Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 4.859 5,1 2.562 2,64 1.936 1,68 Kỳ hạn dưới 12 T 41.248 26,3 51.327 37,31 71.765 37,42 Kỳ hạn từ 12T trở lên 68.909 68,6 80.999 60,05 102.027 60,9 Tổng cộng 115.016 100 134.888 100 175.728 100
( Nguồn bảng cân đối kế toán NHNo huyên Yên Phong )
Từ số liệu biểu số 03 cho thấy nguồn huy động tiết kiệm tăng qua các năm, năm 2008 số dư tiền gửi tiết kiệm tăng 17,28% so với năm 2007, năm 2009 số dư tiền gửi tiết kiệm tăng 30,28% so với năm 2008. Năm 2009 nguồn tiết kiệm tăng lớn là do Ngân hàng liên tục phát động các đợt tiết kiệm dự thưởng với lãi suất cao ngoài ra còn được tặng quà khuyến mại, khi hết hạn Ngân hàng tự động chuyển sang kỳ hạn mới tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng không phải đến Ngân hàng chuyển sổ.
Như vậy NHNo Yên Phong ngoài việc sử dụng biện pháp truyền thống trong huy động tiết kiệm, còn bổ sung nhiều nhân tố làm thay đổi về chất trong huy động tiền gửi tiết kiệm như sử dụng công cụ lãi suất, sử dụng chính sách khách hàng, khuyến mại.... nhằm đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm đáp ứng nhu cầu người gửi tiền để huy động tốt hơn nguồn vốn này.
Ưu điểm của tiền gửi tiết kiêm:
- Là sản phẩm truyền thống của Ngân hàng trong huy động vốn được dân cư quen dùng và tín nhiệm, thủ tục gửi, lĩnh tiền đơn giản dễ hiểu, việc hạch toán theo dõi và quản lý tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng cũng đơn giản
- Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm thay đổi theo lãi suất của thị trường đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm được bảo đảm an toàn, bí mật tuyệt đối.
- Tiền gửi tiết kiệm có nhiều loại kỳ hạn.,từ không kỳ hạn đến kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng.... đáp ứng tương đối với nhu cầu người gửi.
- Được ủy quyền lĩnh ra, cầm cố hoặc thừa kế theo luật định.
Nhược điểm của tiền gửi tiết kiêm :
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp nên chưa khuyến khích được người gửi tiền vào Ngân hàng
- Các loại hình tiết kiệm, mỗi lần gửi tiết kiệm có kỳ hạn Ngân hàng phát hành một sổ tiết kiệm có kỳ hạn giao cho khách hàng giữ. Như vậy gây bất lợi cho cả phía Ngân hàng cả phía khách hàng (Khách hàng phải bảo quản nhiều sổ tiết kiệm, bảo quản và theo dõi không thuận lợi, Ngân hàng phải phát hành nhiều sổ, theo dõi và tính lãi nhiều món)
- Người gửi tiết kiệm không được sử dụng các dịch vụ Ngân hàng từ số tiền gửi này. Sổ tiết kiệm không được mua bán, chuyển nhượng trên thị trường.
* Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
NHNo Yên Phong huy động tiền gửi dưới hình thức phát hành kỳ phiếu 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng phát hành thường xuyên để khách hàng lựa chọn nhằm mục đích huy động vốn trong dân cư trên địa bàn để cân đối vốn tại địa phương. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt nhằm giải quyết những nhu cầu tức thời, Ngân hàng căn cứ vào từng thời điểm để quyết định đưa ra hình thức huy động này một cách chủ động, có thể huy động vốn ngắn hạn hoặc trung và dài hạn. Kỳ hạn của loại này có tính ổn định cao do đó Ngân hàng có thể tăng được hệ số sử dụng vốn, tăng tỷ lệ đầu tư trung, dài hạn. Kỳ phiếu có thể trả lãi truớc hoặc sau, vì vậy Ngân hàng có thể sử dụng hình thức này để chủ động tính toán kế hoạch tài chính, kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, kỳ phiếu cũng có nhược điểm giống như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và lãi suất của loại vốn này thường cao nên ảnh hưởng đến kinh doanh của Ngân hàng.
* Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
Do đặc thù của quan hệ thanh toán mà các tổ chức tín dụng thường mở tài khoản tại các tổ chức tín dụng khác tạo thành tiền gửi của các tổ chức tín dụng. NHNo Huyện Yên Phong loại tiền gửi này hầu như không có.
2.2.2 Thực trạng vốn huy động của NHNo Yên Phong phân theo kỳ hạn vốn
- Kỳ hạn của vốn huy động: Trong cơ cấu kỳ hạn vốn huy động của NHNo Yên Phong thì tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 33,18 %. Đối với tiền gửi có kỳ hạn ngắn thấp hơn loại trừ 12 tháng trở lên, tại thời điểm 31/12/2009 đạt 71.765 triệu = 27,59% Tổng vốn huy động
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 102.027 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39,23% trong tổng vốn huy động. Điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ Ngân hàng ngày càng được nâng cao, và mục đích người gửi tiền là để hưởng lợi nhuận song phải chú trọng khai thác nguồn vốn có kỳ hạn dài để chủ động trong kinh doanh.
Bảng 2.4. Số liệu về phân loại vốn huy động theo kỳ hạn
TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1 Không kỳ hạn 4.859 2.562 1.936
2 Tiền gửi < 12 tháng 41.248 51.327 71.765 3 Tiền gửi 12-24 tháng 68.909 80.999 102.027
Tổng cộng 115.016 134.888 175.728
2.2.3 Tình hình cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn của NHNo & PTNT Huyện Yên Phong
Để thực hiện nhiệm vụ trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường, các NHTM tổ chức thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của mình, với hai phần cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn.
Huy động vốn va sử dụng vốn là hai vấn đề có mối liên quan mật thiết với nhau. Ngân hàng không những chỉ huy động thật nhiều vốn mà còn phải tìm nơi cho vay và đầu tư vốn có hiệu quả, hoạt động chủ yếu của NHNo Yên Phong Bắc Ninh là: "Đi vay để cho vay" Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để mở rộng đầu tư tín dụng, để chủ động đáp ứng nhu cầu thiếu vốn cho khách hàng. Sử dụng vốn là khâu nối tiếp quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Để đạt được mục tiêu sinh lời và an toàn, mỗi Ngân hàng phải xây dựng danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp tương đối về quy mô, kết cấu, thời hạn và lãi suất. Một cơ cấu thời hạn của nguồn vốn được xem là tích cực khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Sự phù hợp về độ nhạy cảm với lãi suất của nguồn vốn và tài sản
- Sự linh hoạt trong cơ cấu để có thể điều chỉnh theo hướng có lợi cho kết quả kinh doanh bằng việc có thể khai thác cơ hội hoặc tránh rủi ro có thể có. Nguồn vốn ngắn hạn (Lãi suất thấp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn có lợi cho kinh doanh nhưng khi lãi xuất thay đổi theo chiều hướng tăng sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro.
Bảng 2.5 : Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Yên Phong
Đơn vị : Triêu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Phần nguồn vốn
I. Huy động từ dân cư, TCKT 159.471 195.834 260.098
1. Nguồn vốn nội tệ 154.078 188.237 251.545
a. TG không kỳ hạn 27.122 40.348 62.954
b. TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 54.248 64.327 83.735 c. TG kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 72.708 83.562 104.856
2. Nguồn vốn ngoại tệ 5.393 7.597 8.553
II. Vốn ủy thác đầu tư 14.572 14.211 0
III. Tiền vay các TCTD
IV. Nguồn vốn cấp trên 111.830 147.031 185.068
Cân số 285.873 357.076 445.166
Phần sử dụng vốn
I. Dư nợ vốn thông thường 265.613 334.177 418.790
II. Dư nợ khác
III. Sử dụng vốn khác
IV. An toàn chi trả 20.260 22.899 26.376
V. Cân số 285.873 357.076 445.166
(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính "946" các năm 2007 – 2009 của NHNo và phát triển nông thôn huyênYên Phong)
Trong những năm gần đây với những cố gắng trong công tác huy động vốn NHNo Huyện Yên Phong nhưng chưa chủ động được nguồn vốn để cho vay, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Số liệu Nguồn Bảng 2.5 cho thấy trong thời gian từ 2007 - 2009 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tăng chậm hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng nên sử dụng vốn điều hòa của cấp trên năm sau cao hơn năm trước, dẫn đến NHNo
Huyện Yên Phong thiếu vốn phải nhận vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên ngày càng cao.
Do đó, phải tích cực đẩy mạnh huy động nguồn vốn mang tính ổn định, vững chắc tại địa phương để cân đối nhu cầu vốn tại chỗ. Mặt khác nguồn vốn huy động có lãi xuất vào thấp hơn so với vốn điều hòa của cấp trên, vì vậy nguồn vốn huy động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, là tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn biểu hiện ở cơ cấu thời hạn giữa nguồn vốn huy động được và việc sử dụng nguồn vốn đó của Ngân Hàng
Bảng 2.6: Cơ cấu thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
Đơn vị : Triêu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tiền gửi không kỳ hạn 29.515 42.237 63.702 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 56.248 66.924 87.410 Tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 73.708 86.673 108.986 Nguồn vốn điều hòa từ cấp trên
Nguồn vốn được cân đối để CV
Trong đó: Nguồn vốn cho vay TDH 87.550 123.060 175.220
Tổng dư nợ 265.613 334.177 418.790
Trong đó dư nợ trung dài hạn 133.967 145.583 214.600
Nguồn: Báo cáo tài chính kê toán NHNo Yên Phong 2007 – 2009
Xét về bản chất thì nguồn vốn NHNo Yên Phong huy động dài nhất mới là 24 tháng, trong khi đó cho vay trung dài hạn thường từ 1 đến 3 năm. Như vậy, việc mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ có thể dẫn đến rủi ro về lãi suất và rủi ro về thanh khoản. Tại ngân hàng Yên Phong nhu cầu vay trung hạn nhiều là vì: Thực hiện định hướng phát triển kinh tế của huyện Đảng bộ cho vay dự án xây dựng chuồng trại, chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, dự án phát triển ngành sản xuất kinh doanh
Tỷ lệ vốn huy động trung hạn thấp nhưng ngân hàng Yên Phong cho vay cao là hàng năm trên cơ sở đơn vị xây dựng kế hoạch huy động vốn và kế hoạch cho vay ngắn hạn trung hạn, dài hạn được ngân hàng cấp trên chấp nhận, thì ngoài phần tự huy động, phần thiếu được Ngân hàng cấp trên bổ sung cho ngân hàng Yên Phong đầu tư vào các dự án như nêu trên. Tăng trưởng tín dụng đi đôi với củng cố
và nâng cao chất lượng tín dụng, cho nên liên tục nhiều năm tỷ lệ nợ quá hạn ở Yên Phong ở mức rất thấp, nếu đến hạn khách hàng rút phần vốn trung hạn vượt khả năng của cơ sở thì chi nhánh được NHNo cấp trên hỗ trợ giải quyết vấn đề thanh khoản và đảm bảo đơn vị hoạt động bình thường.
2.3 Đánh giá chung về huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Yên Phong
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Về khối lượng vốn: Tổng lượng vốn huy động của NHNo Yên Phong không ngừng tăng lên, tốc độ tăng bình quân 23,21%/năm. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn. Trong cơ cấu huy động thì chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm (chiếm 67,56%), tiền gửi các tổ chức kinh tế là 32,32%. Sự gia tăng của nguồn vốn tiền gửi dân cư và tiền gửi tổ chức kinh tế đã góp phần tác động đến cơ cấu tài sản nợ của NHNo Yên Phong tăng khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng, nhất là vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế.
- Chính sách huy động vốn của NHNo Yên Phong đã hướng vào tập trung khai thác mọi nguồn vốn tại địa phương, coi nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và ổn định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với địa bàn hoạt động 13 xã và 1Thị Trấn, NHNo Yên Phong đã tiến hành giao khoán tới từng tổ nhóm CBCNV nhằm tối đa và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn vào đầu tư, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi nông thôn. Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng ngày càng phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Các phòng ban trong huyện đều tích cực huy động nguồn vốn tại chỗ và chủ động được nguồn vốn cho kinh doanh.
Nguồn vốn tăng trưởng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn mở rộng các loại hình đầu tư vốn như: Dịch vụ cầm cố, cho vay tiêu dùng, thanh toán, chuyển tiền, đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất nhất là cho vay qua liên doanh.
Khối lượng huy động vốn tuy có tăng đều qua các năm song tốc độ tăng còn chậm, chưa đủ để phục vụ nhu cầu cho vay dầu tư tại chi nhánh. Hạn chế này làm giảm tính chủ động trong kinh doanh của chi nhánh, tăng mức độ rủi ro thanh khoản và về lâu dài làm hạn chế khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của chi nhánh và của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trên địa bàn.
Đạt được những kết quả trên là do trong công tác quản lý điều hành NHNo Yên Phong luôn quán triệt được tầm quan trọng và thế mạnh về nguồn vốn, đã đề ra được những mục tiêu nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn đúng đắn hợp lý. Phân công cụ thể cán bộ giám sát theo dõi việc thực hiện chỉ tiêu nguồn vốn, giao khoán chỉ tiêu nguồn vốn cho các đơn vị trực thuộc.
2.3.2. Tồn tại chủ yếu trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Yên Phong
Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động huy động vốn tại NHNo Yên Phong còn những tồn tại cần được xem xét khắc phục:
- Khối lượng vốn huy động có tăng đều qua các năm song tốc độ tăng còn chậm, chưa đủ để phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư tại chi nhánh. Hạn chế này làm giảm tính chủ động trong kinh doanh của chi nhánh, tăng mức độ rủi ro thanh khoản, và về lâu dài, làm hạn chế khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của chi nhánh và của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trên địa bàn.
- Khối lượng vốn huy động được chưa tương xứng với tiềm năng. Toàn huyện có: 37.592 hộ, đến thời điểm 31/12/2009 Ngân hàng trên địa bàn mới huy động được 260.098 triệu đồng, trong đó tiền gửi dân cư: 175.728 triệu đồng . Như vậy với số tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư Yên Phong, có thể đánh giá đây là một con số còn quá khiêm tốn (Bình quân chỉ có 4.675triệu /1hộ )
Do đặc thù của huyện Yên Phong đa phần là các xã nhỏ, và trình độ của nhân dân còn thấp, vì vậy việc tiếp cận của người dân đối với Ngân hàng còn nhiều hạn chế, các chính sách về lãi suất tiền gửi, tiền vay của Ngân hàng người dân thường chưa nắm bắt kịp thời. Do vậy các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư hầu hết dùng mua vàng và ngoại tệ để cất trữ.
Các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, chủ yếu mang nặng tính truyền thống đối tượng khách hàng tửi tiết kiệm chưa đa dạng. NHNo nhiệm vụ đã ban hành Quyết định số 404/HĐQT - KHTH ngày 10 tháng 10 năm 2001 về: "Quy định các hình thức huy động vốn trong hệ thống NHNo Việt Nam" nhưng do trình độ kỹ thuật chưa theo kịp tư tưởng chỉ đạo nên hiện nay chưa có chương trình ứng dụng do đó các hình thức huy động vốn mới chưa được áp dụng để đáp ứng nhu cầu người gửi tiền. Hiện tại Ngân hàng Yên Phong mới chỉ có các sản phẩm như nhận
tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá để huy động của các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy