VÌ SAO DÂY TÓC ĐÈN ĐIỆN PHẢI LÀM BẰNG THAN HOẶC VONFRA M?

Một phần của tài liệu SKKN Giải thích định tính các hiện tượng Quang học trong vật lý THPT (Trang 31)

Dây tóc nhờ dòng điện nung nóng sẽ bức xạ ánh sáng. Để làm dây tóc đèn cần chọn chất rắn nào bức xạ mạnh nhất khi nung nóng, đồng thời có điểm nóng chảy cao. Người ta thấy rằng, ở cùng một nhiệt độ nung, vật càng đen càng bức xạ mạnh ; vật đen tuyệt đối bức xạ mạnh nhất. Trong thực tế những vật đen tuyệt đối rất hiếm. Than, mồ hóng, bột bạch kim chỉ là những vật xám. Dùng những vật xám này làm dây tóc đèn cũng tốt. Khi chưa tìm được kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao như vonfram, tantali, ôtxmi... người ta đã dùng than làm dây tóc đèn điện.

Nhược điểm của bóng đèn điện dây than là ở nhiệt độ cao quá 20000K, than sẽ bốc hơi mạnh và phủ đen bóng thuỷ tinh. Do đó, dùng than làm dây tóc, người ta

chỉ chế tạo được loại bóng điện công suất nhỏ. Nhược điểm thứ hai là do nhiệt độ nung thấp, phần lớn năng lượng bức xạ ở vùng hồng ngoại. Đối với vật đen, phải nung tới 60000K mới có bứcc xạ mạnh nhất ở vùng vàng lục. Đó là trường hợp Mặt Trời. Đèn sợi than, có nhiệt độ cỡ 20000K chỉ cho ánh sáng ngả nhiều về màu đỏ. Những kim loại hoặc ôxyt kim loại thường có tính bức xạ lọc lựa. Đối với chúng, năng suất phát xạ (hoặc hấp thụ) phụ thuộc vào bước sóng. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại, khi nung nóng tới nhiệt độ 20000K nó có năng suất phát xạ ở vùng ánh sáng nhìn thấy lớn hơn ở vùng hồng ngoại nhiều. Ở cùng một nhiệt độ, bức xạ của vonfram tương đối ít đỏ hơn bức xạ của than (hoặc các vật xám). Vì những lý do đó, vonfram được dùng phổ biến làm dây tóc đèn điện hiện nay.

Một phần của tài liệu SKKN Giải thích định tính các hiện tượng Quang học trong vật lý THPT (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w