Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật

Một phần của tài liệu SKKN Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh vật và môi trường, chương trình Sinh học 9 (Trang 26)

- Ý nghĩa đối với thực tiễn đời sống xã hội:

2.Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật

* Nhiều loài sinh vật chỉ có thể sống ở vùng ấm áp (vùng nhiệt đới) và cũng có những loài sống ở nơi giá lạnh (vùng đới lạnh). Khi di chuyển những sinh vật đó từ nơi ấm đến nơi lạnh hoặc ngược lại thì khả năng sống của chúng bị giảm và có thể không sống được. Qua đây có thể nói rằng nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật

* Thực vật:

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với đặc điểm hình thái của cơ thể

+ Cây sống ở vùng nhiệt đới trên bề mặt lá có tầng cutin dày để hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Cây sống ở vùng ôn đới vào mùa đông chồi có vẩy mỏng bao bọc, thân và rễ có các lớp sừng dày để tạo lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh lí của cây

+ Cây ở vùng nhiệt đới khi trời nóng quá thì quá trình thoát hơi nước giảm để tránh bị khô héo.

+ Cây ở vùng ôn đới về mùa đông lạch thường rụng nhiều lá để có tác dụng giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm thoát hơi nước để giữa nhiệt cho cây.

* Động vật:

+ Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau như ở thú có lông ( hươu, gấu, cừu,..) sống ở vùng lạnh có lông dày và dài hơn lông của loài đó nhưng sống ở vùng nóng.

+ Ở chim thú so sánh kích thước cơ thể của các cá thể cùng loài hoặc loài gần nhau phân bố rộng cả ở Bắc và Nam bán cầu thì các cá thể sống nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống nơi nhiệt độ ấm áp chẳng hạn gấu sống ở vùng Bắc cực có kích thước to hơn nhiều so với gấu ở vùng nhiệt đới.

- Ảnh hưởng đến đặc điểm sinh lí cơ thể

+ Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc nhiệt độ quá lạnh bằng cách chui vao hang để ngủ hè hoặc ngủ đông. Đây cũng chinh là biện pháp giảm sự oxi hóa các chất của cơ thể nhằm tiết kiệm năng lượng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và khó kiếm thức ăn.

* Căn cứ và mức độ phụ thuộc của thân nhiệt ( nhiệt độ cơ thể) vào nhiệt độ môi trường sống, người ta phân chia làm 2 nhóm sinh vật là:

- Nhóm sinh vật biến nhiệt:

+ Bao gồm tất cả các sinh vật có thân nhiệt luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường + Thuộc nhóm này có các sinh vật như nấm, thực vật, động vật không xương sống và các loài động vật có xương sống thuộc các lớp: cá lưỡng cư, bò sát.

- Nhóm sinh vật hằng nhiệt ( đằng nhiệt):

+ Bao gồm các sinh vật có nhiệt độ có thể luôn giữ mức ổn định và không biến đổi theo nhiệt độ của môi trường

+ Thuộc nhóm này có các động vật của 2 lớp: chim và thú thuộc ngành động vật có xương sống.

Một phần của tài liệu SKKN Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh vật và môi trường, chương trình Sinh học 9 (Trang 26)