Giải pháp cho hệ thống tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp cho việc tự do hóa tài chính ở nước ta (Trang 25)

Nam

Có thể nói hội nhập tài chính là một yêu cầu tất yếu đối với mọi quốc gia trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, tài chính thế giới như ngày nay, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường tài chính còn nhiều bất ổn và khả năng quản lý của Nhà nước còn yếu kém thì chúng ta chưa thể vội vàng hội nhập ngay. Trước hết chúng ta cần tập trung giải quyết ngay những vấn đề gây nguy hiểm cho nền kinh tế, sau đó mới tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống tài chính từng bước một để sẵn sàng cho việc hội nhập.

Trong phần này chúng ta sẽ tập trung phân tích một số biện pháp để khắc phục những nguy cơ có thể xảy ra khủng hoảng tại Việt Nam đồng thời đề xuất một số biện pháp để cải thiện hệ thống tài chính Việt Nam, chuẩn bị cho việc hội nhập tài chính sâu rộng hơn trong tương lai.

Chúng ta phải làm gì khi nền kinh tế đứng trước hàng loạt biểu hiện của khủng hoảng như trong thời gian vừa qua. Một vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong tình hình hiện nay và cũng góp phần giải quyết bài toán hội nhập trong tương lai là việc sử dụng và quản lý các dòng vốn. Giải pháp tối ưu nhất là phải làm thông thoáng và tạo ra ngày càng nhiều các kênh đầu tư. Nếu dòng vốn chảy vào môi trường đầu tư hiệu quả, các kênh đầu tư tiêu hóa tốt tất cả lượng vốn thì các nhà đầu tư sẽ đưa vốn vào và rút vốn ra tuần tự chứ không rút vốn đồng loạt, nguy cơ tiền tháo chạy sẽ khó xảy ra vì luồng tiền vào - ra một quốc gia đều có mục đích: săn tìm lợi nhuận mà vẫn bảo toàn đồng vốn.

Thâm hụt thương mại của Việt Nam chủ yếu được tài trợ bởi luồng vốn ngắn hạn. Trong luồng vốn ngắn hạn, đáng chú ý có luồng vốn đầu tư gián tiếp. Luồng vốn này có đặc điểm là việc quản lý thường rất khó khăn, tỷ lệ đầu cơ thường khá

cao, vào nhanh và ra cũng nhanh, rất ít nước thành công trong việc quản lý nguồn vốn này.

Vì vậy, chúng ta nên có các biện pháp huy động nguồn dài hạn và ổn định để tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai hiện nay bằng cách tạo một môi trường đầu tư thật tốt và tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách sử dụng nguồn vốn của họ một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra cũng nên chú trọng đến việc tìm lối ra cho các dòng vốn dư thừa không thể hấp thụ hết bằng cách đầu tư ra thị trường vốn quốc tế. Điều này cũng tạo cơ hội cho dòng vốn Việt Nam hòa nhập vào thị trường thế giới.

Ngăn chặn các thông tin không chính xác về tình hình diễn biến thị trường tạo tâm lý hoang mang lo sợ cho các nhà đầu tư dẫn đến việc họ rút vốn đồng loạt. Các chuyên gia tài chính phải đưa ra quan điểm chính xác và thuyết phục để định hướng cho thị trường phát triển lành mạnh.

Một biện pháp cũng không kém phần quan trọng là phải xiết chặt an ninh tài chính: kiểm sóat và hạn chế tối đa lượng nợ xấu tại các ngân hàng (do các doanh nghiệp Nhà nước vay là chủ yếu) để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, tăng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất nguyên liệu thô và hàng sơ chế

Sau khi đã kiểm soát được tình hình nền kinh tế, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường tính hiệu quả và bền vững cho hệ thống tài chính

_ Củng cố và nâng cấp đồng bộ cả hệ thống pháp luật ngân hàng và hệ thống ngân hàng để giảm áp lực bất lợi khi mở cửa thị trường tài chính. Khi một lượng vốn lớn cùng lúc đổ vào Việt Nam mà hệ thống ngân hàng không làm tốt chức năng kiểm sóat và điều tiết của mình thì thị trường tài chính sẽ vô cùng rối loạn. Tăng sự kết nối giữa các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách cao nhất, nâng cao khả năng cạng tranh với các ngân hàng nước ngoài và khả năng kiểm soát thị trường tài chính tín dụng trong nước.

_ Phải chủ động phòng chống những nguy cơ khi tự do hoá tài chính, như mất giá nội tệ do chính sách tỷ giá hối đoái không hợp lý và nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng chuyển vốn sang nước khác; duy trì một tỷ lệ dự trữ ngọai hối thích hợp để phòng ngừa được rủi ro đồng thời không tốn quá nhiều cơ hội

phí. Không sử dụng quá nhiều nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn nước ngòai, đặc biệt không dùng nguồn này để tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn vì dễ mất khả năng chi trả

_ Một trong năm điều kiện để tiến hành tự do hoá tài khoản vốn là tự do hoá thương mại. Tự do hoá thương mại phải đi trước tự hoá tài khoản vốn và cả hai quá trình này phải có sự tương thích với nhau. Việt Nam nên tiếp tục thực hiện tự do hóa thương mại để tạo điều kiện cho việc tự do hóa tài khoản vốn thông qua việc từng bước dỡ bỏ dần các hàng rào mậu dịch.

_ Nâng cao khả năng phân tích và dự báo tình hình biến động tài chính trên toàn thế giới của các cơ quan điều hành và ra chính sách. Tình hình bất ổn trên TTCK và tình trạng lạm phát tăng cao vừa qua một phần là do yếu kém trong khâu phân tích dự báo xu hướng biến động của thị trường tài chính. Trong tương lai khi hội nhập tài chính sâu rộng hơn, những dự báo sai có thể phải trả giá bằng sự đổ vỡ của hệ thống tài chính.

Bản thân chính phủ cũng thấy được tầm quan trọng của công việc này nên từ năm 2003, Bộ Tài chính và UNDP đã phối hợp thực hiện dự án tăng cường năng lực phân tích chính sách tài chính cho Chính phủ và chính thức khởi động vào 25/4/2008. Dự án này hứa hẹn sẽ nâng cao trình độ quản lý cho những nhà điều hành kinh tế quốc gia, giảm thiểu những rủi ro về dự báo từ đó đưa ra những chính sách thích hợp ngăn chặn trước những nguy cơ mà quá trình hội nhập tài chính có thể mang đến

Tóm lại: “tự do hoá” tài chính là quá trình nới lỏng những hạn chế về các quyền tham gia, cũng như tiếp cận dịch vụ trên TTTC cho các bên kiếm tìm lợi ích trong phạm vi kiểm soát được của Pháp Luật. Tự do hoá tài chính do đó trước hết luôn gắn chặt với năng lực minh bạch và khả năng kiểm soát lưu thông tiền tệ, khả năng thanh tra giám sát các dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế cũng như chu chuyển vốn giữa trong nước với nước ngoài của NHTW để thúc đẩy nền kinh tế nói chung, các chủ thể kinh tế nói riêng ngày càng phát triển một cách vững chắc. Điều đó cũng có nghĩa: không thể có cái gọi là tài chính tự do hoàn toàn ở bất kỳ quốc gia hay tổ chức kinh tế quốc tế nào. Mức độ tự do hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực quản trị, công nghệ, kiểm soát rủi ro và tính minh bạch trong các quan hệ theo Luật pháp liên quan ở trong nước và thông lệ quốc tế từng thời kỳ phát triển. Mặt khác, tự do hoá tài chính cũng là một xu thế khách quan không thể nhẫn nại “ngồi chờ” sự hoàn thiện năng lực và môi trường Luật Pháp của từng quốc gia thành viên WTO, vì vậy nhất thiết Việt nam phải chủ động và tích cực tiếp cận với tự do hoá tài chính bằng một thái độ kiên quyết và cẩn trọng cần thiết nhất có thể được.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho việc tự do hóa tài chính ở nước ta (Trang 25)