0
Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Các hoạt động dạy – học: 1 Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp.

Một phần của tài liệu GIAO ANLOP 5TUAN 6 (Trang 27 -28 )

1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp.

2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét chung.

3. Bài mới:

Hoạt động dạy Hoạt động học

HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:

-Yêu cầu 1 em đọc bài tập 1.

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi với nội dung: * Đọc thầm 2 đoạn văn ở bài tập 1.

* Trả lời các câu hỏi ở mỗi đoạn văn.

-Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. -GV nhận xét và chốt lại ý đúng:

-1 em đọc bài tập 1, lớp đọc thầm. -HS thảo luận nhóm đôi đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi cuối mỗi đoạn văn.

-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

Gợi ý trả lời: Đoạn a:

- Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. (Câu văn nói rõ đặc điểm đó là câu mở đoạn: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.)

-Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.

-Khi quan sát biển, tác giả có liên tưởng thú vị: biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người hơn.

Đoạn b.

- Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.

-Tác giả quan sát bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác; thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày: buổi sáng phơn phớt màu đào; giữa trưa: hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; về chiều: biến thành một con suối lửa.

Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.

- Những câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả: Aùnh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; biến thành một con suối lửa lúc trời chiều.

- Tác dụng: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:

- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài tập 2.

- GV giới thiệu cho HS các tranh, ảnh về sông, biển, con suối đã sưu tầm được.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu đề bài bằng cách trả lời câu hỏi:

-1 em đọc bài tập 1, lớp đọc thầm. -Hs quan sát tranh ảnh về về sông, biển, con suối đã sưu tầm được.

H: Đề bài yêu cầu lập dàn ý tả gì? ( con sông, biển hoặc con suối)

- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý chung của văn tả cảnh và kết quả quan sát được để lập dàn ý.

- Yêu cầu HS làm dàn bài vào vở, em lên bảng làm. - GV sửa bài dàn ý trên bảng lớp.

- Gọi một số HS đọc dàn ý ở vở. Cả lớp và GV nhận xét ghi điểm.

-HS trả lời, HS khác bổ sung.

-HS làm dàn bài vào vở,1HS lên bảng. -Nhận xét bài bạn trên bảng.

-Một số HS đọc dàn ý ở vở. Cả lớp nhận xét.

4.Củng cố- Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở, chuẩn bị bài: Luyện tập tả cảnh.

____________________________________

TOÁN:

Luyện tập chung

I.Mục tiêu:

- Củng cho HS về so sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số, giải bài toán liên quan đến diện tích hình, về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- HS thực hiện được thành thạo so sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số, giải bài toán liên quan đến diện tích hình, tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.

II. Chuẩn bị:

Một phần của tài liệu GIAO ANLOP 5TUAN 6 (Trang 27 -28 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×