MẠO HIỂM LÀ CÁCH DUY NHẤT ĐỂ BẠN TIẾN LÊN TỪ THẤT BẠ

Một phần của tài liệu Học từ vấp ngã để thành công (Trang 90)

BẠN TIẾN LÊN TỪ THẤT BẠI

Trong khi người này ngại ngần vì cảm thấy kém cỏi thì người khác lại bận rộn tạo ra những sai lầm và trở nên hoàn hảo hơn.

– Henry C. Link

Thời đại nào cũng có những nhà thám hiểm tuyệt vời, những người sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm để khám phá miền đất mới. Động lực để họ có thể chinh phục lãnh thổ mới chính là sự mạo hiểm. Phi công đầu tiên trên thế giới, Charles Lindbergh, nhấn mạnh, “Tôi không tin vào việc đánh cược một cách xuẩn ngốc, nhưng chúng ta sẽ không thể đạt được điều gì nếu không đánh cược vài lần.”

Sự mạo hiểm là một trò vui và mang tính chủ quan. Ý tôi là một người có thể chơi trò lao mình xuống từ một tòa nhà cao tầng chỉ với một sợi dây buộc vào chân, nhưng lại coi việc nói trước đám đông như một sự mạo hiểm thách thức cái chết. Với người khác, việc diễn thuyết lại không phải là một mối lo ngại. Bạn đánh giá đâu là hoạt động đáng để mạo hiểm? Dựa trên sự sợ hãi của bản thân? Không, bạn có thể làm một số việc mà bạn sợ. Dựa trên xác xuất của thành công? Tôi không nghĩ đó là một câu trả lời hay. Sự mạo hiểm không được đánh giá dựa trên sự sợ hãi nó gây ra cho bạn hay xác suất thành công, mà bằng giá trị của mục tiêu.

Sự mạo hiểm không được đánh giá dựa trên sự sợ hãi nó gây ra với bạn hay xác suất thành công, mà bằng giá trị của mục tiêu.

Có một câu chuyện về một người dám mạo hiểm để đạt được mục tiêu đáng giá với bản thân. Khi cô lớn lên, không có dấu hiệu nào cho thấy ngày nào đó Millie sẽ trở thành một nhà thám hiểm vĩ đại. Cô sinh ra tại Kansas năm 1897 và là một đứa trẻ hay tò mò. Cô rất thông minh và giỏi khoa học. Cô thích đọc sách và ngâm thơ. Cô cũng thích chơi thể thao, đặc biệt là bóng rổ và tennis.

Sau khi nhận ra ảnh hưởng của chiến tranh đến những người lính từng phục vụ tại châu Âu trong suốt Thế chiến I, Millie muốn làm một điều gì đó để giúp đỡ họ. Cô đã quyết định học làm y tá và trong suốt thời kỳ chiến tranh, cô là một y tá quân đội tại Canada. Khi chiến tranh kết thúc, cô trở thành sinh viên Y khoa tại Đại học Columbia ở NewYork. Năm 1920, sau khi kết thúc năm học đầu tiên, cô về thăm gia đình ở Los Angeles. Đó là lần đầu tiên cô đi máy bay tới Daugherty Field tại Long Beach,

California. Và cô đã bị thu hút. “Ngay khi chúng tôi rời khỏi mặt đất, tôi biết rằng mình phải học lái máy bay,” cô nói. Cô đã không bao giờ quay trở lại trường Y nữa. NHỮNG CUỘC MẠO HIỂM TÁO BẠO

Đó là bước khởi đầu thực sự cho cuộc sống mới của Millie. Millie là tên mà gia đình gọi cô, còn tên thật của cô là Amelia Earhart. Ngay lập tức, cô bắt đầu làm việc để có thể kiếm được 1.000 đô-la chi trả cho việc học lái máy bay và không bao lâu, cô đã nhập học tại Anita Snook và trở thành một nữ phi công thám hiểm.

Học lái máy bay không hề dễ − ít nhất là với Earhart. Cô đã nhiều lần thất bại nhưng vẫn kiên trì. Nhiều năm sau đó, cô đã chia sẻ với chồng mình quan điểm về việc bay như sau: “Em nhận thức được may rủi… Em muốn làm điều đó bởi em muốn như vậy. Phụ nữ phải cố gắng làm những việc như người đàn ông có thể làm. Khi họ thất bại, sự thất bại đó phải là một thử thách với những người khác.”

Năm 1921, Earhart thực hiện chuyến bay một mình đầu tiên. Một năm sau, cô đã thiết lập vài kỷ lục trong ngành hàng không (về độ bay cao nhất.) Cô lái máy bay bởi sở thích bay của mình, nhưng tất nhiên cô cũng có những mục đích khác. Cô đang cố gắng mở đường cho những người khác. “Tham vọng của tôi là những kết quả luyện tập này sẽ trở thành món quà tuyệt vời cho tương lai của ngành hàng không thương mại và cho những người phụ nữ muốn lái máy bay trong tương lai.”

Trong suốt khóa học lái máy bay, Earhart đã lập được một số kỷ lục và trở thành người đầu tiên trong nhiều lĩnh vực:

• 1928: Hành khách nữ đầu tiên vượt Đại Tây Dương bằng máy bay

• 1930: Kỷ lục tốc độ 292,5km/h trong một chặng bay 3 km

• 1931: Người đầu tiên lập kỷ lục về độ cao bằng máy bay lên thẳng (trực thăng đời đầu) ở độ cao 5,62km

• 1932: Người phụ nữ đầu tiên bay một mình vượt Đại Tây Dương

• 1935: Người đầu tiên bay một mình mà không dừng lại nghỉ giữa chặng từ Oakland, California đến Honolulu, Hawaii

THÊM MỘT SỰ MẠO HIỂM LỚN

Năm 1935, Amelia Earhart trở thành một phi công đẳng cấp thế giới và đã làm rất nhiều điều để thực hiện mục tiêu của cô là tiên phong cho nữ giới đồng thời hợp pháp hóa thương mại hàng không. Cô chắc hẳn phải tin tưởng vào phương châm của những người thành công vĩ đại: “Nếu lần đầu tiên bạn đã thành công, hãy thử sức với những công việc khó hơn” bởi cô đã quyết định bắt tay vào cuộc phiêu lưu lớn nhất của bản thân: bay vòng quanh thế giới. Kỳ tích đó đã từng được thực hiện bởi một người đàn ông, nhưng Earhart có dự định lái máy bay gần đường xích đạo và lập kỷ lục chuyến bay dài nhất: 46.670 km.

Tháng 3/1935, cô bắt đầu hành trình. Chặng đầu tiên cô bay từ Oakland tới Hawaii. Nhưng khi cất cánh từ Luke Field gần Trân Châu Cảng, một bánh của máy bay phát nổ, máy bay bị rơi và hư hỏng nặng. Tuy thất bại nhưng cô không từ bỏ. Chiếc máy bay của cô đã được chuyển tới California để sửa chữa và cô lên kế hoạch cho lần thử nghiệm tiếp theo.

Hai năm sau đó, vào tháng 6/1937, Earhart khởi động lại chuyến du hành quanh thế giới theo đường bờ biển về hướng Đông. Cô nói, “Tôi cảm giác mình sẽ có một chuyến bay tuyệt hơn hàng loạt các chuyến bay khác của tôi và tôi hy vọng đó là chuyến bay này. Dù sao đi nữa, khi kết thúc chuyến bay này, tôi đã có ý định từ bỏ những chuyến bay dài mang tính ‘biểu diễn’ này”. Tới cuối tháng 5, cô và hoa tiêu của mình, Frederick Noonan, đã bay được khoảng 35.405km. Khi cất cánh từ New Guinea vào ngày 2/7, họ tràn đầy hy vọng bởi họ chỉ còn cách mục tiêu hơn 11.000km nữa. Nhưng họ đã không bao giờ quay lại, dù tàu hải quân Hoa Kỳ đã tích cực tìm kiếm, nhưng không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của họ hay chiếc máy bay.

CÁI GIÁ CỦA SỰ MẠO HIỂM

Nếu có ai đó được nói chuyện với Earhart trong những giờ phút cuối cùng của cô, tôi tin rằng cô không cho thấy bất kỳ sự hối tiếc nào vì những gì cô đã nỗ lực thực hiện. Cô từng nói, “Đôi khi, phụ nữ nên tự làm những việc mà đàn ông từng làm, thậm chí

cả những việc chính đàn ông cũng chưa từng làm. Những điều đó sẽ làm nên con người họ, và có thể động viên những người phụ nữ khác suy nghĩ cũng như hành động độc lập hơn. Những suy nghĩ đó là lý do khiến tôi muốn thực hiện những gì tôi muốn làm.”

Để đạt được những mục tiêu giá trị, bạn buộc phải mạo hiểm. Amelia Earhart

tin vào điều đó, và lời khuyên của cô rất đơn giản và cụ thể, “Hãy quyết định mục tiêu đó có đáng để mạo hiểm hay không. Nếu có, hãy quẳng gánh lo đi.”

Sự thực là mọi thứ trong cuộc sống đều cần mạo hiểm. Nếu bạn muốn tránh mọi rủi ro thì đừng làm bất kỳ việc nào dưới đây:

Không đi ô tô – ô tô gây ra 20% số tai nạn chết người.

Không du lịch bằng đường hàng không, đường sắt, hay đường thủy – 16% tất cả tai nạn là do những hoạt động này.

Không đi bộ trên phố – 15% tai nạn xảy ra ở đây. Không ở nhà – 17% tai nạn xảy ra ở đó.

Tôi không tin rằng định mệnh vẫn đến với con người dù chúng ta có hành động thế nào chăng nữa; nhưng tôi tin rằng định mệnh sẽ đến nếu chúng ta không

hành động.

– G. K. Chesterton

Trong cuộc sống, không nơi nào an toàn, không hoạt động nào không tiềm ẩn sự nguy hiểm. Helen Keller, tác giả, diễn giả và là người ủng hộ người khuyết tật khẳng định: “An toàn là điều không tưởng. Trốn tránh nguy hiểm trong thời gian dài cũng không an toàn hơn đối diện với nó là bao. Cuộc sống là một chuyến phiêu lưu mạo hiểm hoặc không làm gì cả.”

Mọi thứ trong cuộc sống đều nguy hiểm. Sự thật là bạn có nguy cơ thất bại nếu cố gắng liều mình để làm vì sợ bỏ lỡ nó. Nhưng bạn cũng có nguy cơ thất bại nếu cứ đứng yên và không thử điều gì đó mới mẻ. G. K. Chesterton từng viết, “Tôi không tin rằng định mệnh vẫn đến với con người dù chúng ta có hành động thế nào chăng nữa; nhưng tôi tin rằng định mệnh sẽ đến nếu chúng ta không hành động.” Bạn càng ít mạo hiểm, xác suất thất bại của bạn càng cao. Trớ trêu thay, bạn càng mạo hiểm − và thất bại − bạn càng có nhiều cơ hội thành công.

Tôi cho rằng, khi đối diện với mạo hiểm, có 2 kiểu người: Người không dám thử những điều mới và người không dám bỏ lỡ chúng.

Kiểu người không-dám-thử

Một phần của tài liệu Học từ vấp ngã để thành công (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w