Môi trường

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải phát phát triển làng nghề mộc Phương Độ xã Xuân Phương – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (Trang 31)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Tác động ca sn xu tl ng ngh ti xã xuân ph ềạ ương

4.5.3. Môi trường

do bụi gỗ thoát ra môi trường không được kiểm soát cùng với sơn, vecni… nước thải sinh hoạt và các hoạt động ngâm gỗ cũng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tại địa phương.

4.6. Ý kiến và nguyện vọng của người dân về phát triển làng nghề

4.6.1. Các mối quan tâm chính của người dân hiện nay

Để hiểu rõ hơn về suy nghĩ của người dân đối với phát triển làng nghề địa phương, một cuộc họp nhóm 30 chủ hộ sản xuất được tiến hành, nhằm xếp hạng theo mức độ ưu tiên giữa các quan tâm của người dân, theo đó

người dân được yêu cầu liệt kê 10 mối quan tâm của mình về vấn đề phát triển làng nghề tại địa phương.

Kết quả thảo luận cho thấy phần lớn các mối quan tâm của người dân địa phương đều có liên quan đến quá trình phát triển làng nghề tại địa phương. Vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở đây là nguồn vốn sản xuất, tiếp đó là nơi tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Các yếu tố đầu vào sản xuất (nguyên vật liệu, điện) cũng được các hộ quan tâm. Hơn nữa người dân ở đây có nhận thức khá cao về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.6:Xếp hạng quan tâm của người dân về phát triển làng nghề

Xêp hạng ưu tiên Mối quan tâm

1 Nguồn vốn ưu đãi

2 Tiêu thụ sản phẩm

3 Giá nguyên vật liệu

4 Thương hiệu sản phẩm

5 Điện

6 Chât thải

7 Ô nhiễm môi trường

8 Sức khỏe gia đình

9 Thất ngiệp, tệ nạn xã hội

10 Các kiểm soát môi trường của địa phương

( Nguồn: điều tra thực tế)

4.6.2. Nhu cầu cần hỗ trợ

Phần lớn người dân được hỏi đều trả lời họ cần vay vốn để mở xưởng sản xuất với số vốn cho vay lớn hơn hiện nay và thời hạn vay vốn được lâu dài hơn nhằm tạo điều kiện cho các hộ đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng và hiệu quả.

Một đề nghị khác nữa được người dân đồng thuận đó là chính sách ưu tiên hỗ trợ của UBND xã Xuân Phương như:

Có quy hoạch các khu vực riêng cho xây dựng tách biệt các khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, hỗ trợ thêm xây dựng cơ sở hạ tầng điện cao áp, hệ thống sử lý chất thải…

Bảng 4.7: Phân tích SWOT ( Nguồn thu thập thông tin)

Điểm mạnh

• Lực lượng lao động dồi dào, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật vào sản xuất

• Có vị trí làng nghề thuận lợi tiếp giáp với nhiều trục đường lớn, gần nguồn nguyên liệu và có thị trương tiêu thụ sản phẩm rộng lớn

• Người thợ ở đây sẵn sàng chia sẻ kinh ngiệm sản xuất với người khác không giấu nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng hộ sản xuất

Điểm yếu

• Công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến hiệu quả lao động chưa cao, chưa áp dụng khoa học công nghệ rộng rãi vào sản xuất

• Khả năng tiếp cận tín dụng còn hạn chế

• Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ gây khó khăn trong công tác quản lý và quy hoạch vùng sản xuất

Cơ hội

• Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường được nâng cao, họ sẵn sàng đầu tư để giải quyết vấn đề môi trường nếu có sự hỗ trợ đồng bộ của nhà nước

• Được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước (Nghị quyết 26 về tam nông, chính sách nông thôn mới)

Thách thức

• Môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn

• Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm cùng loại của các thị trường lân cận và các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài

( Nguồn: điều tra thực tế)

Qua bảng phân tích trên có thể thấy rõ các điểm mạnh yếu cũng như cơ hội và thách thức của làng nghề mộc Phương Độ.

Từ đó đưa ra phương hướng cho sự phát triển của làng nghề trong tương lai.

4.8.1. Mục tiêu của định hướng phát triển làng nghề ở Xuân Phương

- Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững tại địa phương

- Thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm lao động nông thôn với đa số là lao động nữ.

- Góp phần quan trọng vào sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp - thương mại - du lịch - nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động công nghiệp - thương mại - dịch vụ chiếm từ 55 - 70% trong cơ cấu lao động toàn xã.

- Hướng dẫn và hỗ trợ pháp lí cho các làng nghề hình thành các tổ chức hiệp hội phù hợp để liên kết các hộ làm nghề trong làng nghề.

- Tiếp tục xây dựng và trình phê duyệt các dự án đầu tư phát triển làng nghề tranh thủ nguồn vốn mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng đổi mới công nghệ.

4.8.2. Phương hướng thay đổi kết cấu hạ tầng xã Xuân Phương

Xã Xuân Phương đang tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại hóa nông thôn có đường quốc lộ 37 chạy qua và nằm trong quy hoạch dự án đường nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Dự án khu đô thị dịch vụ và chế xuất Yên Bình đây là mô hình về sự gắn kết giữa công ngiệp du lịch dịch vụ đô thị là sự phát triển mang tính chất quy luật là môi trường để xã tiếp thu khoa học công nghệ và khoa học quản lý tiên tiến của thế giới.

4.9. Các giải pháp phát triển làng nghề

4.9.1. Giải pháp liên quan đến chính sách

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện phải có chính sách cụ thể chung cho làng nghề, đặc biệt là là các chính sách về hỗ trợ và phát triển làng nghề trên địa bàn nói chung và làng nghề mộc Phương Độ nói riêng.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm bớt khó khăn cho doanh ngiệp về các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

- Tăng cường chức năng quản lý của nhà nước, việc tăng cường chức năng quản lý nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Bao gồm nhiều vấn đề như hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh doanh, tiến hành công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, xúc tiến thương mại, trợ giúp ứng dụng khoa học công nghệ.

- Tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút nhiều nhà đầu tư, mở rộng và phát triển làng nghề như: có chính sách về sử dụng kết cấu cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp để có thể thuê mặt bằng tại làng nghề, nhà nước đầu tư xây dựng các khu cụm công nghiệp cho làng nghề, chịu chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng, trợ giúp và giảm nhẹ giá thuê để doanh ngiệp có thể thuê đất với giá thấp nhất, hoặc được miễn giảm ở những năm đầu đặc biệt thu hút những nhà đầu tư vào hoạt động du lịch tại làng nghề.

- Có chủ trương chính sách cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề bằng việc mở các lớp dạy nghề miễn phí hay mở các lớp tập huấn cho lao động trong nghề tại địa phương, tạo mọi điều kiện để người dân có thể phát huy hết lòng yêu nghề và tính sáng tạo trong sản xuất.

- Tạo điều kiện về thuế cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào (gỗ) các sản phẩm đầu ra của làng nghề, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp tại làng nghề, hỗ trợ hoặc có chính sách vay vốn dài hạn cho các hộ sản xuất tại làng nghề để các hộ này có thể ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất, có các chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cung cấp điện đầy đủ phục vụ làng nghề duy trì sản xuất cũng như giảm chi phí quảng cáo và tuyên truyền để những thông tin về sản phẩm làng nghề được quảng bá rộng rãi, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận và ngày càng sử dụng nhiều sản phẩm làng nghề hơn.

- Có những chính sách nhằm phát huy nội lực trong dân như vốn, kĩ thuật sản xuất truyền thống, khuyến khích họ phát triển du lịch làng nghề như: tuyên dương hộ sản xuất kinh doanh giỏi, cá nhân có những thành tựu, sáng kiến những sản phẩm độc đáo những tổ chức cá nhân có ý kiến đóng góp, việc làm thiết thực cho sự phát triển du lịch của làng nghề. Tỉnh cần thực hiện chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm để thúc đẩy làng nghề phát triển.

4.9.2. Giải pháp liên quan đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng

- Hướng tới trong quá trình phát triển làng nghề là phải tách khu vực sản xuất khỏi khu vục nhà ở và đảm bảo kết cấu hạ tầng ,đảm bảo nhà xưởng cho sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng sửa chữa nâng cấp mở rộng các tuyến đường đi vào làng nghề. Cùng với đó là xây dựng hệ thống đèn đường cho khu vục này.

- Xây dựng hệ thống xử lý rác thải chung cho các hộ sản xuất để tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề.

- Hoàn thiện và mở rộng các cơ sở y tế của xã để phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân địa phương.

- Xây dựng một số khu vui trơi giải trí.

- Phát triển rộng rãi mạng internet đến các hộ sản xuất nhằm nắm bắt được nhiều thông tin về sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương khác cũng như quảng bá sản phẩm.

4.9.3. Giải pháp hoàn thiện các yếu tố đầu vào

4.9.3.1. Nguyên vật liệu

Bảng 4.8: Một số nguyên liệu sản xuất chính năm 2010

TT Nguyên liệu chính Số lượng (m3)

1 Gỗ giã hương 9.470

2 Gỗ xoan 1.325

4 Các loại gỗ khác 1.500

(Nguồn: UBND xã Xuân Phương)

- Sản xuất muốn được duy trì một cách thường xuyên thì việc chủ động nguồn nguyên vật liệu hết sức quan trọng. Do đó cần phải:

- Tìm những công ti uy tín chuyên cung cấp gỗ nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và lâu dài.

- Xây dựng nhà kho để dự trữ nguyên liệu để dùng cho những lúc khan hiếm nguyên liệu.

- Sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu hiện có nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

4.9.3.2. Công nghệ

- Công nghệ ở làng nghề mộc Phương Độ hiện nay vẫn là thủ công truyền thống làm cho thời gian lao động tính trên một sản phẩm lớn, đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao, do vậy làng nghề cần khuyến khích đổi mới công nghệ, hạn chế lao động thủ công. Huyện Phú Bình và Xã Xuân Phương cần hướng dẫn và cung cấp thông tin về thiết bị, công nghệ ngoại nhập để người sản xuất có điều kiện lựa chọn cho phù hợp với khả năng của mình. Mặt khác nên khuyến khích các cơ sở sản xuất và cá nhân người lao động nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cơ khí hoá sẽ tạo ra năng xuất sản phẩm làm ra cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn nhưng vẫn hạ được giá thành sản phẩm.

- Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào trong quy trình sản xuất không thể làm ngay trong ngày một ngày hai mà phải trải qua một thời gian nhất định. Vì vậy làng nghề phải có kế hoach cụ thể để có thể chuyển giao công nghệ những công đoạn phù hợp công nghệ tiên tiến trong từng thờ kì, từng giai đoạn. Nếu cứ chờ đến khi đủ vốn để có thể áp dụng khoa học kĩ thuật một cách đồng bộ, cùng lúc nhiều khâu thì sản xuất rất khó vì giá thành của những công nghệ mới ngày càng gia tăng.

- Ngoài ra các hộ trong làng nghề cần phải chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nhau cùng nhau phát triển chia sẻ kĩ năng sản xuất, bí quyết nghề nghiệp làm cho sản phẩm của làng nghề mang tính đồng bộ, sự khác biệt giữa các sản phẩm trong làng nghề được giảm bớt.

4.9.3.3. Lao động

- Đặc điểm lao động của các làng nghề mộc mỹ nghệ nói chung và làng nghề mộc Phương Độ nói riêng là phải mất một thời gian dài để học nghề cần phải có duyên với nghề và yêu nghề mới có thể gắn bó với nó được. Hơn nữa do tác động của kinh tế thị trường tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao nên lớp trẻ thường ra ngoài tìm những ngành nghề mới cho thu nhập cao hơn. Do vậy làng nghề và địa phương cần đưa ra các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ như:

- Bảo hiểm lao động như các ngành nghề khác, lương được nhận theo đúng thời gian quy định, các lao động ở xa được bố chí chỗ ngủ nghỉ và thưởng cho các đối tượng có thành tích sản xuất tốt.

- Hiện nay những người thợ am hiểu về nghề và có thể làm ra những sản phẩm tinh sảo và độc đáo phần lớn đều lớn tuổi và không nhiều. Chủ yếu là lao động trẻ có tay nghề chưa cao kinh nghiệm sản xuất còn ít do đó việc cần thiết hiện nay là phải đào tạo một đội ngũ thợ mộc lành nghề năng động sáng tạo tâm huyết với nghề.

- Hầu hết các lao động trong làng nghề đều là những lao động trẻ hoá trong những năm gần đây, đó là một việc hết sức vui mừng cho tương lai của làng nghề, tuy nhiên đội ngũ lao động được trẻ hoá cũng đang là một điều bất lợi hiện nay bởi đội ngũ lao động trẻ thường thiếu kinh nghiệm sản xuất, tính cách nóng nảy thiếu kiên nhẫn. Vì vậy cần mau chóng mở lớp dạy chuyên môn nghề nghiệp, và chia sẻ những kinh nghiệm sản xuất cho họ để nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.

- Lâu nay làng nghề phát triển dựa trên nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có, một phần vốn vay ngân hàng từ các chương trình xoá đói giảm nghèo, hoặc vay với thời hạn ngắn không có ưu đãi.

- Những năm gần đây tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân muốn tham gia sản xuất làng nghề.

- Sản xuất mộc mỹ nghệ cần một nguồn vốn lớn nhưng nhà nước chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng do vậy vốn vay được không đủ để sản xuất để khắc phục tình trạng này thì làng nghề cần phải xây dựng môi trường đầu tư có sức hấp dẫn ngày càng cao. Đa dạng hóa các hoạt động quảng bá, hoạt động kêu gọi xúc tiến đầu tư để huy động được vốn cũng như đa dạng hoá nguồn vốn sản xuất để hạn chế được những rủi ro về vốn mà thị trường mang lại.

4.9.4. Giải pháp liên quan đến thị trường cho các sản phẩm của làng nghề

- Làng nghề cần đa dạng hoá sản phẩm :

+ Sản phẩm truyền thống: tủ, bàn ghế, xập gỗ,…cần sản xuất theo nhiều mẫu mã khác nhau tạo sự thoải mái cho khách hàng lựa chọn.

+ Các sản phẩm gia dụng như: giường, bàn, ghế .. cũng sản xuất nhiều loại mẫu mã và chất lượng khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của từng loại khách hàng .

+ Tăng sự tỉ mỉ trong các sản phẩm đục tạo sự uyển chuyển uốn lượn cho các sản phẩm, tạo kiểu dáng độc đáo.

- Những sản phẩm của làng mộc Phương Độ có chất lượng tốt mẫu mã đẹp tuy nhiên các sản phẩm chủ yếu được lấy mẫu mã từ làng nghề Đồng Kị Bắc Ninh do đó chưa tạo được sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại. Vì vậy cần sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau với mẫu mã khác nhau có đặc trưng riêng cho sản phẩm làng nghề.

- Tạo điều kiện thuận lợi để đăng kí thành công thương hiệu làng nghề

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải phát phát triển làng nghề mộc Phương Độ xã Xuân Phương – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w