Trên nền xã hội cùng là phong kiến nhưng có nhiều nét riêng.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Tháp Phật và truyền thống văn hoá Phật giáo Đại Việt (Trang 29)

2.1. Xã hội nước ta ở hai vương triều đều là xã hội phong kiến với chế độ trung ương tập quyền đang trên đà phát triển. trung ương tập quyền đang trên đà phát triển.

- Thời Lý: phong kiến thời Lý nặng nề về quan hệ quý tộc với nông nô và nô tỳ. Di tích mỹ thuật ở thời Lý hầu như đều do Nhà nước tổ chức xây dựng bằng công quỹ quốc gia.

Nam

- Sang thời Trần đã chuyển dần sang quan hệ địa chủ với tá điền. Trong tính chất chính trị ấy, nông thôn thời Trần có làng xóm dày đặc hơn, được lập thêm và phần nào có tính “tự trị”, có ruộng đất của dân làng và bước đầu có ruộng đất tư của “địa chủ”. Di tích mỹ thuật ở Trần một phần của Nhà nước nhưng về sau thường là của làng với sự đóng góp của dân làng.

2.2. Ở hai vương triều Lý - Trần đều nổi bật lên những cuộc chiến tranh dân tộc, toàn dân chống giặc giữ nước. tộc, toàn dân chống giặc giữ nước.

- Thời Lý có xảy ra chiến tranh với nhà Tống nhưng do có chính sách hợp lý nên nói chung không thiệt hại gì về kinh tế, kiến trúc… Nhà Lý dễ huy động sức người sức của vào các công trình nghệ thuật.

- Thời Trần trải qua ba lần chiến tranh chống quân Mông – Nguyên, tuy thắng nhưng cả ba lần đều bị quân giặc dày xéo đất nước, phá phách các công trình văn hoá kiến trúc của cả nước khiến Nhà nước và nhân dân Đất Việt kiệt quệ. Đến giai đoạn cuối nhà Trần còn điêu đứng hơn gấp 10 lần chiến tranh với Chiêm Thành nữa. Nhà Trần thì càng về sau càng tỏ ra bất lực.

Có thể nói những cuộc chiến tranh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kiến trúc. Chẳng những chiến tranh đã huỷ hoại của dân tộc ta nhiều công trình quý mà còn tác động lớn đến nền kinh tế tạo nên sự nghèo nàn, suy yếu chung trong toàn dân. Và đấy cũng là một hậu quả nghiêm trọng đối với nền kiến trúc, bởi vì, như chúng ta đều biết, không có nền kiến trúc nào phát triển mà không dựa vào một nền kinh tế hùng hậu. Có lẽ chính vì vậy suốt cả hai thập kỷ tồn tại, nền kiến trúc thời Trần không để lại cho chúng ta được nhiều công trình to lớn như nền kiến trúc thời Lý: phần lớn những công trình còn lại đến nay có tầm vóc vừa phải như tháp Phổ Minh, Bình Sơn …

Nam

Đây được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản để tạo sự khác biệt giữa nền kiến trúc Lý và nền kiến trúc Trần. Một bên (Lý) có những công trình đồ sộ đáng tựu hào và một bên (Trần) có những kiến trúc tầm vóc vừa phải nhưng cũng không kém phần rực rỡ.

2.3. Về tư tưởng xã hội:

Nhà Trần - Lý đều lấy đạo Phật làm quốc giáo nhưng đến thời Trần sự ảnh hưởng của Phật giáo không còn sâu rộng như thời Lý. Ðạo Nho bắt đầu có ưu thế rõ rệt do nhu cầu của việc trị nước của chính quyền, nhưng Phật giáo vẫn lớn mạnh và là chỗ dựa cho cuộc sống tinh thần của quảng đại quần chúng. Phật từ thời Lý sang thời Trần cũng thay đổi tính chất: từ chỗ vô ngôn, coi trọng cuộc sống hiện tại là tạm bợ, phải xem trọng cuộc sống tinh thần để tìm hy vọng ở kiếp sau … thì nay nhấn mạnh cuộc sống hiện tại. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm thẩm mỹ và kỹ thuật của thời Lý và thời Trần. Nếu phong cách mỹ thuật thời Lý bộc lộ rõ tính lý tưởng hoá, mẫu mực, đường nét mềm mại, nhịp nhàng, chau chuốt thì mỹ thuật thời Trần mang đậm nét hiện thực sống động, khoẻ khoắn, đơn giản.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Tháp Phật và truyền thống văn hoá Phật giáo Đại Việt (Trang 29)