3.3.1 Đai truyền
và nhu cầu đòi hỏi của khách hàng và sự cạnh tranh giữa các hãng với nhau thì đai truyền kim loại ra đời.
Hình 3.7 Cấu tạo của đai truyền.
1. Puli chủ động, 2. Puli bị động, 3 Mô men ma sát của puli bị động, 4. Chiều quay của trục chủ động, 5. Lực kéo đai truyền, 6. Lực tác dụng giữa các phiến thép, 7. Lực căng trục, 8. Lực căng trên dây đai.
Đai truyền kim loại có cấu tạo bao gồm nhiều phiến thép có độ cứng cao và số lượng phiến thép tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai trục truyền động, các phiến thép có góc nghiêng so với mặt vát tạo nên đai hình thang một góc 200, hình 3.9 mô tả cấu tạo của phiến thép. Các phiến thép này nằm trên các vòng thép, vòng thép được làm bằng các lá thép mỏng có chiều dày thường bằng 0.1 mm, ép chặt với nhau, hình 3.8 mô tả cấu tạo của đai truyền. Mô men xoắn được truyền giữa hai trục thông qua lực tác dụng lên dây đai, việc truyền lực như thế được tạo nên bởi áp lực ép từ phiến thép này sang phiến thép kia, đồng thời sự dịch chuyển hướng kính của dây đai kim loại được thực hiện nhờ sự cân bằng của lực ép dây đai trên rãnh bánh đai và lực ép thủy lực hay lò xo. Hệ số ma sát giữa dây đai kim loại và bánh đai nhỏ nên lực ép của cơ cấu thủy lực chỉ cần khoảng 20 KN.
Hình 3.8 Các chi tiết của đai truyền kim loại.