2.2.Quy trình cho vay tiêu dùng của Chi nhánh SeAbank Ba Đình
Hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á đang áp dụng hai loại sản phẩm cho vay tiêu dùng Đó là : Loại cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo (tên sản phẩm này được gọi là SeAmore) và cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo (tên sản phẩm này được gọi là SeAbuy).
Trình tự tín dụng:
Bước thực hiện Bộ phận Nội dung công việc
1.1.Tiếp nhận nhu cầu vay vốn
CV.KHTĐ -Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng:
+Vào sổ theo dõi khách hàng.
+Tìm hiểu sơ bộ khách hàng: tên, địa chỉ, điện thoại, ngành nghề…mục đích vay vốn, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, số tiền vay, thời hạn vay, kế hoạch trả nợ..
+Hướng dẫn khách hàng Điền đơn đề nghị vay vốn, sau đó lưu vào hồ sơ khách hàng (không trả lại khách hàng trong bất kì trường hợp nào).
-Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn:
+Đánh dấu những khoản mục khách hàng cần cung cấp trên danh mục hồ sơ và giao cho khách hàng để chuẩn bị bộ hồ sơ. +Cung cấp các mẫu biểu theo sản phẩm. 1.2.kiểm tra hồ sơ CV.KHTĐ -Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sơ bộ các
điều kiện của khách hàng trên hồ sơ: +Đối tượng được vay theo sản phẩm. +Các điều kiện khác theo chính sách cho vay SeAbank theo từng thời kỳ.
-Ký tên sao y trên các bản sao chứng từ cung cấp bởi khách hàng.
-Kiểm tra chữ ký của khách hàng trên hồ sơ.
cung cấp lên danh mục hồ sơ dành cho ngân hàng.
-Hẹn khách hàng về thời gian đi xác minh trụ sở, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài sản đảm bảo của khách hàng.
1.3.Kiểm soát KSV/TP.KHTĐ -Theo dõi việc tiếp nhận hồ sơ và hẹn khách hàng của CV.KHTĐ và hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Bước 2: Thẩm định khoản vay
2.1 Xác minh thông tin
CV.KHTĐ/KSV Xác minh thông tin qua kênh thứ 3
-thu thập thông tin về khách hàng trên trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) và trong nội bộ SeAbank.
-Tham khảo thông tin CIC về đơn vị nơi khách hàng làm việc nếu thấy cần thiết. -Tham khảo them các thông tin về khách hàng và đơn vị nơi khách hàng làm việc (đối với các công ty cổ phần, TNHH, liên doanh) trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ ngân hàng khác.
-Tham khảo thông tin về sản phẩm và thị trường, dự báo của thị trường về sản phẩm kinh doanh của khách hàng và các đơn vị cạnh tranh với khách hàng.
Xác minh thực tế tại nơi KH sinh sống & làm việc
-Tình hình hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất, bộ máy tổ
chức, cơ cấu quản lý …của công ty nơi khách hàng làm việc.
-Năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng.
2.2.Nội dung thẩm định.
CV.KHTĐ/KSV Thẩm định tư cách pháp lý:
-Năng lực chủ thể.
-Nghề nghiệp, hoạt động kinh doanh… -Người quan hệ hôn phối, người phụ thuộc trong gia đình…
-Mối quan hệ giữa người đi vay và doanh nghiệp do người đi vay quản lý, đối với các đơn vị, cá nhân khác đã vay vốn tại SeAbank để xác định nhóm khách hàng có liên quan theo quy định của ngân hàng nhà nước…
Thẩm định tình hình hoạt động:
-Tình hình tài chính. Đối với cá nhân tự doanh, kiểm tra, phân tích sổ sách để làm rõ tình hình nguồn vốn, tài sản, hàng hóa, tồn kho, các khỏa phải thu, phải trả, lãi, lỗ…
-Uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chính khác.
-Uy tín, tình hình quan hệ tín dụng hiện nay.
Thẩm định nhu cầu vay:
-Mục đích vay: theo quy định sản phẩm -So sánh nhu cầu vay vốn với nhu cầu sủa
dụng vốn, vốn tự có, nguồn vốn và kế hoạch trả nợ.
-Xác định nguồn trả nợ, thời hạn cho vay, kỳ trả nợ…
-Khả năng quản lý kiểm soát của SeAbank về nguồn trả nợ của khách hàng.
2.3.Lập tờ trình thẩm định.
CV.KHTĐ/KSV Lập tờ trình thẩm định trong đó nêu rõ các nội dung đã kiểm tra, phân tích, thẩm định, trong đó bao gồm các ý kiến về: -khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không.
-Độ tin cậy của các số liệu trong phương án vay vốn.
-Các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với phương án, dự án vay vốn và các rủi ro về ngành nghề kinh doanh, các rủi ro khác. Đề xuất cho vay hoặc không cho vay, lý do, số tiền, lãi suất cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, phân kỳ trả nợ, biện pháp bảo đảm, biện pháp quản lý nguồn tiền trả nợ và tài sản bảo đảm, các ý kiến khác.
2.4.Kiểm soát tờ trình thẩm định.
TP.GD/GĐCN Kiểm soát lại tờ trình thẩm định và đề suất cho vay của chuyên viên KHTĐ; nêu ý kiến của mình trước khi ban giám đốc đơn vị kinh doanh xem xét , phê duyệt.
Bước 3: Duyệt khoản vay
3.1.Thuộc thẩm quyền
TP.GD/GĐCN HĐTD/Ban
-Xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định đã có ý kiến đề xuất của chuyên
TGĐ/HĐQT viên và/hoặc TP.KHTĐ hoặc Trưởng/Phó PGD trực thuộc
-Quyết định không cho vay hoặc cho vay . -Thông báo kết quả phê duyệt cho PGD (trường hợp vượt quá phán quyết của TP.PGD).
-Thông báo quyết định cho vay không cho vay tới khách hàng .
-Thời hạn duyệt vay tối đa không quá 03 ngày kể từ ngày khách hàng cung cấp đủ hồ sơ.
3.2.không thuộc thẩm quyền.
TP.GD/GĐCN -Trình hồ sơ lên cấp thẩm quyền phê duyệt -Thực hiện luân chuyển hồ sơ theo quy định hiện hành.
-Quyết định cho vay hoặc không cho vay (có thể yêu cầu các điều kiện khác phải bổ sung hoàn chỉnh trước khi giải ngân). -Thông báo kết quả phê duyệt cho đơn vị kinh doanh trình duyệt.
-Thông báo quyết định cho vay/không cho vay tới khách hàng.
Bước 4: Hoàn tất hồ sơ khoản vay
4.1.Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
CV.KHTĐ/ CV.HTTD
Tiếp nhận, tổ chức quản lý Giấy xác nhận chuyển lương của cơ quan/đơn vị nơi khách hàng làm việc.
-Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm mất sức lao động 100% của khách hàng (nếu có).
-Tiếp nhận, tổ chức quản lý chứng từ bảo hiểm vào hồ sơ (nếu có).
4.2.Hợp đồng tín dụng.
CV.HTTD TP.HTTD
-Lập hợp đồng tín dụng theo mẫu SeAbank quy định phù hợp với từng khoản vay đã được phê duyệt.
-Kiểm soát hợp đồng bảo đảm tiền vay trước khi ký kết.
-Liên hệ khách hàng ký hợp đồng tín dụng, kiểm tra lại chữ ký của khách hàng trước khi cấp có thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng.
-Chuyển hợp đồng tín dụng cho bộ phận hạch toán tín dụng để theo dõi giải ngân thu hồi nợ.
4.3.Nhập liệu T24 -Chuyển hồ sơ khách hàng cho bộ phận kế toán giao dịch thực hiện mở ID và tài khoản thanh toán cho khách hàng (nếu khách hàng chưa có ID và Tài khoản tại SeAbank).
-Thực hiện nhập liệu trên T24 theo quy trình nghiệp vụ hỗ trợ và hạch toán tín dụng của SeAbank.
Bước 5: Giải ngân
CV.KHTĐ -Kiểm tra lại tính phù hợp, chính xác và đầy đủ của các giáy tờ, chứng từ trong hồ sơ vay với quy định sản phẩm, các phê duyệt của lãnh đạo cũng như trong quy chế cho vay trước khi lập tờ trình giải ngân .
-Tờ trình giải ngân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
-Nhập T24 giao dịch chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng .
Cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân
-Kiểm soát trước khi giải ngân nếu có. -Phê duyệt giải ngân trên hồ sơ và trên T24.
-Tổ chức lưu trữ hồ sơ khoản vay theo quy định của SeAbank.
Bước 6: kiểm tra giám sát vốn vay
-Thực hiện kiểm tra thường xuyên khoản vay sau khi giải ngân nhằm nắm bắt được đầy đủ, kịp thời tình hình hoạt động của khách hàng. (Thực hiện theo quy định sản phẩm và quy trình giám sát kiểm tra vốn vay của Seabank).
-Thực hiện điều chỉnh, gia hạn, chuyển nợ theo quy trình tín dụng chung của SeAbank.
Bước 7: Thu hồi nợ
Thực hiện theo quy trình tín dụng của SeAbank và quy định sản phẩm
Bước 8: Tất toán khoản vay
8.1.Trả nợ trước hạn một phần.
CV.KHTĐ
CV.HTTD
-Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và hướng dẫn khách hàng điền yêu cầu trả nợ trước hạn kiêm phụ lục hợp đồng. trường hợp này không được xem giống như việc cơ cấu , gia hạn nợ.
cầu của khách hàng theo một trong hai trường hợp:
+Giữ nguyên số kỳ hạn trả nợ, giảm số tiền trả hàng tháng.
+Giữ nguyên số tiền trả hàng tháng, giảm số kỳ hạn trả nợ.
-Thu phí phạt trả nợ trước hạn (nếu có). 8.2.Tất toán. CV.HTTD
TP.HTTD
-Hạch toán tất toán hợp đồng.
-Thu phí phạt trả nợ trước hạn (nếu có). -Tổ chức lưu hồ sơ tất toán.
2.2.2 Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh SeAbank Ba Đình
Cùng với mức sống ngày càng được nâng lên, nhu cầu mua sắm, sinh hoạt của dân cư cũng tăng theo. Theo đánh giá của các ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng là một thị trường còn rất rộng và đầy tiềm năng. Nắm bắt điều này, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai hàng loạt các chương trình cho vay tiêu dùng hấp dẫn. SeAbank là một trong những ngân hàng đã có những bước đi tiên phong trong việc mở rộng hoạt động sang cho vay tiêu dùng. Các ngân hàng Đông Á, ACB, Techcombank, Sacombank, Eximbank, Phương Đông...hiện nay đều vào cuộc với các chương trình khá phong phú như cho vay mua xe, mua đất dự án, mua nhà trả góp, xây dựng và sửa chữa nhà...
a. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng Chi Nhánh SeAbank Ba Đình
Dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.Tuy đã có sự tăng trưởng từ 50.7 tỷ năm 2007 lên 68.5tỷ năm 2008 tăng
35.1% so với năm 2007 tuy vậy tổng dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 27.9% tổng dư nợ của năm. Con số này là khá nhỏ. So với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống và các ngân hàng ngoài hệ thống SeAbank thì dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh Ba Đình còn nhỏ. Nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam có số dư của hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 30-35% tổng dư nợ của ngân hàng, thậm chí còn cao hơn, chẳng hạn như đối với ngân hàng thương mại cổ phần VPBank là 40%, trong các ngân hàng này lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng đã đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của ngân hàng.
Dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm. Nhất là từ năm 2008 đến đầu năm 2010 đã có mức tăng trưởng khá lớn, tuy nhiên sự tăng trưởng này còn ở mức khiêm tốn.
Bên cạnh mức tăng trưởng dư nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng thì cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong những năm qua chưa đồng đều, tỷ trọng của các loại hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay tiêu dùng là chưa hợp lý. Nhiều loại hình cho vay tiêu dùng có tiềm năng thu lợi nhuận lớn như: cho vay xuất khẩu lao động, cho vay du học... nhưng chưa được Ngân hàng quan tâm phát triển. Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay mua đất, xây và sửa chữa nhà cửa, cho vay mua ô tô, đồ đạc nội thất trong gia đình, cho vay tín chấp.
2.3 Đánh giá về thực trạng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh SeAbank Ba Đình trong thời gian qua
2.3.1 Kết quả đạt được
a. Về chất lượng các khoản vay
- Nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh hầu như không có. Hoạt động này được đánh giá là có mức độ an toàn cao nhất trong các đối tượng cho vay do món vay nhỏ lẻ, chủ yếu có tài sản thế chấp cầm cố. Đối với các nhu cầu vốn để mua sắm, sửa chữa nhà cửa thì TSBĐ chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, tiếp theo là thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các khoản nợ xấu để có khả năng thu hồi. Chi nhánh Ba Đình chưa có một khoản cho vay tiêu dùng nào phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay.
b. Về khả năng quản lý và giám sát rủi ro
- Rủi ro tín dụng:
Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện nay là thiếu thông tin về thị trường bất động sản đối với các khoản cho vay cá nhân sửa chữa, mua sắm nhà cửa, do đó rất khó đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng có nguồn trả nợ từ việc bán bất động sản vào cuối kỳ. Vì vậy, các khoản vay này thường có rủi ro cao về việc khách hàng không trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên hầu hết các khoản cho vay bất động sản đều có biện pháp bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất và thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nhưng có cam kết bảo đảm bằng thu nhập hàn tháng của người vay. Do đó, khả năng quản lý và giám sát rủi ro của Chinh đối với các khoản cho vay này là khá chặt chẽ và hiệu quả.
Cán bộ công nhân viên trong cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước là một nhóm đối tượng chủ yếu vay vốn tiêu dùng của Chi nhánh. Đây là đối tượng có thu nhập ổn định, khi vay vốn có sự bảo lãnh của thủ trưởng cơ quan, đại diện công đoàn và nguồn trả nợ là tiền lương hàng tháng được trích một phần. Vì vậy, rủi ro tín dụng của nhóm khách hàng này được hạn chế.
Đối tượng nhân dân lao động vay vốn tiêu dùng cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, nhu cầu vay vốn chủ yếu là phục vụ đời sống, vay vốn có cầm cố, thể chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Đối tượng này có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ cho Chi nhánh, do đó các món vay có rủi ro thấp, phản ánh thực tế là nợ quá hạn hầu như bằng không, phần lớn vốn vay được thu hồi đúng hạn
- Rủi ro lãi suất: do Chi nhánh cho vay theo lãi suất thả nổi nên rủi ro lãi suất rất hạn chế.
- Rủi ro tỷ giá:không có rủi ro vì Chi nhánh thực hiện cho vay bằng VND
- Rủi ro đạo đức: Trong thời gian gần đây, tại một số ngân hàng xảy ra tình trạng cò tín dụng câu kết với cán bộ ngân hàng làm giả hồ sơ vay vốn, vay đảo nợ. Nhưng tại Chi nhánh không xảy ra trường hợp nào vì các cán bộ của Chi nhánh thường xuyên được giáo dục tư tưởng đạo đức, giám sát chặt chẽ, có chế độ lương thưởng, phụ cấp tương xứng.
c. Về khả năng thu hồi vốn
Do quá trình thẩm định chặt chẽ, giá trị tài sản bảo đảm vay nợ rất cao so với dư nợ cho vay, nên hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đều có khả năng thu hồi được nợ. Thồng thường đối với loại hình cho vay mua nhà, sửa chữa nahf phải trả góp vốn lãi hàng tháng hoặc hàng quý nên Chi nhánh có thể kiểm soát được nguồn thu nhập của khách hàng, hạn chế rủi ro.
d. Về cơ cấu cho vay
Cơ cấu cho vay chưa đồng đều nhưng Chi nhánh cũng đã chú trọng tới việc mở rộng danh mục cho vay. Chủ yếu tập trung vào cho vay mua đất xây nhà ở, sửa chữam mua sắm nhà cửa, kế đến là cho vay mua ô tô, xe máy và phương tiện đi lại khác; thấp