Hình 3.8. Sơ đồ mạch in khối bàn phím
Chương 4 Mạch chạy mô phỏng.
Tất cả các phần của chương này đã được ghi trong đĩa nộp kèm với thuyết minh đồ án.
Kết luận
Sau một thời gian nỗ lực không ngừng trong học tập cũng như được sự nhiệt tình chỉ bảo của thầy Th.S.Nguyễn Văn Huy cũng như các thầy giáo bộ môn, nhóm chúng em đã hoàn thành được đề tài: “Thiết kế và mô phỏng hệ thống điều khiển đèn giao thông cho ngã tư ”. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân để phục vụ cho chúng em trong quá trình học tập sau này.
Đề tài của chúng em có nhưng ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Ta có thể áp dụng mạch này vào thực tế một cách dễ dàng và thay đổi được
thời gian hoạt đông của các đèn để phù hợp hơn với tình hình giao thông của tưng nơi
- Các chức năng điều khiển bằng tay hoạt động được.
- Việc thiết kế mạch đơn giản và tốn ít chi phí.
Khuyết điểm
- Mạch thiết kế chưa tối ưu.
- Chưa chính xác so với thời gian thực
Với những kết quả đạt được như trên, hệ thống rất hữu ích cho các bạn sinh viên trong việc thực hành trên mô hình thực tế đã triển khai bằng ngôn ngữ C, cũng như qua đó nắm bắt được hê thống cảnh báo và điều khiển giao thông.
Hướng phát triển
- Mỗi chốt giao thông được lắp thêm cảm biến tốc độ, cảm biến cơ để tính được mật độ giao thông và tốc độ của các phương tiện giao thông,
camera để quan sát tình trạng giao thông rồi qua đó sẽ có sự điều khiển giao thông thích hợp.
- Tất cả các chốt giao thông được kết nối về một trạm trung tâm thông qua mạng Internet, WiFi hoặc Wimax. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và điều khiển trung tâm từ máy tính để có thể kết nối các điểm giao thông với nhau để cập nhật dữ liệu đưa ra các quyết định xử lý từ trung tâm.
- Áp dụng thời gian thực vào hệ thống để có thể phát triển hệ thống đưa ra các giờ; Cao điểm, thấp điểm, bình thường và các chiến lược cho hệ thống.
- Trong ngày có nhiều khoảng thời gian (Các bộ điều khiển hiện nay thường chọn 10 khoảng), mỗi khoảng có chiến lược riêng. Ví dụ: Ban đêm, nhấp nháy đèn vàng 2 s: Buổi sáng sớm có 1 chiến lược, lúc cao điểm có một chiến lược.
- Trong một tuần, có 7 ngày có thể có 7 tập hợp các chiến lược khác nhau. Ví dụ: Đầu tuần, người đi vào thành phố nhiều, cuối tuần ... Một năm có 52 tuần, có thể khác nhau theo thống kê. Ví dụ: Mùa hè xe chạy nhiều hơn mùa đông.
- Xây dựng hệ thống thành một sản phẩm hoàn thiện có thể áp dụng được cho tất cả các chốt giao thông.
Cuối cùng em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Th.S.Nguyễn Văn Huy cũng như các thầy giáo bộ môn đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Hệ thống nhúng- Bộ môn kỹ thuật máy tính- Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp- ĐHTN.
2. http://www.picvietnam.com/forum/ 3. http://www.dientuvietnam.net/forums/ 4. http://www.alldatasheet.com/
5. Hướng dẫn sử dụng Orcad cơ bản – Phạm Thái Hòa – Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2008
6. Giáo trình Kỹ thuật điện tử tương tự - Bộ môn kỹ thuật điện tử - Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - ĐHTN