Nam trong thời gian tới
3.2.1 Quản lý ngân sách nhà nước
Giữ vững đường biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị trên các địa bàn tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất, các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tốt chính sách tích lũy vốn, nhất là vấn đề tiết kiệm trong dân cư và xã hội. Đây là một giải pháp quan trọng và thiết thực. Vấn đề tiết kiệm, đầu tư bền vững nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất theo hướng mọi người dân có vốn đều được tự do đăng ký sản xuất kinh doanh theo pháp luật, cần cụ thể hóa và vận dụng các chính sách của nhà nước vào điều kiện cụ thể của mình trên cơ sở luật pháp về chế độ chính sách chung của nhà nước.
Tăng hiệu quả đầu tư bằng cách có chính sách đầu tư đúng đắn có cơ sở kinh tế cho các nghành công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên cho các công trình trọng điểm phục vụ chung cho kinh tế - xã hội của quốc gia. Doanh nghiệp nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN.
Tăng cường công tác quản lý và khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước với quan điểm là thu ngân sách nhà nước trong sự phát triển bền vững, tức là không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó có nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý, vừa đảm bảo ngân sách nhà nước có nguồn thu cao vừa đảm bảo để các đối tượng ngân sách nhà nước có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định được mức
thu tại điểm “ giới hạn tối ưu” không đơn giản mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực…