Vneconomy Xuất khẩu xi măng chỉ là giải pháp tình thế http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/xay-dung-

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu xi măng của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 57)

http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/xay-dung-c25/xuat-khau-xi-mang-chi- la-giai-phap-tinh-the-i21627

PHỤ LỤC 1 :

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.

Khi xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cần phải dựa vào hệ thống tiêu chuẩn sau:

- Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường nhưng phải tuân thủ sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

- Phải kết hợp hài hoà ba lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể, nhà nước. Tuyệt đối không vì lợi ích cá nhân làm tổn hại lợi ích tập thể.

- Lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được phải dựa trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy luật của nền sản xuất hàng hoá.

- Mức thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp trên lao động phải thường xuyên tăng lên.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu người ta thường dựa vào nhóm chỉ tiêu sau:

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố riêng lẻ phản ánh hiệu quả sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố càng cao, đồng thời nó cũng phản ánh một khía cạnh nào đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

PHỤ LỤC 2:

THỦ TỤC XUẤT KHẨU CLANHKE XI MĂNG

- Clanhke không là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện được quy định tại các Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường khác.

- Căn cứ điểm 1 Điều 11 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính có quy định: “Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau:

a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;

b) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;

Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.

c) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:

c.1) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính;

c.2) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;

- Căn cứ Phụ lục I Danh mục mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính thì mặt hàng clanhke xi măng không chịu thuế xuất khẩu.

PHỤ LỤC 3

VIẾT KẾ HOẠCH TIẾP THỊ XUẤT KHẨU

Một thành tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh giúp bạn kinh doanh thành công chính là Kế hoạch tiếp thị xuất khẩu (Export marketing plan)

Trong kế hoạch tiếp thị cần có thông tin thị trường, chi tiết về công ty, khách hàng mục tiêu, đối thũ cạnh tranh, vị thế, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, giá, quảng bá và khuyến mại. Ngoài ra bạn cũng cần phải cho biết các chỉ số tài chính để thực hiện kế hoạch tiếp thị xuất khẩu này.

Một kế hoạch tiếp thị hiệu quả là phải ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, có mục tiêu và mục đích cụ thể dựa theo số liệu chứ không phải dựa vào giả thuyết. Kế hoạch đó còn phải chân thành nêu lên những hạn chế cũng như điểm mạnh của doanh nghiệp của sản phẩm và thị trường mục tiêu, phải cho thấy được công ty làm cách nào để chinh phục thử thách và song song đó, tối đa hóa cơ hội về mặt chiến lược tiếp thị.

Một bảng kế hoạch tiếp thị xuất khẩu không thể thiếu 8 vấn đề then chốt như sau: Mission (Nhiệm vụ)

Situation Analyses (Phân tích tình hình) Export Audit (Thẩm định xuất khẩu)

Goals and objectives ( Mục đích và mục tiêu) Marketing strategy (Chiến lược tiếp thị)

Management Responsibilities (Trách nhiệm của Ban Quản lý) Action Plan (Kế hoạch hành động)

Budgets and Financial Forecasts (Ngân sách và Dự trù tài chính) Sau đây là những bí quyết khi viết Kế hoạch tiếp thị xuất khẩu:

Biết rõ nhiệm vụ của côn ty là gì; Mục đích , hoạt động và giá trị của công ty Xem xét lại vị thế của công ty bạn hiện nay trên thị trường về việc cung ứng sản phẩm, kênh phân phối, chính sách giá và chiến dịch xúc tiến hỗn hợp.

Nghiên cứu kỹ thị trường và xu hướng ngành để biết được những thay đổi trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Xác minh được những đối thủ cạnh tranh chính; vị thế, thị phần của họ trên thị trường, chiến lược tiếp thị, điểm mạnh và điểm yếu của họ.

Nghiên cứu môi trường xung quanh để biết công ty đang có cơ hội gì và gặp phải đe dọa gì; về mặt kinh tế, chính trị, công nghệ và môi trường

Vận dụng điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong quá trình kinh doanh xuất khẩu

Phân tích nguồn lực, hệ thống quản lý, thiết bị và hoạt động của công ty về mảng kinh doanh xuất khẩu

Hoạch định cách thức tối đa hóa các cơ hội của thị trường bằng cách sử dụng các điểm mạnh của công ty đồng thời vô hiệu hóa các thách thức

Xây dựng mục tiêu tài chính và tiếp thị phải cụ thể (SPECIFIC), có thể đo lường được (MEASURABLE), có thể đạt được(ATTAINABLE), thực tế (REALISTIC) và có qui định thời gian (TIME-BOUND)

Xác định được nhóm các nhà mua hàng mục tiêu mà công ty có thê đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh

Xác định vị thế và sản phẩm của công ty trên thị trường

Xây dựng chiến lược thương hiệu phù hợp với hoạt động kinh doanh và sản phẩm của công ty

Nghiên cứu những cách khả thi để điều chỉnh sản phẩm của công ty phù hợp với yêu cầu và mong muốn của người mua tiềm năng nhằm cạnh tranh tốt hơn với những gì đối thủ cạnh tranh đang thực hiện.

Xác định USP (ưu thế sản phẩm độc nhất) cho sản phẩm hoặc dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng chiến lược giá sao cho người mua hàng tiềm năng thấy được giá của sản phẩm/dịch vụ do doing nghiệp cung cấp là hợp lý

Xây dựng ý tưởng quảng cáo và xúc tiến để đưa thông điệp của sản phẩm tiếp cận người mua hàng tiềm năng

Có kế hoạch về nhân sự và qui trình thực hiện kế hoạch tiếp thị quốc tế 1 cách hiệu quả

Xây dựng kế hoạch hành động ghi rõ việc gì cần làm, khi nào, ở đâu, làm cách nào và ai làm để thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.

Lập bảng kê liệt kê tất cả những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu và chiến lược tiếp thị

Qui định rõ ngày bắt đầu và kết thúc cho mỗi hoạt động, phân công người chịu trách nhiệp cho mỗi hoạt động

Xác định được nguồn lực tài chính cần để thực hiện kế hoạch tiếp thị xuất khẩu và dự kiến thời gian sử dụng

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM XUẤT KHẨU

Chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp, là yếu tố cạnh tranh hàng đầu để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu bởi chúng ta không có mặt tại thị trường để tìm hiểu nguyên nhân và không có cơ hội để sửa chữa.

Theo định nghĩa của ISO 9000:2000 "Chất lượng sản phẩm là mức độ đạt được của một tập hợp các đặc tính vốn có của thực thể đáp ứng các yêu cầu định trước". Như vậy, chất lượng không phải tự nhiên mà có, nó xuất phát từ yêu cầu thực tế của con người, các yêu cầu ấy đòi hỏi ngày một hoàn thiện và nâng cao hơn; và con người là nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm. Vì vậy khi giải quyết vấn đề chất lượng phải giải quyết đầy đủ các mặt ở mọi nơi, mọi lúc của quá trình hình thành chất lượng; từ việc tìm hiểu nhu cầu, định ra các chỉ tiêu chất lượng đến thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, kiểm tra ... Nếu giải quyết phiến diện sẽ không mang lại kết quả mong muốn.

Nhằm giúp các nhà sản xuất nhận dạng một cách khái quát, dưới đây là một số kinh nghiệm trong quản trị chất lượng:

1. Nắm vững yêu cầu mong đợi của khách hàng, làm cho mọi người có liên quan hiểu rõ các yêu cầu ấy: Khách hàng là người hiểu rõ họ đang kỳ vọng điều gì. Trong khi đàm phán không nên vội vã tập trung vào giá và đơn hàng mà phải tận dụng cơ hội tiếp cận với khách hàng để tìm hiểu các yêu cầu liên quan đến chất lượng sản phẩm, bao bì đóng gói và tiêu chuẩn kiểm tra, thử nghiệm... Các yêu cầu nầy nếu không thể hiện trên thiết kế, phải được ghi chép cẩn thận và đề nghị khách hàng xác nhận để bảo đảm rằng mình đã hiểu đúng. Sau đó phổ biến, cho những người có liên quan biết rõ để thực hiện. Để dễ hiểu, có thể tìm một sản phẩm tương ứng, đề nghị khách hàng so sánh mức chất lượng.

2. Hãy để nhân viên của bạn trao đổi nhận dạng các nguy cơ tìm ẩn có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, biện pháp phòng ngừa để đảm bảo các yêu cầu của khách hàng: Đây là cơ hội để họ vận động trí tuệ, vừa để hiểu rõ yêu cầu của khách hàng, vừa nhớ lâu và có thể giúp Công ty bằng cách thấy rõ các vấn đề có liên quan và đưa ra giải pháp đảm bảo chất lượng, phòng ngừa nguy cơ. Nếu giải pháp của họ được chọn, lòng tự hào được nâng cao, họ sẽ thực hiện một cách tích cực và có trách nhiệm hơn.

3. Văn bản hoá những vấn đề đã thống nhất: Tất cả các yêu cầu của khách hàng cần được văn bản hóa dưới các hình thức như bản vẽ, yêu cầu kỹ thuật sản xuất, yêu cầu kiểm tra thử nghiệm, yêu cầu đóng gói, tiêu chuẩn áp dụng... Có thể minh họa bằng hình ảnh, vật mẫu và kiểm tra tính nhất quán của các văn bản trước khi áp dụng. Nếu những vấn đề nầy do công ty tự soạn, cần gởi cho khách hàng xác nhận để bảo đảm các yêu cầu đã được hiểu đúng, đặc biệt là màu sắc.

4. Làm đúng ngay từ đầu: Cách ít tốn kém nhất là triển khai các yêu cầu đã được văn bản hóa đến người thực hiện, làm cho họ hiểu đúng. Không suy diễn và áp đặt yêu cầu của khách hàng ở thị trường nầy với khách hàng ở thị trường khác. Hướng dẫn và kiểm soát để mọi người làm đúng ngay từ đầu. Lưu ý, công đoạn nào dễ nhất thì ở đó dễ xảy ra những sai lầm hàng loạt do chủ quan.

5. Kiểm soát quá trình: Chất lượng sản phẩm hình thành từ các quá trình, để đảm bảo chất lượng cần kiểm soát mọi quá trình từ thiết kế, hoạch định, sản xuất, phân phối, điều kiện đảm bảo chất lượng, phương pháp kiểm tra ... Kiểm soát quá trình là một phần của quản trị chất lượng. Nếu mọi quá trình đều làm đúng thì chất lượng sản phẩm sẽ tốt.

6. Khi xảy ra vấn đề không phù hợp: Mọi quá trình đều có thể xảy ra sai lỗi, khi phát hiện sự không phù hợp phải tạm dừng sản xuất tại vị trí có sự cố, tìm nguyên nhân để khắc phục hậu quả trước khi tiếp tục. Sự khắc phục hậu quả đúng lúc bao giờ cũng có lợi hơn là để sự sai hỏng tiếp tục và bị loại ra khi đã thành phẩm, thiệt hại khó lường. Cần hiểu thêm rằng thiệt hại bên trong (còn trong phạm vi công ty) dễ đo lường và ít tốn kém hơn thiệt hại bên ngoài (khi đến khách hàng).

7. Nhận dạng sản phẩm không phù hợp: Những chi tiết hoặc sản phẩm không phù hợp phát hiện trong các quá trình cần phải cô lập ở khu vực riêng và có bảng nhận dạng, phân công người sửa chữa, tái chế hoặc loại bỏ. Sau khi sửa chữa, tái chế xong phải có người kiểm tra xác nhận sự phù hợp trước khi làm tiếp.

8. Thông báo với khách hàng những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn: Khi phát hiện những vấn đề không phù hợp xảy ra ngoài ý muốn, sự khắc phục có thể ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, hoặc những lỗi ấy xét thấy không ảnh hưởng đến việc sử dụng, khách hàng có thể nhân nhượng, phải thông báo kịp thời cho khách hàng biết nội dung sự không phù hợp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục, phòng ngừa để tranh thủ sự đồng thuận của khách hàng

9. Khi khách hàng khiếu nại về chất lượng: Không có gì rõ hơn là được nhìn những điểm mà khách hàng khiếu nại bằng hình ảnh, vì chúng ta không có mặt tại chỗ. Trước mắt, nhận lỗi và đề nghị khách hàng cung cấp thông tin bằng hình ảnh về những điểm không phù hợp để tìm nguyên nhân cải tiến cho lần sau.

10. Giải quyết yêu cầu bồi thường: Nếu khách hàng yêu cầu bồi thường, phải bình tĩnh xem xét vấn đề một cách khách quan. Nếu đúng, cần thể hiện vai trò trách nhiệm của mình đối với các vấn đề khách hàng khiếu nại. Chọn cách giải quyết nhanh và ít tốn kém mà khách hàng chấp nhận được.

Trên tất cả là học tập từ những sai lầm của chính mình bằng cách phân tích, tìm ra nguyên nhân để khắc phục, phòng ngừa hoặc cải tiến cho lần sau. Tránh sai lầm lặp lại.

PHỤ LỤC 5 :

NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý VỀ BAO BÌ XUẤT KHẨU

Bao bì đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra thị trường. Ngày nay, bao bì không chỉ để trình bài, mô tả, quảng cáo cho sản phẩm hay đơn thuần là vật bảo quản, chứa đựng sản phẩm mà bao bì còn đảm nhận vai trò như một công cụ tiếp thị cho sản phẩm, là hình ảnh tượng trưng cho sản phẩm và có vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng

Đối với hàng hóa xuất khẩu, chức năng vận chuyển, bảo quản của bao bì rất quan trọng. Đặc biệt nếu hàng hóa phải trải qua một chặng đường khá dài để đến tay người tiêu dùng cuối cùng ở thị trường mục tiêu. Do vậy, các nhà xuất khẩu cần lưu ý các tính năng sau đây của bao bì trong quá trình vận chuyển, bảo quản:

- Phù hợp với loại hình vận chuyển ( tàu biển, máy bay, xe tải, hàng rời, hàng container,v.v...)

- Có kích thước phù hợp để dễ dàng trong việc lưu kho bãi, trên những pallet hoặc trong container

- Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai để chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển đường biển, đường hàng không cũng như đường bộ

- Phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các châu lục khác nhau

- Đảm bảo tính năng bảo vệ sản phẩm của bao bì để không làm sản phẩm bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng

- Thể hiện rõ những yêu cầu cần lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận chuyển, bốc xếp .... trên bao bì

Nhà xuất khẩu cần phải kiểm tra bao bì trước khi tiến hàh đóng gói. Tùy từng trường hợp cụ thể, nhà xuất khầu có thể kiểm tra các tính năng sau đây:

* Độ bền cơ học * Độ bền kéo dứt

* Độ trong suốt * Độ bền va đập

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu xi măng của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w