JSP viết tắt của Java Server Pages
Đây là ngôn ngữ scripting được dùng ở server để hỗ trợ ứng dụng trong việc trình bày trang web động – cập nhật dữ liệu
JSP tích hợp bao gồm HTML, XML, Java Code, và kể cả Servlet
Nó tạo thuận lợi cho người dùng trong việc xây dựng giao diện – khắc phục nhược điểm của servlet về giao diện.
Ngoài ra, nó cho người dùng mở rộng khả năng sử dụng JSP qua việc định nghĩa các tag mới như XML – khắc phục nhược điểm của HTML
Đặc biệt cho phép người dùng sử dụng nhúng trực tiếp code Java vào trong JSP thông qua Declaration – khai báo biến và hàm Scriptlets – chứa code trực tiếp của Java và Expression – tính toán biểu thức và in kết quả ra màn hình.
Bản chất của JSP là Servlet, do vậy các thành phần của Servlet sẽ có tồn tại hết trên JSP
Ngoài ra, JSP không cần phải biên dịch mà nó đƣợc biên dịch khi có request lần đầu tiên yêu cầu đến server.
Để chạy được một trang JSP thì tất cả các code của JSP phải được biên dịch sang Servlet sau đó tùy vào nội dung mà Servlet sẽ cho ra trang HTML với nội dung có được từ xử lý của các đoạn code JSP để trả lời yêu cầu của client.
Client Web Server JSP ENGINEE Database JSP File HTTPT Chu kỳ sống của JSP Hình 7 : Sự sống của JSP
Khi có một yêu cầu từ client đến server, container xác định trang jsp được yêu cầu
Trang JSP được đưa qua JSP Engine để xử lý. JSP Engine thực hiện các bước sau
o Đọc cấu trúc file của JSP File từ trên xuống dưới, từ trái qua phải để chuyên đổi (Parsing) sang Java code tương ứng
o Phát sinh Servlet từ nội dung parsing ở bước trên để cấu tạo thành servlet
o Thực hiện biên dịch code Servlet
o Sau khi biên dịch thành công thì quá trình hoạt động sẽ thực hiện đúng theo chu kỳ sống của Servlet như đã nêu trong các phần trên.
2.2.3..14. Quan hệ giữa JSP và Servlet
- Servlet và JSP có những mối liên hệ với nhau và cũng có nhưng ưu thế so với nhau. - JSP về bản chất là mở rộng của servlet nhưng JSP lại không phải là servlet mặc dù trước khi một trang JSP được nạp và thực thi, nó phải được dịch thành Servlet.
Những ưu điểm và nhược điểm của servlet so với JSP
- JSP về bản chất là mở rộng của servlet nhưng JSP lại không phải là servlet mặc dù trước khi một trang JSP được nạp và thực thi, nó phải được dịch thành Servlet.
- Do trang JSP trước khi thực hiện nó được biên dịch thành servlet nên những gì Servlet làm được chắc chắn JSP cũng có thể làm được. Viết một trang JSP đơn giản hơn, dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu JSP và Servlet vì không phải qua bước đăng ký (trong trang web.xml) và việc biên dịch rất thủ công. Hơn nữa JSP có thể trộn lẫn mã
Java với các thẻ HTML nên việc thiết kế trang JSP đơn giản và dễ dàng bổ sung hơn so với Servlet. Đó là một trong những nhược điểm của Servlet.
- Tuy nhiên:
Nếu tất cả xử lý mã Java được tập trung ở JSP thì việc mở rộng hay nâng cấp dự án sẽ rất khó khăn, việc phân chia các modun cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn so với Servlet. Mã JSP ở dạng thuần văn bản nên việc che dấu mã nguồn thường rất kém.
Servlet tuy phải biên dịch và đăng ký thủ công với Web server nhưng lại có tính bảo mật cao hơn. Khi servlet được triệu gọi, chỉ cần cung cấp cho Web server bản servlet nhị phân (byte code) là file .class đã qua biên dịch mà không cần cung cấp mã nguồn servlet ban đầu. Mặt khác, việc tương tác của các Servlet là rất dễ dàng (do sử dụng mã Java) nên có thể tạo nên những tùy biến kết xuất đa dạng hơn trước khi trả về cho Client. Servlet có thể phân rã thành các modun đơn thể của dự án và việc kết hợp chúng với nhau cũng dễ dàng hơn nhiều so với JSP. Đây là điểm rất ưu thế của Servlet với JSP mặc dù những điểm này chỉ được chú trọng trong những dự án lớn, cần nhiều sự phối hợp giữa các thành viên dự án.
Mặc dù vậy nếu được thực hiện các project nhỏ hay việc thiết kế một website đơn giản thì nên lựa chọn JSP vì nó dễ dàng hơn nhiều so với Servlet về mặt xử lý thiết kế, không phải đăng ký và biên dịch thủ công.
Nếu thực hiện một dự án lớn cần nhiều xử lý và tương tác, ta sẽ phải sử dụng tới mô hình MVC (Model – View – Controller) kết hợp JSP, Servlet và JavaBeans hay Enterprise JavaBeans.
Mô đun Section Mô đun Category Mô đun Article Article package
Mô đun Basic Mô đun User user package Mô đun … … package Mô đun Product System Product package Mô đun Product Cơ sở dữ liệu
2.2.3Giới thiệu về FrameWork
Hình 8: Kiến trúc xây dựng hệ thống FrameWork
HTML
Model
Control
Library Hình 9: Kiến trúc xây dựng module FrameWork
View
Các xử lý hiển thị
Objects
Records Database
Quản trị nội dung (CMS)
Quản trị người sử dụng hệ thống
AI
Duyệt nội dung