0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BAØI 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH 8 CHUẨN TỪ BÀI 1-13 (Trang 25 -30 )

A.MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần.

-Học sinh chứng minh được cơ co sinh ra công, công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.

-Học sinh trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được các biện pháp chống mỏi cơ.

-Học sinh nêu được lợi ích của việc luyện tập cơ từ đó vận dụng vào cuộc sống thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và lao động vừa sức.

B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, làm việc với SGK, thông báo. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

-GV chuẩn bị máy ghi công của cơ và các quả cân 100g, 200g, 300g, 400g, 800g.

-HS kẻ bảng trang 34 SGK. D.TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BAØI CŨ:

1.Đặc điểm nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?

2.Khi các em đi hoặc đứng lại hãy để ý xem có lúc nào cả cơ co và cơ duỗi cẳng chân cùng co. Giải thích hiện tượng đó.

Đáp án:

1.Mỗi sợi cơ (tế bào cơ) gồm nhiều tơ cơ.

Tơ cơ có 2 loại, tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau các cơ tơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm bắp cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

2.Khi đứng cả cơ gập và duỗi cẳng chân cùng co, nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra sự cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.

III.GIẢNG BAØI MỚI: 1.GIỚI THIỆU BAØI:

-Y nghĩa của sự co cơ là gì? Cần làm gì để hoạt động co cơ có hiệu quả? Đó là những vấn đề cần được giải quyết trong bài hôm nay.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu công cơ:

khuyết theo ∇ SGK.

GV nhận xét và giúp các em nêu lên đáp án đúng.

GV thông báo: Khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển tức sinh ra 1 công, công được tính bằng công thức: A = F.s.

(đơn vị tính A là Jun, F là Niutơn, s là mét).

Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh và nhịp độ lao động.

đáp án, các em khác nghe và nêu ý kiến chỉnh sửa bổ sung.

Đáp án:

Theo thứ tự các chỗ trống cần điền là: co, lực đẩy, lực kéo.

Hoạt động 2:Tìm hiểu sự mỏi cơ:

GV cho HS tổ chức làm thí nghiệm trên máy ghi công đơn giản, hướng dẫn các em tính và ghi kết quả lên bảng 10 SGK.

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của ∇ SGK.

GV gợi ý và hướng dẫn HS dựa vào thí nghiệm tự rút ra đáp án.

1)Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK để rút ra nguyên nhân của sự mỏi cơ.

GV nhận xét, bổ sung và nêu đáp án.

II.Sự mỏi cơ:

Thí nghiệm được tiến hành 2 lần cùng với 1 HS:

-Lần 1: Co ngón tay nhịp nhàng với quả cân 300g, đếm xe co được bao nhiêu lần thì mỏi.

-Lần 2: Cũng với quả cân đó, co với tốc độ tối đa, đếm xem co được bao nhiêu lần thì mỏi và có những biến đổi gì về biên độ co cơ.

HS thảo luận nhóm, cử đại diện phát biểu câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

Co cơ tạo ra tạo ra lực làm vật di chuyển sinh ra công. Khi co cơ để nâng một vật có khối lượng thích hợp với nhịp độ co vừa phải thì công của cơ có trị số lớn nhất.

Khi chạy 1 quãng đường dài ta cảm thấy mỏi mệt vì cơ làm việc quá sức dẫn đến mỏi cơ.

2.Biện pháp chống mỏi cơ:

GV cho HS thực hiện ∇ SGK, gợi ý và hướng dẫn các em tự nêu ra đáp án.

nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ, các em khác bổ sung.

Đáp án:

Sự o xi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự mỏi cơ, đồng thời sản sinh ra Nhiệt và chất thải là khí cacbonic (CO2).

Nếu lượng o xi cung cấp thiếu, sản phẩm tạo ra trong sự yếm khí (không có o xi) là acid lactic và năng lượng được cung cấp ít acid lactic tích tụ sẽ đầu độc gây mỏi cơ.

HS trao đổi nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời, các nhóm khác bổ sung.

Đáp án:

Biện pháp chống mỏi cơ là ngồi nghỉ ngơi, xoa bóp cho máu đưa tới nhiều o xi, thải nhanh acid lactic ra ngoài.

Hoạt động 3:Tìm hiểu sự luyện tập để rèn luyện cơ:

GV yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận nhóm, trả lời 4 câu hỏi của ∇

SGK.

GV có thể gợi ý bằng cách nêu ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự co cơ và hướng dẫn HS tự nêu ra đáp án của từng câu hỏi.

III.Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ:

HS thảo luận nhóm cử đại diện để trình bày câu trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự co cơ là: thần kinh, thể tích cơ thể, lực co của cơ, khả năng làm việc của cơ.

Những hoạt động giúp cho luyện tập cơ là: thể dục, thể thao và lao động phù hợp với sức lực.

Mọi người cần có chế độ luyện tập cơ hằng ngày một cách đều đặn.

3.Tổng kết:

IV.Kiểm tra:

1.Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào? 2.Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ?

3.Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ?

V.Hướng dẫn học ở nhà:

Học thuộc bài và phần ghi nhớ tóm tắt cuối bài. Học bài và trả lời 4 câu hỏi cuối bài.

Hãy xác định biện pháp luyện tập cơ cho bản thân. Xem và soạn bài tiếp theo trước khi đến lớp.

------

Tuần:6-Tiết:11 Ngày soạn: 21/9/08 Ngày dạy:

BAØI 11.TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNGVỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG. VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG.

A.MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần.

-Học sinh chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.

Học sinh vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể chống các bệnh tật về cơ xương thường xuyên xảy ra ở tuổi thiếu niên.

B.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, làm việc với SGK, thông báo. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

-GV chuẩn bị tranh phóng to hình 11.1-5 SGK trang 37. -Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung bảng 11 SGK. -HS kẻ bảng 11 trang 38 SGK.

D.TIẾN TRÌNH: I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BAØI CŨ:

1.Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

2.Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ? Đáp án:

1.Khi co tạo ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển một quãng đường. Công của cơ được sử dụng trong lao động và vận động.

2.Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ đồng thời sinh r a nhiệt, chất thải và khí cacbonic.

Nếu o xi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu oxi là acid lactic. Acid lactic bị tích tụ gây đầu độc làm mỏi cơ. Cách chữa: nghỉ ngơi, xoa bóp cơ thể.

III.GIẢNG BAØI MỚI: 1.GIỚI THIỆU BAØI:

-Con người có nguồn gốc từ động vật, nhưng đã tiến hóa cao nhất trên thang tiến hóa. Vậy những đặc điểm tiến hóa ở hệ cơ xương của người được thể hiện như thế nào? Cần phải làm gì để bảo vệ hệ vận động? Đó là những nội dung chúng ta sẽ nghiên cứu ở bài hôm nay.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú:

GV treo tranh phóng to hình 11.1-3 SGK, HS quan sát và yêu cầu các em tìm các từ, cụm từ phù hợp điền vào các ô trống để hoàn chỉnh bảng 11 SGK (ghi vào phiếu học tập).

GV theo dõi, gợi ý và hướng dẫn để HS nêu lên đáp án đúng.

I.Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú:

Một số em lên bảng điền vào bảng phụ.

Cả lớp theo dõi phát biểu ý kiến, chỉnh lý, bổ sung

Đáp án:

Sự khác nhau giữa bộ xương người với bộ xương thú là:

Các phần so sánh Ơû người Ơû thú

Tỉ lệ sọ não/ mặt Lồi cằm xương mặt Lớn Phát triển Nhỏ Không có Cột sống

Lồng ngực Cong ở 4 chỗNở sang 2 bên Cong hình cungNở theo chiều lưng-bụng. Xương chậu Xương đùi Xương bàn chân Xương gót Nở rộng Phát triển, khỏe Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm Lớn, phát triển về sau. Hẹp Bình thường

Xương ngón dài, bàn chân phẳng

Nhỏ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú.

GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, lưu ý các em về sự phân hóa của cơ để đáp ứng những hoạt động phức tạp. GV nhận xét, phân tích giúp các em nêu đáp án đúng.

II.Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú:

HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày sự tiến hóa của hệ cơ người, các em khác bổ sung.

Đáp án:

phân hóa khác động vật. Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động thích hợp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. Cơ chân lớn, khỏe, cử động chủ yếu là gấp, duỗi.

Người có tiếng nói phong phú nên cơ vận động lưỡi phát triển, cơ mặt phân hóa giúp người biểu lộ tình cảm

Hoạt động 3: Tìm hiểu vệ sinh hệ vận động:

GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 11.5 SGK để trả lời 2 câu hỏi:

? Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần phải làm gì?

? Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và trong học tập phải chú ý những điểm gì?

GV nhận xét chỉnh sửa và nêu ra đáp án.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH 8 CHUẨN TỪ BÀI 1-13 (Trang 25 -30 )

×