b) Cơ cấu nguồn vốn của Công Ty TNHH Dịch Vụ Quảng Cáo Trường An.
2.3.3. Phân Tích Tình Hình Quản Lý Tài Sản Lưu Động.
* Khái niệm về TSLĐ: Năm 1986 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử tồn tại và phát triển của đất nước ta. Với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong
phát triển trong nền kinh tế xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau. Cùng tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luật, cho dù có khác về loại hình kinh doanh nhưng các doanh nghiệp luôn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động nhiên nguyên, vật liệu, bán thành phẩm …. Chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện, biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là TSLĐ. Trong các Công ty cổ phần, TSLĐ gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.
TSLĐ sản xuất bao gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ.
TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hóa chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán.
Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông, trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hóa lẫn
nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn tương ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là TSLĐ của doanh nghiệp.
* Phân Loại TSLĐ:
Phân loại TSLĐ theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế của từng nhóm:
- Các tài sản tương đương với tiền: gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Tuy nhiên không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này, chỉ có chứng khoán ngắn hạn mới được coi là TSLĐ thuộc nhóm này.
- Tiền: Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển. Ở đây tiền hay vốn bằng tiền không chỉ là tiền mặt mà bao gồm cả tiền gửi ngân hàng, khi các doanh nghiệp thanh toán bằng Sec hoặc chuyển khoản thì được gọi là thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong lĩnh vực tài chính – kế toán, tài sản bằng tiền (Cash ) của một công ty hay doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền mặt
+ Tiền gửi ngân hàng.
+ Tiền dưới dạng Sec các loại. + Tiền trong thanh toán.
+ Tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM.
- Các chi phí chờ phân bổ: thực tế, một khối lượng NVL và một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản
phẩm hay dịch vụ, những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp.
- Các khoản phải thu: các khoản phải thu là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty kinh doanh thương mại, mua bán hàng hóa. Hoạt động mua bán chịu giữa các bên, phát sinh các khoản tín dụng thương mại. Trên thực tế các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất của quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng.
- Vàng, bạc, đá quý và kim khí quý: Đây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ. Tuy nhiên trong một số ngành như Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm, trị giá kim cương, đá quý, vàng bạc, kim khí quý …. Có thể rất lớn.
- Chi phí trả trước: chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có thể có mức độ rủi ro cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước.
- Tiền đặt cọc: Đối với từng trường hợp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số tiền nhất định thì phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2 cách:
+ Số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiền cụ thể hoặc một giá trị tài sản được mua bán.
+ Số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiền cụ thể hoặc một giá trị tối thiểu cho hợp.
Tiền đặt cọc là một tài sản không chắc chắn độ tin cậy có thể giao động lớn, từ 85% đến 25% hay 30%. Do tính chất là một tài sản bảo đảm như vậy
nên mặc dù tiền đặt cọc thuộc TSLĐ nhưng nó không được các ngân hàng tính đến khi xác định khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp.
- Hàng hóa vật tư: Được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho, hàng tồn kho trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hóa bị ứ đọng, không bán được mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hóa vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như: NVL chính, NVL phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu và các loại dầu mỡ, thành phẩm …
* Vai Trò TSLĐ Trong Doanh Nghiệp:
TSLĐ có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bởi khác với tài sản cố định, tài sản lưu động cần các biện pháp linh hoạt, kịp thời phù hợp với từng thời điểm thì mới đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng TSLĐ là một trong những căn cứ đánh giá năng lực sản xuất, chính sách dự trữ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và nó cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
* Hiệu Quả Sử Dụng TSLĐ Trong Doanh Nghiệp:
- Khái niệm hiệu quả sử dụng TSLĐ: có thể nói rằng mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, việc quản lý sử dụng tốt TSLĐ sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Bởi vì quản lý TSLĐ không những đảm bảo sử dụng TSLĐ hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa đối với việc hạ thấp chi phí sản xuất. Thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và thu tiền bán hàng, từ đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tóm lại: Hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp có thể hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý TSLĐ của doanh nghiệp, đảm bảo lợi nhuận tối đa với số lượng TSLĐ sử dụng với chi phí thấp nhất,
nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ đơn thuần do quản trị TSLĐ tồi, nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số doanh nghiệp trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại TSLĐ hầu như là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ:
- Tốc độ luân chuyển TSLĐ: Việc sử dụng TSLĐ đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển của doanh nghiệp nhanh hay chậm. TSLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Vòng quay TSLĐ = Doanh thu thuần
Trong kỳ TSLĐ bq trong kỳ
Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm TSLĐ của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng TSLĐ bình quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Hàm lượng TSLĐ.
Hàm lượng TSLĐ = TSLĐ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng TSLĐ, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt đối với doanh nghiệp. Vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng TSLĐ sẽ tăng lên.
- Tỷ suất lợi nhuận TSLĐ
Hệ số sinh lợi TSLĐ = Lợi nhuận sau thuế TSLĐ bq trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSLĐ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Mức doanh lợi tài sản lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao.
* Các Yếu Tố Tác Động Tới Hiệu Quả Sử Dụng TSLĐ
TSLĐ của doanh nghiệp luôn vận động chuyển hóa không ngừng và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, trong quá trình vận động đó. TSLĐ chịu trách nhiệm tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp, có thể chia các nhân tố đó ra làm 2 nhóm chủ yếu sau:
- Các yếu tố chủ quan: Nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, trong đó phải kể đến một số nhân tố chủ yếu sau:
+ Vấn đề xác định nhu cầu TSLĐ: Do xác định nhu cầu TSLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí còn thiếu vốn thì lại không đảm bảo cho quá trình sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Việc lựa chọn phương án đầu tư là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của TSLĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ và ngược lại.
+ Do trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản
+ Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây thất thoát TSLĐ, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ.
- Các yếu tố khách quan:
Hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi:
+ Tốc độ phát triển của nền kinh tế, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức mua của thị trường sẽ bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít đi, lợi nhuận giảm sút và tất yếu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và TSLĐ nói riêng.
+ Rủi ro: Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải, trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro thiên nhiên gây ra như: động đất, lũ lụt, hỏa hoạn,…. Mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm giảm giá trị tài sản, vật tư… vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá cả của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và TSLĐ nói riêng.
+ Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự điều chỉnh. Thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế,… cũng tác động đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dụng TSLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu
xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố. Tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng TSLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng TSLĐ mang lại là cao nhất.
* Kết Quả Đạt Được Của Công Ty TNHH Dịch Vụ Quảng Cáo Trường An Từ Năm 2007 Đến năm 2008.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên nên Công Ty TNHH Dịch Vụ Quảng Cáo Trường An đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Công ty đã khai thác triệt để nguồn vốn hiện có và vốn đi vay, do đó doanh thu hàng năm và lợi nhuận các năm vừa qua được cải thiện đáng kể. Để biết tình hình cụ thể, ta có thể xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty thông qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 5: Tốc độ chu chuyển TSLĐ
( đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Thực hiện So sánh
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008/2007
1. Doanh thu thuần 742.723.605 1.075.250.446 332.526.841 2. TSLĐ 492.969.640 539.082.246 46.112.606 3. Số vòng quay TSLĐ (3 = ½) 1,506 1,994 0,488 4. Thời gian 1 vòng quay ( 4 = 360/3) 238,9 180,4 - 58,5
Tốc độ luân chuyển TSLĐ tăng nhanh: năm 2007 tốc độ luân chuyển TSLĐ chậm hơn năm 2008 biểu hiện trong các chỉ tiêu sau:
- Kỳ luân chuyển TSLĐ từ 238,9 ( ngày/ vòng) năm 2007 đã giảm xuống còn 180,4 ( ngày/ vòng).
Điều này có được là do trong 2 năm TSLĐ của công ty đã tăng đáng kể trong khi doanh thu cũng tăng nhanh. Do đó có thể nói TSLĐ của công ty luân chuyển tốt.