CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu Ke hoach bai hoc tuan 7 (Trang 30 - 32)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO

DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO I. MỤC TIÊU :

- HS biết : Vì sao có trận Bạch Đằng .

- Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng . Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc .

- Tự hào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình SGK phóng to . - Phiếu học tập .

- Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Khởi động : (1’) Hát .

2. Bài cũ : (3’) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40 ) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

3. Bài mới : (27’) Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .

b) Các hoạt động :

Hoạt động 1 :

MT : Giúp HS nắm một số nét về tiểu sử Ngô Quyền .

PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .

- Yêu cầu HS điền dấu X vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền trên Phiếu học tập :

+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm ( Hà Tây ) .

+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ .

+ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán .

+ Trước trận Bạch Đằng , Ngô Quyền lên ngôi vua .

Hoạt động lớp , cá nhân .

- Vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền .

Hoạt động 2 :

MT : Giúp HS kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng . PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .

- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn “ Sang đánh nước ta … hoàn toàn thất bại ” để trả lời các câu hỏi sau : + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào ?

+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì ?

+ Trân đánh đã diễn ra như thế nào ?

+ Kết quả trận đánh ra sao ?

Hoạt động lớp , cá nhân .

- Vài em dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng .

Hoạt động 3 :

MT : Giúp HS nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng .

PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .

- Nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận : Sau khi đánh tan quân Nam Hán , Ngô Quyền đã làm gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?

- Tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận : Mùa xuân năm 939 , Ngô Quyền xưng vương , đóng đô ở Cổ Loa . Đất nước được độc lập sau hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ .

Hoạt động lớp .

4. Củng cố : (3’)

- Giáo dục HS tự hào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc .

5. Dặn dò : (1’)

Địa lí (tiết 6)

Một phần của tài liệu Ke hoach bai hoc tuan 7 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w