KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG LIÊN MINH

Một phần của tài liệu LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC LIÊN MINH GIÀNH LỢI THẾ (Trang 52)

Sự gia tăng của các liên minh chiến lược có thể thúc đẩy các nhà quản lý nghĩ đến các vấn đề liên quan đến đạo đức có thể xuất hiện khi đảm trách những sự sắp xếp này.. Có hai vấn đề cơ bản liên quan đến đạo đức xoay quanh các liên minh chiến lược là: (1) Cân bằng giữa sự hợp tác

và cạnh tranh trong cùng một liên minh (2) Vấn đề về lòng trung thành giữa các nhân viên trong một liên minh.

5.1Hợp tác và cạnh tranh trong các liên minh

Sự thành lập các liên minh chiến lược thường xuất hiện câu hỏi liên quan đến đạo đức rằng: đâu là giới hạn của sự hợp tác và cạnh tranh trong cùng một liên minh. Nói một cách khác, liên minh chiến lược giúp các hãng có cơ hội áp dụng những năng lực và kỹ năng khác biệt của mình để hoàn thành một số mục tiêu (đây chính là khía cạnh hợp tác của liên minh). Tuy nhiên, sự liên minh cũng cho phép các hãng học hỏi những công nghệ và kỹ năng mới từ phía các đối tác của mình (đây chính là khía cạnh cạnh tranh của liên minh). Trong khi đấy sự liên minh một phần đồng nghĩa với sự hợp tác, do vậy một hãng phải tự đặt ra giới hạn rõ ràng trong sự hợp tác với đối tác khác. Các hãng cần bảo vệ quyền lợi của họ trong một liên minh bằng cách họ phải nói không với việc “ tố giác cửa hàng” thay vì làm mất việc kiểm soát đối với kiến thức độc quyền và những công nghệ cốt lõi của họ. Theo một các khác, các liên minh liên quan đến một tính đối ngẫu nhất định, ở đó các đối tác không những làm việc cùng nhau( cộng tác) với một mục tiêu nhất định mà còn phải cố gắng học hỏi những kỹ năng mới. Do vậy, việc quản lý sự cân bằng đang ở tình thế chênh vênh này liên quan đến một trình độ cao trong việc xây dựng mối quan hệ, trong khi cùng thời gian đó, việc giao tiếp trong các buổi thảo luận bị cấm không được lui tới ở những khu vực nhất định.

Sự hoạt động hàng ngày cho phép các đối tác liên minh ngày càng có nhiều điểm giống với thói quen cũng như hoạt động của các đối tác của mình. Sự giống nhau này cho phép xây dựng một mối quan hệ bền vững dựa trên sự tôn trọng lợi ích của nhau (hợp tác). Tuy nhiên, làm việc cho bất kỳ một liên minh nào cũng phụ thuộc vào sự đóng góp vào liên minh ấy dẫn đến sự trao đổi thông tin hoặc công nghệ để đổi lấy một cái gì khác có giá trị từ phía đối tác (cạnh tranh). Do đó, mỗi liên minh đều có tính hai mặt. Sự hợp tác đòi hỏi tính tin cậy và ổn định để hoàn thành một số mục tiêu mong muốn; việc học hỏi từ một đối tác đòi hỏi việc đàm phán hoặc sự trao đổi ý kiến điều mà thể hiện tính cạnh tranh trong cùng một liên minh. Sự cân bằng liên quan đến tính đạo đức trong các liên minh xuất phát từ một mức độ tin cậy nhất định mà các đối tác xây dựng để đảm bảo rằng họ đối xử với nhau một cách cởi mở đồng thời trong khi dó lại không cố gắng để đạt được lợi thế của nhau bằng cách yêu cầu hoặc đánh cắp công nghệ một cách lén lút mà không có sự đồng ý. Bất kể phương tiện liên minh( việc cấp giấy phép, liên doanh, các tập đoàn),

các hãng luôn luôn phải đối mặt với các vấn đề tiềm tàng về những đối tác rằng cố gắng tận dụng mối quan hệ của họ để học hoặc “ đánh cắp” công nghệ mà công nghệ này không phải là vai trò của sự phối hợp nguyên bản. Các vấn đề liên quan đến tính đạo đức đang trở nên có ý nghĩa lớn nhất khi mà các hãng cộng tác với những dự án có quy mô rộng, những dự án đó liên quan đến những công nghệ mới nổi hoặc độc quyền thể hiện kết quả của việc đầu tư trong nhiều năm. Những đối tác mà không có nguyên tắc đạo đức đôi khi có thể sử dụng các liên minh như là một phương pháp để học hỏi các công nghệ và các quá trình mới từ các đối tác của họ “ với giá rẻ tiền”, do đó tránh việc nghiên cứu và phát triển của chính họ để cái tiến kết quả của mình. Vấn đề này có thể trở nên đáng chú ý và khó hiểu hơn khi mà các hãng gắn bó với nhau nhiều hơn trong các liên minh, điều này đem lại cho các đối tác ở các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau, những nơi mà sự phân biệt mang tính đạo đức giữa sự cộng tác và cạnh tranh có thể mờ nhạt hơn.

5.2Các vấn đề nhân sự trong liên minh

Các vấn đề khác của đạo đức là vấn đề quyền lực trong các liên minh. Thông thường, các nhà quản lý và các nhân viên kỹ thuật làm việc trong liên minh thường trải qua sự hỗn loạn nhất định về việc nơi nào sẽ là nơi họ làm việc lâu dài. Vấn đề này ảnh hưởng tới những cảm xúc của họ với công ty mẹ và liên minh mà họ sẽ làm, đặc biệt là họ làm việc cho liên minh trong một thời gian dài. Cụ thể là, có phải các nhân sự trong liên minh có nhiệm vụ phải trung thành với công ty mẹ mà họ ký kết hoặc là có phải họ phải trung thành với liên minh như là một đối tượng mới? Các nhân viên, những người có suy nghĩ rằng sự trung thành của họ chỉ dành cho công ty mẹ có thể có suy nghĩ rằng: liên minh giống như là sự không cần thiết, trong khi đó mục tiêu duy nhất của họ là học hỏi phải nhiều như là họ có thể học từ đối tác và sau đó quay trở lại các trụ sở chính.Mặt khác, các nhân viên tin rằng họ phải làm việc với các nhà quản lý và các nhân viên của các đối tác có thể là mối nguy hiểm của việc “mất đi bản sắc riêng”. Nói một cách khác, những người được ký kết là việc trong một liên minh có thể bắt đầu suy nghĩ như các đối tác của họ và đồng hóa các giá trị và văn hóa của các đối tác qua thời gian, đặc biệt là nếu họ cảm thấy các công ty mẹ lờ họ đi hay bỏ quên họ. Các nhân viên đôi khi có thể bày tỏ lòng trung thành mới đối với liên minh như là một phần tử trong chính quyền lợi của họ. Bởi vậy các quản lý cấp cao phải thận trọng trong việc đánh giá những vấn đề này trước khi quyết định nhân sự chủ chốt

làm việc trong liên minh. Việc trang bị liên minh với quá nhiều người, những người đơn giản chỉ muốn gắng sức để “ có được” công nghệ hoặc các kỹ năng của các đối tác, sẽ phá hủy một kết cấu lòng tin trong liên minh. Tuy nhiên, việc gửi những người này tới một hệ thông đào tạo trong liên minh mà không tạo cơ hội cho họ trở về nhà sẽ là tăng khả năng “ mất đi bản sắc riêng của họ”.

TỔNG KẾT

Các liên minh cho phép các hãng đạt được lợi ích của việc mở rộng địa bàn hoạt động

Các liên minh có thể làm giảm thiểu rủi ro cho các hãng khi gia nhập thị trường mới với tư cách là một phần của chiến lược mở rộng thị trường toàn cầu

Nhu cầu giảm thiểu rủi ro là động lực thành lập các liên minh. Những rủi ro bao gồm: gia nhập thị trường mới, sự phát triển công nghiệp, học tập và áp dụng công nghệ mới, và hoàn thiện quy trình sản xuất

Liên minh với các hãng khác giúp công ty đảm bảo lợi ích gia tăng, đặc biệt là lợi ích từ cơ hội phát triển sản phẩm và công nghệ mới, công việc này quá tốn kém nếu các hãng tự làm

Các liên minh có ba loại chính: thỏa thuận về lixăng, cổ phần, và côngxoocxiom. Tuy nhiên, mỗi loại đấy có thể chia ra thành các loại cụ thể hơn của liên minh chiến lược

Các nhà quản lý phải hiểu được năng lực của họ thì mang lại lợi ích như thế nào khi làm việc với các đối tác. Do vậy, họ phải cẩn trọng trong việc bảo vệ những bí quyết khi hợp tác với các đối tác trong liên minh

Tất cả các hình thức liên minh đều chứa đựng rủi ro. Những rủi ro này xuất hiện do sự không hiểu nhau giữa các đối tác, chiến lược kiểm soát chi phí của sự điều phối, học hỏi và thiếu linh hoạt.

Liên minh sẽ giúp cho các hãng hưởng lợi từ việc giảm chi phí

Hiểu được kỹ năng và công nghệ của các hãng liên quan như thế nào đến việc xây dựng lợi thế cạnh tranh là một bước đi sống còn trong việc quyết định giới hạn và quy mô của sự hợp tác Các hãng có những kỹ năng phụ trợ có khuynh hướng sẽ trở thành những đối tác liên minh tốt hơn bởi vì họ ít cạnh tranh trực tiếp trong việc cung cấp những sản phẩm cuối cùng cho thị trường

Vấn đề nhân sự dài hạn trong liên minh là yếu tố then chốt

Tất cả các liên minh liên quan đến luật hợp tác và cạnh tranh khi làm việc với một đối tác khác. Hợp tác có hiệu quả để hoàn thành mục tiêu mong muốn đòi hỏi xây dựng mối quan hệ và niềm

tin. Tuy nhiên, học hỏi những kỹ năng và công nghệ mới từ phía đối tác cần phải có sự thương lượng và sự trao đổi qua lại, đấy cũng là vấn đề tự nhiên thiết yếu.

Bài tập và câu hỏi thảo luận

Trong nhiều năm, ngành công nghiệp viễn thông đã có một số lượng lớn các liên minh được hình thành giữa các công ty diện thoại địa phương và các hãng khác. Việc sử dụng Internet, truy cập vào các website để tìm hiểu về GTE, một công ty diện thoại lớn có mặt ở nhiều nơi của các quốc gia. Những loại công ty nào mà GTE đang liên kết với? Điều gì xảy ra để là nhân tố căn bản cho hẹ thống các liên minh đa dạng của GTE? Những công ty nào xuât hiện là các đối tác phụ trợ? Những công ty nào xuất hiện là các mối quan hệ phát triển kỹ thuật?

Tại sao điều đó lại quan trọng để hiểu những sự thúc đẩy chiến lược của một đối tác liên minh tiềm năng? Những thứ gì có thể xem xét khi đánh giá tính nhất quán tương đối của một đối tác trong tương lai?

Gỉa sử rằng bạn là CEO của một công ty công nhệ hàng đầu. Hiện tại, bạn đang sản xuất những chiếc máy tính xách tay hiện đại và đã tạo dựng được uy tín với thương hiệu thành công. Một công ty Nhật Bản muốn thành lập một sự liên minh với bạn. Quan hệ đối tác được dự kiến sẽ liên quan đến việc sản xuất một lượng lớn các máy tính xách tay của bạn ở Nhật Bản mà sử dụng các nhà xưởng và công nhân của đối tác. Đối tác khăng khăng đòi sử dụng các nhà máy của anh ấy ở Nhật Bản bởi vì họ đã có tiếng tăm về các sản phẩm có chất lượng. Những lợi ích và những rủi ro nào mà bạn có thể đối mặt trong mối quan hệ này? Bạn sẽ điều hành mối quan hệ này trong dài hạn như thế nào? Có phải sản xuất ở Nhật Bản tạo ra một sự khác biệt đối với lợi thế cạnh tranh dài hạn của bạn? Đâu là những vấn đề then chốt mà bạn cần phải nghĩ tới khi thâm nhập vào liên minh?

Một phần của tài liệu LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC LIÊN MINH GIÀNH LỢI THẾ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w