9900 B 900 C 8100 D

Một phần của tài liệu Phương pháp giải một số dạng bài tập vận về di truyền học quần thể phục vụ cho ôn thi đại học và ôn thi HSG môn sinh học lớp 12 (Trang 30)

Giải : Ta có : q2aa = 100 / 10000 = 0,01 => qa = 0,1

QT ở trạng thái CBDT => pA = 1 - 0,1 = 0,9 ; 2pqAa = 2 x 0,1 x 0,9 = 0,18 Vậy: Số cá thể có KG dị hợp ( Aa ) là : 0,18 x 10000 = 1800  Chọn D

Bài 19: Ở gà A quy định lông đen trội không hoàn toàn so với a quy định lông trắng, KG Aa

quy định lông đốm. Một QT gà rừng ở trạng thái CBDT có 10000 cá thể trong đó có 4800 con gà lông đốm, số gà lông đen và gà lông trắng trong QT lần lượt là

A.3600, 1600. B.400, 4800. C.900, 4300.

D.4900, 300.

Giải : TL KG gà lông đốm ( Aa ) = 4800 / 10000 = 0,48

QT gà rừng ở trạng thái CBDT, theo định luật Hacdi-Vanbec: ( p + q ) = 1 và 2pq = 0,48  p + q = 1 (1) và pq = 0,24 (2)

Theo định luật Viet (1), (2) ta có phương trình : X2 – X + 0,24 = 0. Giải ra ta được: x1= 0,6; x2= 0,4 ( x1 là p; x2 là q ).

Suy ra: TS KG AA ( lông đen ) : ( 0,6 ) 2 = 0,36 TS KG aa ( lông trắng ) : ( 0,4 ) 2 = 0,16 Vậy: Số gà lông đen : 0,36 x 10000 = 3600

Số gà lông trắng: 0,16 x 10000 = 1600  Chọn A

Bài 20 : Một QT giao phối ở trạng thái CBDT, xét 1 gen có 2 alen ( A và a ) ta thấy, số cá thể

ĐH trội nhiều gấp 9 lần số cá thể ĐH lặn. TL phần trăm số cá thể dị hợp trong QT này là: A.37,5 % B.18,75 % C.3,75 % D.56,25 %

Giải : Gọi: p2 là TS KG ĐH trội, q2 là TS KG ĐH lặn. Ta có: p2 = 9 q2 hay p = 3q

QT ở trạng thái CBDT : p + q = 1

Nên: 3q + q = 1 => q = 1 / 4 = 0, 25 và p = 3 x 0,25 = 0,75 Vậy: TL phần trăm số cá thể dị hợp trong QT này là:

2pq = 2 x 0,25 x 0,75 = 0,375 = 37,5 %  Chọn A

Bài 21 : Trong 1 QT CB, xét 2 cặp alen AaBb trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.Alen A

có TS tương đối 0,4 và Alen B có TS tương đối là 0,6.TS mỗi loại giao tử của QT này là: A. AB = 0,24 Ab = 0,36 aB = 0,16 ab = 0,24 B. AB = 0,24 Ab = 0,16 aB = 0,36 ab = 0,24 C. AB = 0,48 Ab = 0,32 aB = 0,36 ab = 0,48 D. AB = 0,48 Ab = 0,16 aB = 0,36 ab = 0,48 Giải : QT ở trạng thái CBDT : p + q = 1 -Alen A : pA = 0,4 => qa = 0,6. -Alen B : pB = 0,6 => qb = 0,4

Vậy: TS mỗi loại giao tử của QT này là:

AB = pA x pB = 0,4 x 0,6 = 0,24; Ab = pA x qb = 0,4 x 0,4 = 0,16

Bài 22 : Ở mèo, di truyền về màu lông do gen nằm trên NST giới tính X Qđ, màu lông hung

do alen d, lông đen : D, mèo cái dị hợp: Dd có màu lông tam thể. Khi kiểm tra 691 con mèo, thì xác định được TS alen D là: 89,3 %; alen d: 10,7 %; số mèo tam thể đếm được 64 con. Biết rằng: việc xác định TS alen tuân theo định luật Hacđi-Vanbec. Số lượng mèo đực, mèo cái màu lông khác theo thứ tự là:

A.335, 356 B.356, 335 C. 271, 356 D.356, 271

Giải : Ta có: ( 0,893 )2 DD + 2 ( 0,893 x 0,107 ) Dd + ( 0,107 )2 dd = 1 2 ( 0,893 x 0,107 ) Dd = 64 => Dd = 64 / 0,191102 = 335 con Suy ra : Số mèo đực: 691 – 335 = 356 con,

Số mèo cái màu lông khác: 335 – 64 = 271 con  Chọn D

Bài 23 : Một QT lúc thống kê có TL các loại KG là 0,7AA : 0,3aa. Cho QT ngẫu phối qua 4

thế hệ, sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. TL các cá thể dị hợp trong QT là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến, không có di nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau:

A. 0,0525 B,0,60 C.0,06 D.0,40

Giải : pA = 0,7; qa = 0,3. CTDT của QT qua 4 thế hệ ngẫu phối: 0,49AA;0,42Aa: 0,09aa

Tự phối qua 3 thế hệ: Aa = (1/2 )3 x 0,42 = 0,0525  Chọn A

Bài 24:Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng; liên quan đến

nhóm máu ABO có 4 KH:

- Nhóm máu A do gen IA quy định. - Nhóm máu B do gen IB quy định. - Nhóm máu AB tương ứng với KG IA IB. - Nhóm máu O tương ứng với KG ii.

Biết rằng IA và IB là trội hoàn toàn so với i, các cặp gen quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau.Số loại KG khác nhau có thể có (về các tính trạng nói trên) là:

A. 32 B. 54 C. 16 D. 24

Giải :

-Gen Qđ nhóm máu có 3 alen: IA, IB, I0 => Số loại KG: (3(3+1) : 2 )1 = 6 KG

-Gen Qđ màu mắt có 2 alen: A, a => Số loại KG: (2(2+1) : 2 )1 = 3 KG

Vậy: Số loại KG khác nhau có thể có (về các tính trạng nói trên): 6 x 3 x 3 = 54 Chọn B

Bài 25: Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?

A. 3/4. B. 119/144. C. 25/144. D. 19/24.

Đáp án B. Tần số Io=0,5 ; IB = 0,3 ; IA = 0,2 Tỉ lệ IAIA trong quần thể là : 0,04 ; IAIO = 2.0,5.0,2=0,2

→ Tỉ lệ IAIA trong số người nhóm máu A = 0,04/(0,04+0,20) = 1/6 → Tỉ lệ IAIo trong số người nhóm máu A = 5/6

→ ( A A IAIO6 6 5 : I I 6 1 ) x ( A A IAIO 6 5 : I I 6 1

). Con máu O chỉ tạo ra từ bố mẹ IAIo . Con máu O có tỉ lệ = 2 6 5       x 41 =→ Con giống bố mẹ = 1 - 14425 = 144119 Phần III: Kết luận

Trong quá trình giảng dạy, tôi tiến hành thử nghiệm với hai lớp: 12B2, 12B3 trong đó sử dụng các dạng bài tập này để hướng dẫn các em ôn thi HSG và ĐH đối với lớp 12B3. Kết quả như sau:

Trước khi tiến hành thử nghiệm:

Sĩ số Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém

12 B3 47 0 18(38,3%) 20(42,6%) 6(12,8%) 3(6,3%)

12 B2 47 0 18(38,3%) 20(42,6%) 6(12,8%) 3(6,3%)

Sau khi thử nghiệm:

Sĩ số Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém

12 B2 47 0 18(30,4%) 20(42,6%) 6(12,8%) 3(6,3%)

Sau một thời gian áp dụng đề tài này trong giảng dạy tôi thấy số lượng giỏi, khá, trung bình đã có tăng lên mặc dù chưa nhiều, số lượng yếu, kém giảm tuy vẫn còn. Nhưng đối với tôi, điều quan trọng hơn cả là đã giúp các em thấy bớt khó khăn trong việc học tập bộ môn sinh, tạo niềm vui và hưng phấn mỗi khi bước vào tiết học môn sinh, đã tích luỹ một số kĩ năng để giải bài tập: xác định nhanh các dạng bài tập di truyền quần thể, tìm tần số alen, tần số kiểu gen trong quần thể, đặc biệt các em nhận ra ngay khi nhìn vào cấu trúc của quần thể là cân bằng hay chưa

Với một chút đóng góp của bản thân, tôi đã giúp các em không còn thấy ngại khi làm bài tập sinh học đặc biệt phần bài tập di truyền quần thể các em tỏ ra rất thích. Tuy nhiên, thời gian tiến hành làm đề tài không nhiều, còn hạn chế về trình độ chuyên môn và số lượng tài liệu tham khảo nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót do vậy đề tài có thể có thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Công, Vũ Đức Lưu, Lê Đình Trung, (2001), Bài tập di truyền( sách dùng cho các trường ĐH và CĐ), NXBGD

3. Trần Thị Thanh Bình, Lê Hồng Điệp, Lê Đình Trung, (2009), Rèn luyện kỹ năng sinh học 12, NXBGD Việt Nam

4. Ngô Văn Hưng (chủ biên), (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Sinh học lớp 12, NXBGD Việt Nam

5. Huỳnh Quốc Thành, (2010), Phương pháp giải các dạng toán khó Sinh Học 12, NXB ĐHQG Hà Nội

6. Vũ Văn Vụ (Tổng biên tập), SGK sinh học 12 nâng cao và SGV nâng cao 7. www. google.com.vn

Một phần của tài liệu Phương pháp giải một số dạng bài tập vận về di truyền học quần thể phục vụ cho ôn thi đại học và ôn thi HSG môn sinh học lớp 12 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w