− Tỉ trọng giá vốn trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty luôn ở mức cao, tỷ trọng này luôn dao động trong khoảng 83% đến 88% trong giai đoạn này. Và có thể thấy rằng tỉ trọng này có xu hướng tăng lên trong mấy năm gần đây, nếu như năm 2009 con số này là 83,63% thì sang năm 2010 đã tăng lên 85,85% và năm 2011 là 87,15%. Tỉ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có xu hướng tăng cho thấy rằng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Đây là một xu hướng khá xấu, tuy nhiên khoảng chênh lệch tỉ trọng qua từng năm thì không lớn dao động trong khoảng 1,2% đến 2,3% , điều này chứng tỏ chúng khá ổn định, không xuất hiện sự đột biến tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy, tuy giá vốn hàng bán của công ty có tăng nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn tăng tương ứng, chứng tỏ công ty hoạt động khá hiệu quả, lợi nhuận tăng từng năm.
2.2.2 Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
− Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp là chi phí rất quan trọng,nó phản ánh tình hình hoạt động của hai bộ phận này có hiệu quả hay không, chi phí này bao gồm các chi phí điện nước, thuê tài sản, khấu hao, lương, các khoản dự phòng, …Thông qua bảng thống kê tình hình tổng chi phí , ta thấy rằng tỉ trọng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong cơ cấu tổng chi phí là khá lớn, đứng thứ hai sau giá vốn hàng bán, nếu xét về tỉ trọng trong cơ cấu tổng chi phí thì chi phí này đang có xu hương giảm dần, cụ thể năm 2009 chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm 12,25%, sang năm 2010 chỉ còn chiếm 10,33% và năm 2011 hạ xuống còn 8,9%. Điều này cho thấy rằng chi phí này đang hạ dần mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí. Tuy nhiên khi xét ở góc độ giá trị, thì ngược lại, giá trị của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty không hề giảm mà lai có sự tăng trưởng như năm 2010 tăng 97,06% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1,911% so với năm 2010. Sự tăng trưởng qua hằng năm của chi phí này là hợp lí, nó phù hợp với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt năm 2010 tăng đột biến tới 97,06% là do trong năm này hệ thống bán hàng của công ty đã khá hoàn thiện và đầy đủ hơn năm 2009 với đội ngũ bán hàng, xe chuyên dụng, chi phí thuê nhà cửa làm văn phòng đại
diện,…và trong năm này đội ngũ cán bộ quản lý của công ty cũng đã nhiều hơn để có thể đáp ứng nhu cầu quản lý gia tăng khi quy mô mở rộng, đồng thời các chi phí điện nước, công cụ dụng cụ, chi phí dự phòng nợ khó đòi cũng tăng lên. Tuy nhiên sang năm 2011, chi phí này chỉ tăng thêm 1,911%, chứng tỏ rằng công ty đã hoạt động ổn định hơn, và bộ phận bán hàng và quản lí doanh nghiệp của công ty đã hoạt động hiệu quả hơn làm cho chi phí này gia tăng ít.
− Dưới đây là bảng tính phân tích chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2011:
− Qua bảng phân tích ta có thể thấy, trong nhóm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì chi phí bán hàng thì chi phí bán hàng luôn chiếm tỉ trọng cao hơn gần gấp đôi so với chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là điều dễ hiểu, bởi trong bộ phận bán hàng và phân phối của công ty có số lượng nhân viên và tài sản cố định như xe chuyên chở, mặt bằng, chi phí mua ngoài khác,.. luôn lớn hơn so với chi phí quản lý doanh nghiệp. Và một điều không thể không đề cập đến khi phân tích chi phí bán hàng là, một phần khá lớn trong cơ cấu chi phí bán hàng được tạo nên bởi chi phí hoa hồng bán hàng dành cho các đại lí của công ty. Trong hai năm 2009, 2011 khi mà công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng thì tất nhiên khoản chi phí hoa hồng này cũng tăng mạnh theo, trung bình trong giai đoạn vừa qua, công ty thực hiện chính sách tỷ lệ hoa hồng dành cho đại lí là khoảng 2,6% doanh thu thuần.
2.2.3 Phân tích chí phí hoạt động tài chính
− Chi phí hoạt động tài chính (chi phí HĐTC) của công ty chiếm một phần khá nhỏ trong tổng chi phí của công ty, chỉ trong khoảng từ 2 đến 3%. Chi phí này
− Qua bảng ta thấy, chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2011, nếu như trong năm 2009 chi phí hoạt động tài chính của công ty là 1.952 triệu đồng tì sang năm 2010 đã tăng lên tới 4.430 triệu đồng tức là tăng 126,9% so với năm 2009 và năm 2011 chi phí này là 7.039 triệu đồng tức là tăng 58,89%. Điều này cho thấy chi phí hoạt động tài chính của công ty có xu hướng tăng nhanh.
− Nguyên nhân của sự tăng nhanh chi phí HĐTC là do chi phí lãi vay (vốn chiếm trung bình trên 90% cơ cấu chi phí) trong các năm đếu rất cao, dẫn đến chi phí HĐTC tăng theo. Trong năm 2009 công ty đã vay vốn từ ngân hàng ACB, ngân hàng BIDV và ngân hàng Techcombank để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua mới cũng như lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất mới, tính đến cuối năm công ty đã vay ngắn hạn tổng cộng 29.692 triệu đồng với lãi suất vay ngắn hạn tại thời điểm đó khá cao đã khiến chi phí này ở mức cao, sang năm tiếp theo, năm 2010 để thực hiện kế hoạch đã đề ra là đưa thêm 3 dây chuyền sản xuất vào hoạt động nên công ty tiếp tục vay ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm cuối năm công ty đã vay ngắn hạn 39.053 triệu tức là tăng hơn 9.361 triệu so với năm trước. Và tương tự trong năm 2011, tính đến thời điểm cuối năm số tiền vay ngắn hạn của công ty là 47465 triệu đồng.
− Nhưng trên hết, thì nguyên nhân chính là số vốn chủ sở hữu của công ty còn khá thấp,nên khi mở rộng quy mô hoạt động công ty bắt buộc phải vay lãi ngân hàng với lãi suất cao thường trên 16%.