Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu luận văn Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta (Trang 31)

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước với hoạt động báo chí, xuất bản.

Xuất phát trừ vị trí, vai trò "Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân". Để báo chí, xuất

bản đi đúng hướng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc chúng ta phải không ngừng nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước với hoạt động xuất bản, báo chí.

Nhớ về Liên bang Xô Viết vĩ đại cuối những năm 90, khi mà Đảng Cộng sản, nhà nước Liên Xô chủ trương cải tổ, công khai, dân chủ hoá xã hội, vai trò lãnh đạo cảu Đảng và sự quản lý của nhà nước với xã hội giảm sút nhanh chóng, đặc biệt là trên lĩnh vực báo chí, xuất bản. Thông tin khi đó bùng nổ một cách đáng sợ, trong lúc báo chí, truyền thông cách mạng run rẩy, mất phương hướng, thì "nền truyền thông thứ 2" phát triển với tốc độ phi mã và chi phối hoàn toàn xã hội. Trên đường phố người ta bày bán la liệt các Ên phÈm chống đối chế độ, khắp thủ đô Moskva xuất hiện báo chữ to ngày một nhiều, một người ngoại quốc bình thường cũng đã cảm nhận thấy chế độ xã hội của một đất nước vĩ đại đã gần chạm đáy rồi, sự sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian và cái gì đến đã đến, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, để đi đến sự sụp đổ Êy có sự "góp công" rất lớn của "nền truyền thông thứ hai", sản phẩm của chính công cuộc cải tổ, công khai và dân chủ hoà của Đảng cộng sản Liên Xô.

Từ bài học sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cho thấy rõ rằng, báo chí xuất bản có vai trò xã hội to lớn là vũ khí vô cùng lợi hại trong các cuộc đấu tranh chính trị. Bỏ rơi vũ khí này chính là trao nó vào tay kẻ thù chính trị để rồi chuốc lấy những hậu quả không thể khắc phục. Vì vậy phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước với hoạt động báo chí, xuất bản.

Báo chí, xuất bản nước ta được Đảng trao cho sứ mệnh đi tiên phong trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh thực tiễn sinh động xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc với chủ đề trung tâm và nhất quán là độ lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, hệ thống báo chí, xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam và sự quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước, phải hoàn thiện quy chế lãnh đạo của Đảng với hoạt động báo chí, xuất bản đồng thời phải tăng cường "pháp trị" trong quản lý báo chí - xuất bản, mà trước hết là sự chỉ đạo, lãnh đạo,nắm giữ hoạt động báo chí, xuất bản thông qua các công cụ luật pháp. Các công cụ pháp lý là công cụ chủ yếu, cơ bản của lãnh đạo chính trị đối với báo chí, xuất bản trong bối cảnh mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực ngôn luận.

Các quy định pháp lý đối với hoạt động báo chí, xuất bản càng đầy đủ, chi tiết, thì càng có tác dụng khuyến khích hoạt động hữu Ých, đồng thời ngăn ngừa các sai phạm của hoạt động báo chí, xuất bản. Cả khi cần chấn chỉnh sai sót thì cũng thuận tiện và hiệu quả hơn vì đã có các quy định pháp lý cụ thể, chi tiết để vận dụng. Hoàn chỉnh các quy định luật pháp không những mang lại thuận lợi cho người quản lý, mà còn thuận lợi cho bản thân hoạt động bị quản lý, bởi có sự minh bạch trong xử lý các vấn đề của hoạt động đó. Khi đó sự chỉ đạo báo chí sẽ chủ động hơn, chủ yếu là định hướng, cung cấp thông tin, phát huy năng lực sáng tạo của báo chí. Ví dụ: nếu danh mục các bí mật nhà nước được cụ thể hoá từ sớm, và sát với thực tế, đồng thời các quy định pháp luật về quyền được thông tin, được khai thác thông tin, đựơc nhận thông tin của báo chí thật rõ ràng… sẽ tránh được nhiều trường hợp phải xử lý các tình huống báo chí thông tin không có lợi.

Hiện nay Luật Báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động báo chí, xuất bản, dù đã sửa đổi, bỏ sung đáng kể, vẫn còn mang tính chung chung của luật không, nhất là các điều khoản quy định các việc báo chí không được làm. Với tình hình hiện nay, rất khó thông qua luật để điều chỉnh có hiệu quả các hoạt động của báo chí, xuất bản. Ví dụ: việc thông tin không chính xác về chứng khoán có thể gây các tác hại lớn cho bộ phận này, lợi lớn cho bộ phận khác. Nhưng nếu áp dụng các chế tài của quy định pháp luật về báo chí đối với việc thông tin không chính xác thì chỉ là cái chính và có thể phạt tiền ở mức nào dó. Như vậy mất cân đối giữa khả năng vi phạm và mức độ răn đe. Có nhiều trường hợp không có quy định luật pháp nào để xử lý, kể cả quy định dưới luật. Ví dụ: Việc phát triển ào ạt các dịch vụ gia tăng trên báo chi hiện nay (nhằm tin, dự đoán, dịch vụ van hoá, giải trí…)làm này sinh nhiều lệch lạc, nhưng không dễ xử lý vì không có nhưng quy định tương ứng để áp dụng. Cần cố gắng sao cho các quy định pháp luật có thể bao trùm đa số các dạng sai phạm của hoạt động báo chí, xuất bản. Trước mắt cần dồn sức để hoàn chỉnh Luật Báo chí và các luật liên quan đến báo chí, xuất bản, chuyển từ dạng luật khung sang luật chi tiết. Khi có những hiện tượng mới của báo chí thì cần có các quy định dưới luật thật sát và kịp thời.

Trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện nghị quyết TW5 (khoá X) về "công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới" và nhiều chủ trương chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản; khẳng định: báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị- xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nghị quyết

nêu rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ để phát triển báo chí nước ta những năm tới là: bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của báo chí; nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới. Coi trọng việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng.

Như vậy, để nâng cao tính chủ động và chất lượng hoạt động của hệ thống báo chí, xuất bản cả nước trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu để sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Báo chí (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản; xây dựng các quy chế để hỗ trợ cho công tác quản lý. Đặc biệt, cần sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt vị phạm hành chính liên quan tới báo chí, Xuất bản được quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới báo chí, xuất bản được quy định trong Nghị định số 56/2006/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, theo đó cần có chế tài xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền ở mức cao hơn để giữ nghiệm kỹ cương trong hoạt động này.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần tăng cường phối hợp với các ban, ngành liên quan triển khai nghiêm túc "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản" đã được Quốc hội thông qua; Triển khai dự án Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án: Quy hoạch hệ thống báo, tạp chí in;

nghị định 97/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet; Thông tư 07/2008/TT-BTTTTT hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 97/2008 về quản lý Blog; Thông tư về quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí tại các địa phương; Thông tư hướng dẫn việc cấp phép hoạt động báo chí; thu hồi Ên phẩm báo chí; đình bản tạm thời và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí; Quy chế liên kết trong hoạt động phát thanh, truyền hình…

Nhà nước cần sớm hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, nhân sự của cơ quan quản lý báo chí, xuất bản ở địa phương theo Nghị định mới của Chính phủ. Tiến hành sơ kết, tổng kết thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản, kiểm điểm đánh giá sâu sắc việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác báo chí, xuất bản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt đọng xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm, trong đó tập trung ngăn chặn việc in lậu, vi phạm bản quyền. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm trong hoạt động xuất bản, đồng thời có cơ chế tháo gỡ những khó khăn, vưỡng mắc trong hoạt động báo chí, xuất bản hiện nay.

Thực tiễn hơn mười năm qua, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản và chủ yếu, Luật báo chí năm 1999 đã bộc lộ một số mặt chưa hoàn chỉnh, không được điều chỉnh kịp thời trước những vấn đề mưói nảy sinh, không còn phủ hợp với thực tiễn đới sống báo chí trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang đẩy nhanh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, các loại hình báo chí phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự phát triển và hội tụ về công nghệ giữa viễn thông,

truyền thông và Internet diễn ra mạnh mẽ, nhiều quy định của Luật Báo chí hiện hành đã không còn phủ hợp. Trong khi đó, những khuyết điểm, yếu kém của báo chí như thông tin sai sự thật, xư hướng "thương mại hoá" vẫn chậm được khắc phục đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu qủa công tác quản lý nhà nước về báo chí; thậm chí,ở một số trường hợp, thông tin báo chí xâm hại nghiêm trọng tới quyền và lợi tích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây bất bình trong xã hội, Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có kế hoạch xây dựng Luật Báo chí sửa đổi để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua với hàng loạt vấn đề phát sinh trong thực tiễn, như: vấn đề quản lý blog, quản lý về nguồn tin trênbáo chí; băn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt dộng sai quy định,vi phạm pháp luạt, gây bức xúc cho địa phương; hướng dẫn cấp phép và thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo trên báo chí, xuất bản phẩm và mang thông tin máy tính; những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi Ých hợp pháp của tổ chức, cá nhân và hành lang pháp lý tác nghiệm của phóng viên để có sự điều chỉnh kịp thời bằng các văn bản quy phạm pháp luật…

Hai là tăng cường thực lực của toàn bộ nền báo chí, xuất bản.

Tăng cường thực lực của toàn bộ nền báo chí, xuất bản nói chung, đặc biệt là thực lực của các đơn vị báo chí đầu đàn, để truyền thông nhà nước nhất định đáp dứng đầy đủ nhu cầu thông tin, nhất định chi phối được dư luận.

* Đầu tư xây dựng các cơ quan báo chí xuất bản

Có những quy luật rất khách quan. Trong thông tin không thể có khoảng chân không, mà vận hành nguyên tắc bình thông nhau. Nếu công chúng không thoả mãn những thông tin mà hệ thống báo chí, xuất bản hiện có cung cấp, người ta sẽ có xu hướng tìm thêm thông tin

ở hệ thống truyền thông khác. Vì thế nếu nhìn nhận toàn cục thì giải pháp tốt nhất là xây dùng cho được một hệ thống báo chí, xuất bản nhà nước thật mạnh. Khi đó sẽ không còn cơ sở, hoặc Ýt ra là giảm thiểu lý do đòi hỏi có thêm các đơn vị báo chí truyền thông ngoài khu vực nhà nước và đoàn thể cách mạng, tổ chức nghề nghiệp.

Chóng ta luôn có một số cơ quan báo chí, xuất bản tầm quốc gia có vị thế chủ chốt. Nhưng vị thế mới chỉ là một yếu tố thuận lợi, thực lực mới là quyết định, Cần xây dựng các đơn vị này thực sự mạnh về thực lực. Trong toàn bộ hệ thống báo chí - truyên thông, các đơn vị giữ vị thế đầu tàu, có vai trò là người chi phối dư luận xã hội, giữ nhịp cho cả hệ thống. Cần phải nhìn nhận thực tế hiện nay chưa đạt được yêu cầu đó.

Phải chăng đã đến lúc cần xây dựng một số tập đoàn báo chí, xuất bản nhà nước mạnh. Mạnh cả về con người, cả về kinh tế, kỹ thuật. Các tập đoàn mạnh này sẽ đáp ứng phần cơ bản nhu cầu chính đáng về thông tin của xã hội. Tránh hoặc giảm thiểu nhu cầu có hệ thống báo chí "khác". Hiện nay có lo ngại về việc nếu các đơn vị báo chí chuyển sang cơ chế tập đoàn, có nguy cơ bị sa vào mục đích lợi nhuận, sao lãng nội dung. Nguy cơ này có thật, nhưng nếu có đội ngũ cán bộ lãnh đạo vững và cơ chế quản lý chặt chẽ thì hoàn toàn có thể xử lý được mối quan hệ giữa kinh tế báo chí và tôn chỉ của cơ quan báo chí. Nếu các đơn vị hàng đầu này không mạnh về tài chính, nhân lực, kỹ thuật, tất yếu sẽ dẫn đến sa sút về thực lực, không theo kịp với nhu cầu xã hội. Khi đó có nguy cơ bị mất bạn đọc, mất khán giả, mất công chúng. Nguy cơ này lớn hơn nhiều so với nguy cơ lệch hướng vì quá coi trọng lợi Ých kinh tế.

Hiện nay hầu hết các nước phát triển trên thế giới, kể cả trung quốc đều đã theo hướng xây dựng các tập đoàn báo chí, xuất bản để cạnh tranh, phát triển. Chúng ta nếu xây dựng, trước mắt là các trung tâm,sau đó chuyển thành tập đoàn báo chí - truyền thông nhà nước.

* Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác báo chí, xuất bản

Đây là giải pháp có ý nghĩa quyết định vì rút cuộc con người là yếu tố đầu tiên và cuối cùng chi phối khuynh hướng chất lượng, khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hoạt động báo chí xuất bản. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác báo chí xuất bản, trước hết cần nâng cao bản linh chính trị, trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ và luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta (Trang 31)