Khách trọ bất lương: loài ong tiểu kiến (La guêpe braconide) luôn luôn đi tìm một

Một phần của tài liệu Sự kỳ lạ của các sinh vật (Trang 32 - 35)

chỗ trú ngụ tốt nhất. Tổ kén của con bướm chẳng hạn. Ngay khi phát hiện, con ong đang có bầu liền đẻ ngay vào kén. Ở đó, với nhiệt độ ấm áp, trứng ong bắt đầu phát triển. Để tỏ lòng biết ơn, ngay từ khi ra đời ong con đã xơi luôn cái tổ kén, từ trong ra ngoài, một cách rất từ từ để nó khỏi chết! Và cuối cùng khi cả hai đã trưởng thành, con sâu cũng biến thành bướm một cách èo uột, thì… mạnh ai nấy đi!

Tuổi Trẻ Online

Thằn lằn bay dùng mào để hấp dẫn bạn tình

Các nhà khoa học Anh cho biết họ đã giải mã được bí ẩn vì sao những con thằn lằn bay cổ đại lại mọc mào ở trên đầu.

Thằn lằn bay với chiếc mào màu vàng rực rỡ và ấn tượng. Ảnh: BBC

Một chiếc sọ hiếm có được tìm thấy ở Brazil cho thấy mào mọc vào thời điểm dậy thì, chứng tỏ nó được dùng để thu hút sự chú ý của phe khác giới.

Các chuyên gia tại Đại học Portsmouth cho biết, thằn lằn bay, thống trị bầu trời vào thời điểm của khủng long, phô trương vật trang sức trên đầu nhằm khêu gợi bạn tình.

Theo nhà cổ sinh vật học Darren Naish, chiếc mào là dấu hiệu của sự trưởng thành tình dục giống như đuôi công để hấp dẫn con cái.

"Nó giống như chiếc mào của một con gà trống khổng lồ với màu sắc sặc sỡ và cấu trúc ấn tượng để phô trương. Có thể chúng cứ lắc qua lắc lại để thu hút bạn tình", Naish nói. Giả thuyết được đưa ra dựa trên chiếc sọ của một loài thằn lằn bay gọi là Tupuxuara, mới được khai quật ở đông bắc Brazil. Đó là một phát hiện hiếm bởi chỉ một vài mẫu vật còn tồn tại trên thế giới và tất cả đều thuộc về con vật trưởng thành.

Các chuyên gia đã kiểm tra sọ và tìm thấy chiếc mào khác vào thời kỳ niên thiếu. Thay vì tạo thành một cái mào hình tam giác lớn kéo dài từ mõm tới sau đầu, thì nó lại gồm 2 miếng. Một mẩu lui về phía sau đầu còn mẩu kia hướng về phía trước mõm. Miếng mào đằng trước phát triển dần về phía sau và nhập lại thành một khi chúng đạt đến tuổi dậy thì.

"Đây là một phát hiện quan trọng bởi nó đã gắn liền sự phát triển mào với sự trưởng thành cơ thể và liên quan tới sex", Naish nói. "Mẫu vật này là vô cùng hiếm và thật thú vị khi khai thác được thêm thông tin về thằn lằn bay".

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hành tinh khác.

Sinh vật sống được gần các miệng phun của núi lửa dưới nước, dưới môi trường vô cùng nóng của đại dương sâu là rất đặc biệt bởi chúng tồn tại nhờ các vi khuẩn sống trong cơ thể chúng. Những vi khuẩn này lấy năng lượng từ chất hydrogen sulphide trong dòng nham thạch.

Theo tiến sĩ Crispin Little giảng dạy về trái đất và môi trường tại trường đại học Leeds, chúng là những sinh vật phát triển nhanh nhất trên hành tinh, một cộng đồng hoàn chỉnh có thể phát triển chỉ trong ba năm.

Ông nói, cộng đồng sinh vật sống tại vùng núi lửa dưới nước phụ thuộc vào hóa địa chất mà không nhờ nguồn năng lượng mặt trời và điều này tách biệt chúng khỏi những sự kiện lớn xảy ra như diệt chủng hàng loạt hay thay đổi khí hậu trên trái đất.

Quá trình lịch sử phát triển của chúng có gốc khác với những những sinh vật sống nhờ sự quang hợp, và có thể tương tự như những sự sống hình thành trên các hành tinh khác. Chúng ta mới biết được rất ít về lịch sử địa chất của những sinh vật này, khi chúng mới được phát hiện khoảng 20 năm trước, đặc biệt là cách thức chúng được hóa thạch.

Tiến sĩ Little và các cộng sự về ngành hóa địa chất đã được cấp một khoản tài trợ để tiến hành thí nghiệm về hóa thạch đáy biển nhằm tìm hiểu quá trình hình thành của sinh vật. Tiến sĩ Little cho biết, họ đã tìm thấy một số hóa thạch sinh vật nhưng chưa biết tại sao

chúng lại nằm ở đó. Theo ông, rất khó lý giải về những hóa thạch mà các nhà khoa học tìm thấy khi chưa tìm hiểu được thêm về chúng.

Để tiến hành thí nghiệm, những mảnh sinh vật tại vùng nham thạch nóng đã được đặt vào một lồng bằng titan tại vùng miệng phun nham thạch ở độ sâu 3,5km dưới đại dương. Tiến sĩ Little sẽ quay trở lại vùng Đông Thái Bình Dương ngoài bờ biển Nam Mỹ trong ba năm tới để xem xét tiến trình tạo hóa thạch của chúng.

Nhân dân ]]>

Một phần của tài liệu Sự kỳ lạ của các sinh vật (Trang 32 - 35)