Các mô hình ứng dụng của Asterisk

Một phần của tài liệu TỔNG ĐÀI DỊCH VỤ VOIP (Trang 25)

2.5 File cấu hình

2.6 Dial Plan

2.7 Tiện ích Dial Out

2.8 AGI

2.1. Giới thiệu

Asterisk là phần mềm nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ C, ra đời năm 1999 bởi Mark Spencer, đầu tiên được thiết kế và triển khai trên GNU/Linux nền x86 (của Intel). Nhưng hiện nay Asterisk có thể chạy trên các hệ điều hành khác như: Mac OS X, FreeBSD, OpenBSD và Microsoft Windowns.

Asterisk được xem như là một tổng đài PBX (Private Branch eXchange) và được thêm nhiều tính năng mới. Ngoài những tính năng của một tổng đài PBX thông thường, Asterisk còn được tích hợp cả chuyển mạch TDM và chuyển mạch VoIP, có khả năng mở rộng đáp ứng nhu cầu cho từng ứng dung như mở rộng giao tiếp với mạng PSTN (Public Switched Telephone Network). Với một máy tính rẻ tiền đã cài hệ điều hành (một trong các hệ điều hành nói trên, ở đây ta thiên về hệ điều hành Microsoft Windowns) và có thêm phần mềm Asterisk đã cấu hình, khi đó máy tính này sẽ có đầy đủ tính năng của một tổng đài điện thoại và có thể hơn thế.

Asterisk là một phần mềm nguồn mở, miễn phí, có độ tin cậy cao nên được xem là phần mềm mang tính cách mạng.

Bởi những tiện ích: hệ thống và giá cước rẻ, dễ sử dụng, đầy đủ các tính năng của một tổng đài và con hơn thế nên đã có nhiều hệ thống Asterisk được cài đặt thành công trên thế giới. Hiện nay hệ thống Asterisk đang được phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp, công ty đã và đang triển khai hệ thống tạo liên lạc bên trong và ra cả mạng ngoài thông qua mạng máy tính, gọi điện thoại.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ASTERISK

Asterisk không chỉ giao tiếp, kết nối giữa các điện thoại với nhau mà còn có thể mở rộng kết nối đến các tổng đài khác, với IP Phone và nhiều dịch vụ như: Softswitch, Media Gateway, Voicemail Services, Conference Server, Music on hold…

2.2. Kiến trúc hệ thống Asterisk

Asterisk là thiết bị trung gian dùng để liên kết công nghệ điện thoại và Internet. Asterisk được ứng dụng để kết nối điện thoại, đường dây điện thoại hoặc gói thoại đến một kết nối dịch vụ khác. Asterisk có độ tin cậy cao và dễ dàng triển khai cho các hệ thống ( từ hệ thống nhỏ đến các hệ thống lớn), Asterisk hỗ trợ ở mật độ cao và yêu cầu sự phức tạp.

Asterisk hỗ trợ cho nhiều loại điện thoại có công nghệ khác nhau. Các công nghệ điện thoại: VoIP, SIP, H.323, IAX và BGCP (dùng cho điện thoại đi quốc tế). Asterisk có thể kết nối với hầu hết loại điện thoại truyền thống mạng ISDN qua luồng T1 và E1. Các ứng dụng cho điện thoại: chuyển mạch cuộc gọi, cuộc gọi hội nghị, voicemail, chuyển hướng cuộc gọi, …

Một Asterisk server được kết nối tới một mạng vùng nội hạt sẽ điều khiển các điện thoại trong mạng kết nối đến mạng khác, các điện thoại trong mạng có thể thực hiện cuộc gọi và kết nối Internet thông qua Asterisk server.

Cổng FXS dùng để Asterisk server điều khiển các điện thoại tương tự trong nội hat. Cổng FXO và kênh T được dùng để kết nối giữa Asterisk server với mạng PSTN. Thuê bao trong mạng PSTN thực hiện cuộc gọi đến các thuê bao được quản lý bởi Asterisk server, các thuê bao của Asterisk cũng có thể thực hiện cuộc gọi đến thuê bao trong mạng PSTN.

Hình 13 Sơ đồ khối của Asterisk

Khi khởi động hệ thống Asterisk thì Dynamic Module Loader thực hiện nạp driver của thiết bị, nạp các kênh giao tiếp, định dạng file, thu thập thông tin đầu cuối, codec và các ứng dụng liên quan, đồng thời các hàm API cũng được liên kết nạp vào hệ thống.

Hệ thống Asterisk PBX Switching Core chuyển sang trạng thái sẵn sàng thực hiện chuyển mạch cuộc gọi, các cuộc gọi được thực hiện tuỳ vào kế hoạch quay số (Dialplan).

Chức năng Application Launchar để rung chuông thuê bao, kết nối với hộp thư thoại hoặc gọi ra đường trung kế…

Scheduler and I/O Manager đảm nhiệm các ứng dụng nâng cao như: lập thời biểu và quản lý các cuộc gọi đến – đi ra ngoài. Đây là các chức năng được phát triển bởi cộng đồng phát triển asterisk. Codec Translator xác nhận các kênh nén dữ liệu ứng với các chuẩn khác nhau có thể kết hợp liên lạc được với nhau.

Tất cả các cuộc gọi định hướng qua hệ thống Asterisk đều thông qua các giao tiếp như: SIP, DAHDI or IAX. Mọi cuộc gọi vào và ra ngoài đều được thực hiện thông qua các giao tiếp trên. Vì thế hệ thống Asterisk phải đảm trách nhiệm vụ liên kết các giao tiếp khác nhau đó để xử lý cuộc gọi.

Chức năng của các giao tiếp chương trình ứng dụng (API: Application Program Interface):  Codec translator API: các hàm đảm nhiệm thực thi và giải nén các chuẩn khác nhau như:

GMS, G723, Mu-Law…

Asterisk Channel API: Giao tiếp với các kênh liên lạc khác nhau, đây là đầu mối cho việc kết nối các cuộc gọi tương thích với nhiều chuần khác nhau như SIP, ISDN, H323, DAHDI…

Asterisk file format API: Asterisk tương thích với việc xử lý các loại file có định dạng khác nhau như: Mp3, WAV, GSM, AU…

Asterisk Aplication API: Bao gồm tất cả các ứng dụng được thực thi trong hệ thống Asterisk như: cuộc gọi hội nghị, VoiceMail, CallerID…

Ngoài ra, Asterisk còn có thư viện Asterisk Gateway Interface (AGI, tương tự như CGI) - cơ chế kích hoạt ứng dụng bên ngoài, cho phép viết kịch bản phức tạp với một số ngôn ngữ như PHP hay Perl.

2.3. Các mô hình ứng dụng của Asterisk

Asterisk thực hiện rất nhiều ngữ cảnh ứng dụng khác nhau tuỳ vào nhu cầu sử dụng, dưới dây s ẽ g i ớ i t h i ệ u m ộ t s ố ngữ cảnh ứng dụng thường được sử dụng trong thực tế và đã được triển khai trên hệ thống asterisk.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ASTERISK

Một phần của tài liệu TỔNG ĐÀI DỊCH VỤ VOIP (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)