Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty CP Thép HÀ NỘI (Trang 38)

- Từ bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ được chuyển cho kế toán tập hợp giá thành, làm căn cứ để vào sổ tập hợp chi phí sản xuất TK

2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

2.1.3.1 Nội dung

CPSXC là những chi phí cần thiết khác (ngoài CPNVLTT, CPNCTT) phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất,chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền….

CPSXC được tập hợp theo từng phân xưởng, tổ đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được CPSXC theo từng phân xưởng, kế toán tính toán phân bổ CPSXC cho từng đối tượng kế toán trong phân xưởng theo những chi tiết chuẩn phân bổ hợp lý.

2.1.3.2 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 627 - Tập hợp các khoản CPSXC phát sinh trong kỳ

- Các khoản ghi giảm CPSXC.

- Kết chuyển CPSXC phát sinh trong kỳ vào TK 154

- CPSXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào GVHB trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.

2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng tổ, cuối kỳ phân bổ cho các mặt hàng của dàn cán theo tiêu thức là tổng tiền lương của công nhân trực

tiếp sản xuất. Công ty sử dụng TK627 và mở các tài khoản cấp 2 để theo dõi bao gồm các TK:

+ TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK6272: Chi phí NVL dùng trong quản lý + TK6273: Chi phí CCDC

+ TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK6278: Chi phí bằng tiền khác

Chi phí nhân viên phân xưởng:

Công ty trả lương theo thời gian, bao gồm lương chính, phụ cấp và các khoản trích theo lương, như BHXH, BHYT, CPCĐ, cuối tháng phân xưởng lập bảng chấm công gửi lên phòng kế toán Công ty. Kế toán tiền lương căn cứ vào đó để tính lương cho nhân viên tổ và lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng tổ,từng phân xưởng. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành lấy số liệu trên các bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để ghi nợ TK6271. Phần định khoản như sau :

- Nợ TK 6271 19.453.000 Có TK 334 19.453.000 - Nợ TK 6271 6.059.131 Có TK 3382 425.202 Có TK 3383 4.667.223 Có TK 3384 956.705

Chi phí NVL và CCDC dùng trong quản lý phân xưởng

Ở Công ty, công cụ dựng cụ có giá trị nhỏ, phát sinh thường xuyên hàng tháng như găng tay, khẩu trang, mũ, kìm cán, chổi sơn, sơn … hạch toán vào TK6273. Vì vậy khi xuất dùng công cụ dụng cụ để sản xuất, kế toán thực hiện phân bổ một lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ. Cuối tháng căn cứ

vào PXK kế toán NVL sẽ lập bảng phân bổ NVL, CCDC xuất dùng cho từng xí nghiệp, sau đó sẽ chuyển lên cho phòng kế toán chi phí giá thành ghi nợ vào TK6273 tương ứng. Phần hạch toán được định khoản như sau :

- Nợ TK 6273 : 1.219.420

Có TK 153 : 1.219.420

Chi phí khấu hao TSCĐ

Hiện nay theo quy định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành Công ty đã tiến hành trích khấu hao hàng tháng căn cứ vào thời gian sử dụng và nguyên giá TSCĐ. TSCĐ ở Công ty phần lớn là các tài sản cố định có giá trị lớn như nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…

Mức khấu hao TSCĐ hàng năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Mức khấu hao TSCĐ hàng tháng =

Mức khấu hao TSCĐ hàng năm 12

Kế toán giá thành căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ năm (Biểu mẫu 2.15, để xác định chi phí khấu hao TSCĐ trong đơn vị, hàng tháng cho từng xí nghiệp, chi phí này được ghi vào nợ TK 6274.

Nợ TK 6274 : 50.047.715 Có TK 214 : 50.047.715

Công ty CP Thép Hà Nội

Bảng trích khấu hao TSCĐ năm 2011 bộ phận dàn cán

Đơn vị: VNĐ S TT Tên tài sản Tông nguyên gía TSCĐ TSCĐ tăng trong tháng TSCĐ giảm trong tháng Thời gian Sử dụng ( năm ) Khấu hao TSCĐ

Khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại A TSCĐ sản xuất 28.894.708.403 305.017.145 22.156.916.580 6.737.791.820 I.Máy móc thiết bị 20.919.164.53 2 246.319.388 15.193.188.616 5.725.975.920 1 Trạm biến áp 300.000.000 10 2.500.000 283.083.334 16.916.666 2 Máy Iox 107.537.000 0 0 0 0 3 Bánh nắn 951.808.096 5 1.792.283 850.406.669 101.401.427 4 Máy cán thép dàn cán 1 1.069.086.178 10 0 0 0 5 Máy cán thép dàn cán 2 3.028.850.509 10 25.240.421 1.821.484.022 1.207.366.487 6 Lò dầu DC2 970.788.197 10 8.089.902 937.860.681 32.927.516 7 Trạm biến áp, hệ thống điện 2 533.507.000 10 4.445.892 514.101.508 19.405.492 8 Máy cưa thép 937.436.617 5 7.811.972 909.783.460 27.653.157

9 Máy mài lưỡi cưa 12.000.000 10 0 12.000.000 0

10 Máy nén khí 50 HP 432.952.380 10 3.607.937 282.618.600 150.333.780

11 Máy nắn DC2 184.326.895 5 1.536.057 143.484.177 40.842.718

12 Thiết bị phụ trợ 2.796.389.986 5 46.606.500 1.798.209.077 998.180.909

13 Trục cán thép 8.681.305.514 66.437.84 5 144.688.425 6.726.980.928 1.954.324.586

14 Trục răng 124.242.827 5 0 124.242.827 0

15 Máy tiện trục cán 295.600.000 5 0 295.600.000 0

16 Máy nén khí YAMA 493.333.333 10 0 493.333.333 0

II. Nhà cửa vật kiến trúc 7.975.543.871 10 58.697.657 6.963.727.964 1.011.815.907

B TSCĐ văn phòng 2.352.424.399 23.656.084 1.273.906.346 1.078.518.053

1 Ô tô, thiết bị VP 692.061.060 10 5.767.176 494.724.103 197.336.957

2 Ô tô 7 chỗ 486.305.720 5 8.105.095 421.464.957 64.840.763

3 Ô tô tải có cẩu 1.174.057.619 10 9.783.813 357.717.286 816.340.333

C Đất thuê KCN Hiệp Phước 1.152.802.295 2.464.416 0

Cộng 32.399.935.097 66.437.84

0 2.464.416 3.750.000.000 328.673.129 23.430.822.931 8.969.112.160

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của công ty như tiền điện, điện thoại, tiền thuê mặt bằng, chi phí cắt phôi, ăn ca… để phục vụ cho dàn cán. Các khoản chi này được thanh toán qua tiền gửi ngân hang. Căn cứ vào chứng từ liên quan chi phí mua ngoài được ghi nợ vào TK6277.

Cụ thể số liệu tổng hợp về chi phí dịch vụ mua ngoài tháng 12/2012 trên nhật ký chứng từ số 2, hạch toán là : - Nợ TK 6277 47.411.364 Có TK 331 47.411.364 - Nợ TK 6277 3.239.610 Có TK 112 3.239.610 - Nợ TK 6277 21.059.989 Có TK 112 21.059.959 - Nợ TK 6277 22.947.607 Có TK 22.947.607 • Chi phí khác bằng tiền:

Gồm các khoản chi phí chung phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không phụ thuộc các khoản đã kể trên như: giao dịch, phôtô, in ấn, chi phí vận chuyển, chi phí cắt phôi, chi phí lương quản lý… kế toán chi phí sẽ tập hợp và ghi nợ vào tài khoản 6278. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu thực tế để lên giá thành.

Tất cả các chi phí sản xuất chung được tập hợp chi tiết vào sổ Cái TK 627, sau đó kết chuyển vào sổ tập hợp chi phí TK 154 để tính giá thành sản phẩm.

Cụ thể, Số liệu tổng hợp về chi phí bằng tiền tháng 12/2011 trên nhật ký chứng từ số 1 như sau :

Biểu mẫu 2.16 : Nhật ký chứng từ số 1 ( Trích ) Tháng 12/2011

Đơn vị tính : đống

Chứng từ Diễn giải Ghi nợ TK 111 – Ghi có TK

Số Ngày 627 334 Cộng

40

31/12/2011 Trả tiền lương quản lý 19.453.00

0 19.453.000 60 31/12/2011 Chi phí cắt phôi Tháng 12/2011 22.947.607 22.947.607 31/12/2011 Trả tiền mua CCDC 4.250.000 4.250.000 31/12/2011 Chi phí vận chuyển 65.555.363 65.555.363 Céng 73.044.973 19.453.00 0 92.752.970

Căn cứ vào số liệu trên NKCT số 1 lên bảng kê số 4 ghi: Nî TK 627 92.752.970

Có TK 111 73.044.973 Có TK 334 19.453.000

Số liệu tổng hợp của bảng kê số 4 tập hợp bên Nợ TK 627 được dùng để ghi vào nhật ký chứng từ số 7 – Phần 1 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp.

Số liệu tổng cộng của NKCT số 7 này được ghi vào sổ cái TK 627.

2.1.3.4 Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty CP Thép HÀ NỘI (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w