0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Công tác phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐŨA Ở LỢN NUÔI TẠI XÃ TỰ LẠN - HUYỆN VIỆT YÊN - TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 28 -28 )

Qua quá trình điều tra và nắm bắt tình hình thực tế phát triển sản xuất ngành chăn nuôi thú y của xã Tự Lạn, chúng tôi thấy ngành chăn nuôi của xã

vẫn chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật cao. Các hộ chăn nuôi chủ yếu nhằm hai mục đích chính, đó là đem lại lợi ích kinh tế gia đình và tận dụng nguồn phân bón cho trồng trọt. Việc áp dụng biện pháp thú y chưa được nhân dân thực hiện đúng và thường xuyên, vì vậy dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ cho gia đình, vật nuôi thì chậm lớn, cho năng xuất kém, đặc biệt là chết nhiều do bệnh tật.

Để làm tốt về nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp của Nhà trường và Khoa yêu cầu, đồng thời vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, trên cơ sở những yếu tố thuận lợi và khó khăn của xã Tự Lạn trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi, chúng tôi đề ra những nội dung và phương hướng tập vào lĩnh vực thú y. Đó là:

- Công tác tiêm phòng.

- Công tác chẩn đoán và điều trị.

- Cụng tỏc phòng và chống bệnh kí sinh trùng.

- Cụng tỏc khác: Điều tra tình hình nhiễm giun đũa ở đường tiờu hoá của lợn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y.

* Biện pháp thực hiện

- Đi sâu vào thực tế chăn nuôi ở các hộ gia đình và nắm bắt tình hình chăn nuôi của người dân, tìm hiểu được những diến biến dịch bệnh của đàn gia súc gia cầm.

- Cùng với thú y cơ sở điều tra tình hình dịch bệnh để tiến hành phòng và chống dịch bệnh có hiệu quả.

- Trực tiếp điều tra và điều trị những gia súc, gia cầm bị bệnh.

- Tuyên truyền cho nhân dân xây dựng chuồng trại và vệ sinh môi trường.

* Kết quả công tác phục vụ sản xuất

a. Công tác thú y

 Công tác kiểm tra dịch bệnh

Qua điều tra cơ bản về công tác thú y, chúng tôi thấy trên địa bàn của xã Tự Lạn thường xảy ra một số trường hợp của gia súc gia cầm bị các bệnh sau đây:

+ Tụ huyết trựng: Trõu, bũ, lợn, gà. + Newcastle + Phó thương hàn lợn con. - Các bệnh kí sinh trùng: + Giun đũa: Lợn, bờ, nghộ. + Sán lá gan: Trõu, bũ.

+ Ký sinh trùng đường máu như tiên mao trựng…

 Công tác tiêm phòng

Tiêm phòng là một công việc đặt ra đầu tiên, nó có tầm quan trọng đảm bảo an toàn dịch bệnh cho gia súc gia cầm…là khâu quyết định đến số lượng đàn gia súc. Bởi vậy nếu không được tiến hành triệt để và thường xuyên thì dịch bệnh sẽ liên tiếp xảy ra. Theo phương châm: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để hạn chế đàn gia súc bị chết hàng loạt do các bệnh: Tụ huyết trùng, dịch tả, nhiệt thán, lở mồm long móng, gần đây cũn xảy ra bệnh cúm gia cầm H5N1 và bệnh cúm lợn H1N1 (thuộc chủng A)…. Đây là những bệnh chúng ta điều trị không có hiệu quả, sẽ gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người dân. Hơn nữa tiêm phòng và kiểm tra dịch bệnh thường xuyên và định kỳ giúp chúng ta hạn chế được dịch bệnh xảy ra ở địa phương và tăng thu nhập cho người dân, tăng sản phẩm xuất khẩu, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế.

- Đối với trõu, bũ: Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, liều 2ml/con. Kết quả được 66 con

- Đối với lợn: Tiêm phòng vacxin dịch tả, liều 1ml/con kết quả đạt được 322 con, vacxin tụ huyết trùng liều 2ml/con, kết quả được 347 con

- Đối với gia cầm: Tiêm phòng vacxin cúm gà H5N1, liều 0,3 - 0,5ml/con, kết quả được 640 con.

 Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh là một công việc hết sức quan trọng đối với chăn nuôi, nó đòi hỏi người cán bộ thú y phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, giỏi tay nghề và có kinh nghiệm trong thực tiễn. Có chẩn đoán chính xác thì mới có phương pháp điều trị có kết quả cao. Xuất phát từ nhận thức về vai trò trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong suốt

thời gian thực tập, bằng những kiến thức đã học được, tôi mạnh dạn vận dụng vào trong công việc, đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng giúp cho việc chẩn đoán và điều trị được một số gia súc, gia cầm mắc bệnh

* Bệnh ở lợn: Chẩn đoán và điều trị một số bệnh sau:

- Bệnh lợn con ỉa phân trắng

Triệu chứng: Lợn yếu chậm chạp, bỏ bú, thân nhiệt tăng, lụng xự,///\ niêm mạc nhợt nhạt. Bệnh hay gặp ở lợn con 10-21 ngày tuổi, lợn ốm khát nước, sút cõn nhanh phân lỏng có màu trắng vàng lẫn bọt khí.

Điều trị: Enrotril - 50: 1ml/5kg TT (tiêm bắp), dùng liên tục 3 -5 ngày. Kết quả chúng tôi điều trị cho 12 con khỏi bệnh 11 con.

- Bệnh giun đũa lợn:

Triệu chứng: Lợn gầy sút nhanh, da nhợt nhạt, lụng xự, thỉnh thoảng nôn, lợn tăng trọng kém.

Điều trị: Bio-Ivermectin: 1g/25kgTT (trộn thức ăn hoặc cho nước uống), và thuốc Bio- Levamisol 10% liều dùng 1ml/15 kg TT (tiêm gốc tai).

Kết quả điều trị 22 con khỏi 20 con. - Bệnh tiêu chảy ở lợn

Bệnh này xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của lợn

Triệu chứng: lợn mệt mỏi, bỏ ăn, tiêu chảy, phân có màu vàng, xanh hoặc nõu, cú lẫn nhớt do rối loạn đường tiờu hoỏ và có mùi rất thối, có con bụng chướng to.

Điều trị: Norfacoli liều 1ml/5kg TT, dùng liên tục 3-5 ngày, kết quả điều trị 9 con khỏi cả 9.

* Bệnh ở trâu bò:

- Bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò: Bệnh do trực khuẩn Pasteurella multocida gây ra.

Triệu chứng: Trõu bòsốt cao 40- 410C thở nhanh, ngừng nhai lại, gương mũi khô, niêm mạc mắt đỏ, khó thở, lưỡi thè ra, ở phần gốc lưỡi sưng, chảy nước dãi.

Điều trị: Genta-Tylo: 1ml/5-7kg TT, Kết hợp với các loại thuốc:

+ Mg-Ca: 20ml/ con/ lần/ ngày

Tiờm bắp ngày 1 lần, tiến hành điều trị trong 5 ngày liên tục thì gia súc sẽ hồi phục trở lại.

Kết quả điều trị 4 con khỏi 3 con.

* Bệnh kiết lỵ ở chó:

Triệu chứng: Chó bỏ ăn, uống nước nhiều, phân lỏng có màu hồng, đuôi cong ,con vật gầy sút nhanh.

Điều trị: G-5000: 1ml/5kg TT Kết hợp với loại thuốc: + Atropin sulphat 0,1%: 1ml/kg TT

+ Bcom plex : 1ml/ 5kgTT

Tất cả đều tiêm bắp. Kết quả điều trị 1con khỏi 1.

b. Công tác khuyến nông chăn nuôi

Trong các hộ gia đỡnh chăn nuôi có nhiều hộ gia đình coi nhẹ công tác vệ sinh chuồng trại. Chuồng trại không đảm bảo đủ các điều kiện cho gia súc sinh trưởng và phát triển. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con về phương pháp xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh cho đàn gia súc. Chuồng trại phải đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, ngoài ra phải đảm bảo bền vững để sử dụng được lâu dài.

Trong địa bàn xã Tự Lạn đã có nhiều gia đình mạnh dạn áp dụng các tiến bộ mới trong chăn nuôi. Song bờn cạnh đó vẫn c ũn những hộ duy trì tập quán chăn nuôi lạc hậu là chỉ tận dụng những thức ăn thừa để chăn nuôi, chủ yếu là nuụi lợn lấy phân bón phục vụ ngành trồng trọt. Do thức ăn còn thiếu nhiều chất dinh dưỡng, không cân đối được khẩu phần ăn, nên lợn chậm lớn, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Không những thế, bà con dùng phân tươi chưa qua xử lý tưới cho cây thường dùng làm thức ăn cho lợn, làm tỷ lệ gia súc nhiễm giun rất cao. Trong thời gian thực tập tại địa bàn, tụi đó hướng dẫn cho bà con cách ủ phân diệt trứng giun, làm giảm khả năng lây lan bệnh kí sinh trùng và động viên bà con đầu tư vốn xây dựng chuồng trại một cách khoa học hợp vệ sinh. Ở những hộ chăn nuôi lợn nhiều, lượng phân thải ra lớn, chúng tôi đã khuyến khích chủ hộ nên xây dựng hầm ủ Bioga để vừa xử lý được lượng phân thải ra vừa tận dụng được nguồn khí đốt phục vụ cho sinh hoạt đun nấu hàng ngày.

Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Nội dung Số lượng

(con) Kết quả (An toàn, khỏi) Số lượng Tỷ lệ % * Công tác tiêm phòng - Tụ huyết trùng trâu bò 66 66 100 - Tụ huyết trùng lợn 347 347 100 - Dịch tả lợn 322 322 100 - Cúm gia cầm H5N1 640 640 100 * Chẩn đoán và điều trị - Bệnh lợn con phân trắng 12 11 91,66 - Bệnh tụ huyết trùng trâu bò 4 3 75 - Bệnh tiêu chảy lợn 9 9 100 - Bệnh giun đũa lợn 22 20 90,90 - Bệnh sưng mặt phù đầu ở lợn 10 8 80 - Bênh kiết lị ở chó 1 1 100

4.2. Tình hình nhiễm giun đũa đường tiờu hoỏ của lợn ở một số thôn thuộc xã Tự Lạn- Việt Yên - Bắc Giang.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐŨA Ở LỢN NUÔI TẠI XÃ TỰ LẠN - HUYỆN VIỆT YÊN - TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 28 -28 )

×