TỔNG NGUỒN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hà Thịnh (Trang 27)

2. Lợi nhuận chưa

TỔNG NGUỒN

VỐN. 15,344,898,699 100% 53,646,135,009 100% 69,054,942,582 100%

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Hà Thịnh năm 2008, 2009, 2010)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ta thấy: quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp đã được mở rộng rất nhiều với một tốc độ rất nhanh từ 15.344.898.699 đồng ( năm 2008 ) lên 53.646.135.009 đồng (năm 2009 ) và đến năm 2010 con số này đã lên đến 69.054.942.582 đồng. Những con số này cho ta thấy ban quản trị doanh nghiệp đã rất nỗ lực trong công tác tìm kiếm nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Đi sâu vào phân tích ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp tăng cả ở phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu rất nhiều và nó chiếm một tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động được của doanh nghiệp. Đặc biệt trong năm 2009 tuy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm mạnh về doanh số bán hàng nhưng nó lại là sự tăng đột biến của nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được. Ta có thể giải thích hiện tượng này là do trong năm 2009 giá xăng dầu biến động rất mạnh ( 8 lần tăng giá và 1 lần giảm giá ), và để cho hoạt động kinh doanh của mình được an toàn hơn thì doanh nghiệp đã tập trung vào công tác huy động vốn để phục vụ cho việc tích trữ một lượng lớn hàng hóa phục vụ cho kì kinh doanh tiếp theo.

Trong phần nợ phải trả là sự tăng lên tương đối đều và ổn định giữa các chỉ tiêu vay ngắn hạn, phải trả người bán và các khoản phải trả phải nộp khác. Nhưng trong năm 2010 lại có sự tăng lên đột biến của các khoản phải trả, phải nộp khác. Và điều này được giải thích là do trong năm, lượng hàng mà nhà cung cấp chuyển đến thừa tương đối nhiều, do đó làm các khoản phải trả tăng lên đáng kể.

Một điều đặc biệt đáng chú ý ở đây là doanh nghiệp không có bất cứ một khoản vay dài hạn nào cả. Ta có thể tạm giải thích là do đặc thù lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp không cần nhiều vốn cố định và nguồn vốn chủ sở hữu có thể đã đáp ứng đủ nhu cầu về vốn dà hạn, do vậy mà doanh nghiệp chỉ cần tập trung huy động nguồn vốn ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động đang ngày càng tăng lên của mình.

Để có một cái nhìn chính xác hơn về sự hợp lí trong công tác huy động vốn của doanh nghiệp chúng ta cùng nhau đi vào phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh và vốn dài hạn của doanh nghiệp.

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Nợ ngắn hạn 8,943,656,190 45,277,758,688 59,960,141,631 2 2

Tiền và các khoản

tương đương tiền 609,494,773 3,038,883,538 2,974,734,821 3 Các khoản phải thu 4,873,455,647 31,433,283,370 35,902,700,181 4 Hàng tồn kho 6,335,816,179 10,699,187,907 16,695,012,297 5

Nhu cầu vốn lưu

động (2,875,110,409) 106,403,873 4,387,694,332

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Hà Thịnh năm 2008, 2009, 2010 )

Bảng 4: Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Vốn dài hạn 6,401,242,509 8,418,376,321 9,094,800,951 - Vốn Chủ sở hữu 6,401,242,509 8,418,376,321 9,094,800,951 - Vốn Chủ sở hữu 6,401,242,509 8,418,376,321 9,094,800,951 - Nợ dài hạn - - - 2 Tài sản cố định 3,406,513,664 7,437,862,840 11,827,797,375 - Tài sản cố định hữu hình 3,406,513,664 7,437,862,840 10,454,786,003 -

Tài sản cố định thuê tài

chính - - 1,373,011,372 3

Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn - 840,218,538 236,561,026 4 Nhu cầu vốn dài hạn 2,994,728,845 140,294,943 (2,969,557,450)

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Hà Thịnh năm 2008, 2009, 2010 )

Nhận xét:

Ta thấy trong năm 2008 nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp đã không được đảm bảo, doanh nghiệp đã phải lấy một phần vốn dài hạn của mình để tài trợ cho nhu cầu thiếu vốn lưu động. Điều đó đã dẫn đến một sự bất hợp lí trong công tác phân bổ vốn, nó đã đẩy chi phí sử dụng vốn trong năm tăng lên đáng kể. Sang đến năm 2009 lượng vốn ngắn hạn đã tăng lên đáng kể và đáp ứng tương đối tốt nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư dài hạn. Tuy nhiên đến năm 2010, có lẽ do doanh nghiệp đã quá chú trọng vào nguồn vốn đầu tư cho tài sản lưu động mà bỏ quên mất nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp cũng đang tăng lên để đảm bảo cho nguồn tài trợ cho những tài sản dài hạn. Điều đó đã dẫn đến một thực trạng là trong năm doanh nghiệp đã phải dùng một lượng vốn ngắn hạn không nhỏ để tài trợ cho đầu tư tài sản dài hạn ( 2.969.557.450 đồng ). Việc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí huy động vốn nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán khi mà doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được vốn từ tài sản dài hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hà Thịnh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w