năm 2012 là 64%, tăng dần lên 69% năm 2013 và hiện ở quý III năm 2014 là ở mức 67%. Doanh số cho vay trung và dài hạn 2012 là 1.032.068 triệu đồng, đến năm 2013 tăng trưởng nhanh đạt 1.433.500 triệu đồng, tăng 400.437 triệu đồng (tốc độ tăng 139%). Đến quý III năm 2014, tốc độ tăng doanh số trung và dài hạn đang ở mức 86% so với 2013 và đạt tới giá trị 1.236.170 triệu đồng.
Doanh số cho vay ngắn han có tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay tín dụng cá nhân của chi nhánh. Đối với ngắn hạn: tỉ trọng lần lượt trong 3 năm là 36%, 31%, 33%. Tốc độ gia tăng của năm 2013 so với năm 2012 và đến quý III năm 2014 so với 2013 ở mức khá, lần lượt là 112% và 92%. Điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn ít để phục vụ cho những mục đích trong ngắn hạn cũng có xu hướng tăng.
Hoạt động cho vay là hoạt động nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra có thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc không thu hồi được. Vì vậy, công tác thu hồi nợ ( đúng và đầy đủ) luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, làm sao để đồng vốn bỏ ra phải thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Bảng 2.6: Doanh số thu hồi nợ qua các năm.
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 III/2014 2013/201 2 III 2014/201 3 Thu nợ 929.315 1.490.35 8 1.404.26 8 160% 94%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Theo báo cáo, tình hình thu hồi nợ vay tại VPBank tương đối khả quan. Năm 2013, doanh số thu hồi nợ đạt được 1.490.358 triệu đồng, tăng 561.043 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng đạt mức 160%. Và đến quý III năm 2014, VPBank đã thu về được 1.404.268 tỷ đồng, mức độ tăng trưởng là 94%. Với sự tăng trưởng trên chứng tỏ rằng công tác thu nợ được thực hiện tốt hơn, vốn được lưu chuyển nhanh hơn. Đạt được kết quả như trên là nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng của VPBank đã tiếp tục hoàn thiện, củng cố trong công tác thẩm định dự án, phương án để lựa chọn các dự án tốt, có hiệu quả. Các cán bộ tín dụng luôn theo dõi và nhắc nhở nợ đến hạn của Khách hàng, cộng thêm ý thức tốt của Khách hàng đã làm cho việc thu nợ được thuận lợi.
2.2.3.5 Tình hình nợ quá hạn:
Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn của VPBank qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 III/2014 Dư nợ 1.614.16 8 2.085.65 5 1.838.47 0 Nợ quá hạn 40.500 40.678 32.112 Nợ quá 2,5% 2,0% 1,7%
hạn/Dư nợ
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trong 3 năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm dần. Tuy năm 2013, nợ quá hạn có tăng nhẹ từ 40.500 triệu đồng lên 40.678 triệu đồng nhưng vì dư nợ cho vay năm 2013 tăng rất nhiều so với 2012 nên tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ ở mức 2%, giảm 0,5% so với năm 2012. Và đến quý III năm 2014, con số này lại tiếp tục giảm còn 1,7% tương đương với mức giảm tuyệt đối là 8.566 triệu đồng.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm tại VPBank
Đây là dấu hiệu khả quan cho VPBank khi tình hình nợ quá hạn giảm, chứng tỏ công tác thu hồi nợ tốt. Bên cạnh đó cho thấy VPBank đã thắt chặt hơn chính sách cho vay, chọn lọc hồ sơ rất kĩ, tránh trường hợp nhiều nợ xấu, nợ quá hạn, giảm thiểu được rủi ro tín dụng.
2.2.3.6 Hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay:
2.2.3.6.1 Hạn chế:
Theo các số liệu đã phân tích ở trên thì nhìn chung hoạt động tín dụng trong những năm vừa qua của VPBank đạt được những kết quả khá khả quan, đem lại nguồn doanh thu chủ yếu cho Chi nhánh. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số bất cập hạn chế mà VPBank nói riêng và Ngân hàng nói chung cần khắc phục.
Trước hết là danh mục sản phẩm cho vay của VPBank còn hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trong khi đó các NHTM khác, như ACB hay Techcombank...các danh mục sản phẩm vô cùng đa dạng và phong phú đáp ứng được gần như hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng, dù là nhỏ nhất. Sản phẩm của VPBank Hồ Chí Minh chỉ là một vài sản phầm cho vay đơn giản, chủ yếu tập trung vào cho vay mua ô tô, cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà, vay mua bất động sản, vay tiêu dùng. Nhìn chung, danh
mục sản phẩm cho vay của VPBank còn ít, chưa thực sự nắm bắt và khai thác được hết những nhu cầu mới của khách hàng.
Thứ hai, hoạt động Marketing trong tín dụng chưa được chú trọng nhiều. Địa bàn mà VPBank hoạt động có số lượng người tiêu dùng dồi dào, nhu cầu thì rất đa dạng , tuy nhiên số lượng khách hàng vay ở đây còn hạn chế, đa số là khách hàng ở những nơi khác do cán bộ nhân viên ngân hàng giới thiệu. Một phần là do khách hàng chưa biết hoặc được phổ biến các sản phẩm dịch vụ