HẾT LÒNG VÌ MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Thành công vượt trội Kiến thức khoa học về sự giàu có và hạnh phúc (Trang 113)

Bước thứ nhất đi tới thành công

“Không gì thiết yếu bằng một tinh thần nhất quán quyết theo đuổi mục tiêu.” - Fred Smith, người sáng lập tập đoàn FedEx -

Để thành công trở thành hiện thực, bạn phải biến nó thành một phần cuộc sống của bạn. Sẽ là không đủ nếu chỉ tưởng tượng về mục tiêu như một giấc mơ xa xôi - một sự kiện trong tương lai mà ta mơ ước một ngày nào đó sẽ đến. Nếu bạn có kế hoạch tiến thân bạn phải tận tâm với kế hoạch đó. Nếu không có đủ sự chú tâm thì ý định của bạn sẽ trở nên trống rỗng. Lúc đó, nhận thức của bạn sẽ không thể có đủ lực giúp biến ý định trở thành hiện thực.

Đây là một yêu cầu của Quy luật Biểu hiện, vì nếu bạn muốn tạo ra một điều gì đó rõ ràng trong cuộc sống, bạn phải có nhận thức thật sự. Ý định thận trọng của bạn là sự liên kết tới năng lượng sáng tạo của vũ trụ, sự truyền dẫn từ tư duy đến hiện thực. Nếu bạn không thể tập trung theo đuổi mục tiêu, ý định của bạn sẽ bị gián đoạn, băn khoăn trước nhiều sự lựa chọn, khiến bạn cảm thấy khó khăn để đạt được điều mình mong ước nhất.

Một nhận thức sáng tạo có độ tập trung cao cần phải có ba yếu tố sau để đạt được thành công:

1. Một hình ảnh sinh động và trải nghiệm về tình cảm của những kết quả mơ ước. Bạn phải có khả năng hình dung rõ ràng được những kết quả cuối cùng, và bạn cũng phải đặt bản thân vào chính giữa hình ảnh đó kèm với những tình cảm vui vẻ hân hoan.

2. Phải hiểu rõ được quy trình chi tiết cần thiết đề theo đuổi mục tiêu của

bạn. Bạn cần phải biết được chính xác điều gì sẽ dẫn tới những kết quả mà bạn mong muốn.

3. Sự tự nguyện hoàn toàn để tận tâm đối với cả quá trình và mục tiêu – dù đó là thời gian, sự nỗ lực, sự tập trung hay ưu tiên. Sự tận tâm ở đây chính là quyết tâm ưu

tiên ước mơ lên trên thói quen, sự sao nhãng, sợ hãi, nghiện ngập…

Cuộc sống thường hay gạt các mục tiêu của chúng ta ra ngoài bức tranh toàn cảnh. Chúng ta thường hay bị sao nhãng bởi những yêu cầu thói quen và sự quyến rũ của chính bản thân chúng ta. Trên thực tế, cuộc sống thường nhật của chúng ta thường theo một lối mòn, từ giờ giấc thức dậy, bữa điểm tâm tới những hoạt động sau giờ làm

và khi rảnh rỗi. Cuối cùng, các hình thức đó lại thống trị cuộc sống của chúng ta, ăn sâu vào tiềm thức.

Theo cách đó, chúng ta mắc kẹt trong thói quen hàng ngày, và nếu ngay từ đầu đã không có mục tiêu thì thật khó để có thể thêm những hoạt động khác vào, cho dù ta có nhiều thời gian rảnh đi chăng nữa. Chúng ta nghĩ cần phải có chúng để qua ngày, nhưng có thể chúng ta lại thật sự phải sử dụng chúng để bỏ qua những đòi hỏi của mục tiêu hay ước mơ.

Ví dụ, tôi có người bạn muốn mở một công ty tư vấn. Anh ấy rất căng thẳng về công việc hiện tại nhưng lại không muốn bỏ chừng nào công việc mới này hình thành và bắt đầu khai trương. Anh ấy có thói quen ghé vào làm vài cốc bia trên đường về sau khi kết thúc công việc, rồi mua thức ăn mang về nhà, rồi vừa ăn vừa xem và ngủ luôn trên ghế.

Vì sống một mình nên điều đó có vẻ không ảnh hưởng lắm, cho tới khi anh muốn có sự thay đổi trong công việc. Anh ta hiểu rằng cần sử dụng thời gian rảnh rỗi vào buổi tối để chuẩn bị cho công ty mới của anh, nhưng anh ta bị vướng vào thói quen sau giờ làm khiến anh chưa thể bắt đầu. Anh ta thường tự nhủ rằng mình sẽ bắt đầu vào ngày mai, nhưng rồi ngày nào cũng vậy.

Khi anh đến nói chuyện với tôi về điều đó, tôi bảo anh xem vấn đề thực sự của anh là gì và viết ra danh sách chi tiết lý do để hành động hướng tới mục tiêu của anh. Chúng tôi cũng đưa ra một thời gian biểu giúp anh dần dần bỏ được thói quen hàng ngày của anh. Anh bắt đầu bằng cách không ghé vào quán và dành thời gian chuẩn bị cho kế hoạch của mình.

Dần dần, sự nhiệt tình của anh với dự án càng tăng lên, giúp anh dễ dàng dành nhiều thời gian cho mục tiêu của mình. Anh cho phép bản thân một tuần một lần có thể làm theo thói quen cũ, nhưng cũng không muốn làm như vậy. Anh đã bắt đầu công việc mới của anh và giờ anh đã thích thú những việc anh làm. Anh đã thành công trong việc này và đã phải bỏ đi thói quen đã ăn sâu trong anh.

Chúng ta thường sử dụng thói quen và những điều ta nghiện làm như phương tiện để trốn tránh. Dù có bị ảnh hưởng bởi sự buồn tẻ, căng thẳng, tức giận hay chán nản, chúng ta thường dùng những hành động như ăn uống, xem tivi để làm tăng khoảng cách giữa bản thân với tâm trạng và suy nghĩ. Trải qua thời gian, chúng ta có khuynh hướng gán những định thức cứng nhắc với những hoạt động vui vẻ làm sao nhãng trí óc. Có thể là ăn khi xem, uống bia sau giờ làm hay hút thuốc trong xe, ngày qua ngày, năm này qua năm khác cho tới khi sức mạnh của những thói quen sẽ trở thành chính động lực để duy trì chúng.

Tôi có một anh bạn từ chỗ thỉnh thoảng nhâm nhi một ly kem trước khi đi ngủ giờ đã thành việc anh ta nghiền mỗi tối trong nhiều năm. Cái giá phải trả cho thói quen này là anh ta bị thừa 14 kg và cả thời gian quý giá. Nhiều người đã bị vướng sâu vào những thói quen đến mức họ thường cảm thấy không thoải mái hay bồn chồn khi phải thay đổi. Chưa kể đến việc kiểm soát cuộc sống, những thói quen này điều khiển chúng ta, tạo ra năng lượng trì trệ và nhận thức làm phương hại đến quá trình đạt được thành công.

Chúng ta bị rơi vào cái bẫy này chưa coi những hành động hàng ngày là những sự lựa chọn có ý thức, tạo ra những kết quả thực sự. Những thói quen hay điểm yếu của chúng ta rất dễ trở thành một lối mòn khó thóat. Nhưng hãy nhớ rằng chúng ta có năng lực lựa chọn. Mỗi ngày, ở mỗi thời điểm chúng ta đều có thể lựa chọn trước những quyết định ta đưa ra.

Có một câu chuyện tôi đã được nghe về một thị trấn ở vùng xa xôi hẻo lánh miền bắc Alaska. Ở đó, mùa đông kéo dài tới gần 9 tháng mỗi năm và 3 tháng mùa hè mưa rất nhiều. Ngôi làng nhỏ này liền kề với một ngôi làng khác thậm chí còn xa xôi hơn bằng một con đường đất bẩn thỉu, vào mùa hè thì càng lầy lội. Vào mùa đông, nó trở nên sâu thẳm và mù sương rất khó đi. Để cảnh báo những người đi trên con đường sương giá này, người ta treo một cái biển báo có ghi: “Hãy cẩn thận khi chọn đường, bạn sẽ đến trong 40 dặm tới.”

Sẽ thật tuyệt vời nếu ai đó cũng cho chúng ta một cảnh báo tương tự, ví như “Hãy cẩn thận với thói quen mà bạn lựa chọn, bạn sẽ gặp nó trong 40 năm tới.” Thật dễ khi tiếp tục làm những điều đang làm, khi sống theo thói quen. Nhưng bị sa lầy những thói quen cũ thực sự dẫn đến hậu quả tai hại nếu bạn không loại bỏ và thay thế bằng quyết tâm hướng tới mục tiêu của mình.

• Thường thì theo đuổi một mục tiêu quan trọng đòi hỏi một nỗ lực lớn, có được thành công còn đòi hỏi ở ta nhiều hơn thế nữa. Nó cần nhiều thời gian, sự tập trung và một khát khao lớn để biến mục đích thành ưu tiên số một. Bạn phải sử dụng có ý thức năng lực lựa chọn và biến mục tiêu thành một phần của những thói quen hàng ngày. Rồi những hành động bạn thực thi, những ưu tiên bạn dành cho sẽ trở thành một phần bản chất cuộc sống của bạn.

Dù mục tiêu của bạn là giảm cân, vẽ một kiệt tác, hay sáng lập một công ty, trở thành triệu phú, điều đó sẽ không trở thành hiện thực nếu bạn không quyết tâm biến nó thành ưu tiên trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy phải có một cái nhìn thành thật về sự cống hiến của bạn. Liệu nó có thực sự là sự ưu tiên trong cuộc sống? Nếu không, bạn có sẵn lòng dành thời gian, nỗ lực và hy sinh những điều thiết yếu khác?

Bạn có đủ tận tâm để có được thành công? Trả lời các câu hỏi dưới đây để xác định xem liệu bạn có được những thứ cần thiết để có được thành quả - đó chính là sự tận tâm của bạn với mục tiêu. Viết phần trả lời vào cuốn nhật ký và định kỳ đánh giá lại xem bạn có còn đi đúng hướng không.

1. Cần những điều gì để duy trì lòng tận tâm của bạn nhằm biến mục tiêu thành hiện thực? Những gì bạn có thể làm được thường xuyên?

2. Bạn cần từ bỏ hay thay đổi về mặt nào đó để duy trì lòng tận tâm của mình? Liệt kê những thói quen mà bạn coi là trở ngại và giải thích cần có hành động gì để thay đổi chúng.

3. Làm cách nào để có thể cân bằng ưu tiên này với những điều quan trọng khác trong cuộc sống? Vạch ra một kế hoạch phân bổ thời gian.

Sự tận tâm của bạn giống như một lời hứa với bản thân và tương lai. Hậu quả của việc gạt bỏ phần vô cùng quan trọng này của cuộc sống có thể rất khắc nghiệt vì về bản chất, bạn đang phát đi thông điệp rằng thành công không thực sự quan trọng đối với cuộc sống. Vũ trụ sẽ nhận được thông điệp đó và phản hồi tương ứng. Nhưng nếu bạn đưa mục tiêu trở thành một ưu tiên trong cuộc sống và khiến bản thân phấn khích khi thực hiện được nhiệm vụ đó, thì lòng đam mê của bạn sẽ thu hút mọi sự hỗ trợ từ thế giới quanh bạn. Vì thế, hãy giữ được sự tận tâm trong từng bước tiến.

NHỮNG KHẲNG ĐỊNH

CHO SỰ TẬN TÂM THẬT SỰ

• Tôi quyết tâm thành công. Hàng ngày tôi đều dành ưu tiên cho những mục tiêu của mình.

• Mục tiêu của tôi đã đang được định hình trong trường năng lượng của tôi. Tôi có thể nhận thấy nó rõ ràng và thậm chí ngay từ bây giờ nó đã trở thành một phần của quá trình tạo ra nhận thức của bản thân tôi.

• Tôi sẵn lòng hết lòng dành thời gian, sự nỗ lực cần thiết cho quá trình đạt được mục tiêu.

• Tôi đã tạo được sự cân bằng trong cuộc sống. Tôi đã có thể đưa được những mục tiêu của mình vào công việc hàng ngày.

• Tôi vui vẻ theo đuổi mục tiêu của mình cho dù nó mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa.

Một phần của tài liệu Thành công vượt trội Kiến thức khoa học về sự giàu có và hạnh phúc (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w