6 .K ết cấu nội dung nghiên cứu
3.5.4 Giải Pháp IV: Hoàn thiện bộ máy nghiệp vụ marketing
Như đã trình bày ở chương 2, Phòng Marketing của công ty Vifon vừa mới
được thành lập hơn một năm và hiện tại còn rất nhiều hạn chế, vì vậy cần nhanh chóng hoàn thiện cơ cấu tổ chức của phòng này cả về số lượng nhân sự và tiêu chuẩn chức danh.
Hiện nay, tất cả các nhân viên marketing của phòng đều thực hiện các công việc tổng hợp mà chưa có phân công công việc đi liền với chức danh, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng. Như vậy rất khó để đánh giá được hiệu quả công việc của từng cá nhân, cũng như khai thác và phát huy thế mạnh riêng của từng người.
Vì vậy công ty cần tổ chức lại bộ máy nghiệp vụ của Phòng Marketing như
sau: xem Sơ đồ tổ chức Phòng Marketing, Bản mô tả công việc ở phần Phụ lục tham khảo.
a) Chức danh Giám Đốc Marketing: Hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch tiếp thị cho từng giai đoạn phát triển của công ty dựa trên nền tảng phân tích thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng và tình huống cạnh tranh cụ thể. Quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc toàn bộ các hoạt động marketing của công ty.
b) Chức danh Quản Lý Ngành Hàng: 03 nhân sự cho 03 ngành hàng (ngành hàng sản phẩm mì, ngành hàng sản phẩm gạo, ngành hàng sản phẩm gia vị). Chịu trách nhiệm xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển cho từng nhãn hiệu trong ngành hàng mình phụ trách.
c) Chức danh Nghiên Cứu Thị Trường: 01 nhân sự phụ trách các hoạt
động nghiên cứu và thu thập thông tin thị trường về sản phẩm, ngành hàng, đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, xây dựng các chương trình kiểm tra sức khỏe thương hiệu định kỳ… nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định marketing.
d) Chức danh Truyền Thông Quảng Cáo & Quan Hệ Công Chúng:
01 nhân sự phụ trách các hoạt động làm cầu nối thông tin giữa doanh nghiệp với các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan công quyền, các cơ quan đoàn thể khi họ có nhu cầu thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng các kế hoạch truyền thông quảng cáo cho các nhãn hàng theo kế hoạch của Quản Lý Ngành Hàng, nghiên cứu và đề
xuất tổ chức hoặc tham gia tài trợ các sự kiện tiếp thị nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty, nhãn hiệu sản phẩm.
e) Chức danh Trợ lý Phòng Marketing: 01 nhân sự phụ trách các hoạt
động hành chánh, văn thư của phòng, bao gồm công tác sở hữu trí tuệ.
Để duy trì và nâng cao chất lượng công việc của nhân viên Phòng Marketing, công ty nên thường xuyên tổ chức đào tạo tại chổ hoặc cửđi tham gia các khóa đào tạo – huấn luyện bên ngoài để tạo điều kiện cho họ có cơ hội trao dồi và học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng mới trong triển khai các hoạt động marketing bởi lẽ công việc marketing luôn gắn liền với thị trường mà thị trường thì luôn thay đổi cho nên những kiến thức và kỹ năng mà họ có được trước đó có thể không còn phù hợp nữa.
Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty gây cản trở cho việc thu hút nhân sự marketing đó là công ty vẫn còn áp dụng chính sách lương và chếđộ phúc lợi theo mô hình công ty Nhà nước. Vì vậy công ty cần mạnh dạn thay đổi trong chính sách lương bổng để thu hút được nhân tài, cụ thể cần trả lương theo thỏa thuận chứ không nên áp dụng khung lương của công ty.
3.5.5 Giải pháp V: Truyền thông thương hiệu và Xúc tiến bán hàng 3.5.5.1 Truyền thông nội bộ